Cựu Tổng thống Obama cũng một thời hỗn chiến với truyền thông

11/09/18, 12:03 Thế giới

Khi cuộc chiến giữa ông Trump với truyền thông dòng chính vẫn tiếp tục căng thẳng, báo chí dường như quên rằng cựu Tổng thống Obama cũng đã từng có cuộc chiến của riêng mình, mặc dù ít được công khai hơn, nhưng đã làm giảm tự do báo chí ở Mỹ.

Cựu Tổng thống Mỹ Obama cũng đã có cuộc chiến với truyền thông suốt 2 nhiệm kỳ của mình. (Ảnh qua Uncyclopedia – Fandom)

Tháng 3/2017, AP đưa tin rằng: Trong năm cuối cùng tại nhiệm, chính quyền ông Obama đã chi 36,2 triệu USD cho chi phí pháp lý, để bảo vệ việc từ chối phát hành các tập tin theo quy định của Đạo luật tự do thông tin (FOIA).

Đó cũng là năm thứ hai liên tiếp chính quyền Obama phá vỡ kỷ lục về số lần công bố với các nhà báo và công dân rằng: Các tập tin không thể tìm thấy sau nhiều lần kiểm tra.

Nó cũng phá vỡ các hồ sơ lưu trữ trong việc từ chối toàn bộ những yêu cầu truy cập vào các tập tin.

Do vậy số lượng các vụ kiện FOIA do tờ New York Times, Trung tâm Liêm chính Công (CPI), AP và nhiều đơn vị khác đệ trình đã tăng trong 4 năm qua, theo một nghiên cứu của Phòng hối đoái Truy cập Ghi chép Giao dịch TRAC tại Đại học Syracuse.

Trong năm đầu tiên lên nắm quyền, ông Obama đã tuyên bố một cuộc chiến với kênh Fox News và nhiều hãng thông tấn bảo thủ khác. Năm 2009, Giám đốc truyền thông Nhà Trắng, ông Anita Dunn nói rằng: Nhà Trắng sẽ “đối xử với (Fox News) theo cách đối xử với đối thủ”.

Câu nói này nghe có vẻ khá quen thuộc? Bởi cựu cố vấn của tổng thống Trump, ông Steve Bannon đã đưa ra tiêu đề này vào ngày 26/1/2017. Ông nói với tờ New York Time rằng, “phương tiện truyền thông ở đây chính là đảng đối lập”, họ “nên biết xấu hổ, nhục nhã, im lặng và dành thời gian lắng nghe”.

Chiến lược gia trưởng của Nhà Trắng Steve Bannon (trái) và Tham mưu trưởng Nhà Trắng Reince Priebus tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ tại National Harbor, Maryland, ngày 23/2. (Ảnh: Mike Theiler/AFP/Getty)

Trước lời tuyên bố này, các hãng thông tấn đã thể hiện sự phẫn nộ của mình và có lẽ họ đã quên đi cuộc chiến của cựu Tổng thống Obama suốt 8 năm tại nhiệm.

Đó là điểm khác biệt giữa tổng thống Trump và ông Obama. Bởi vì cựu Tổng thống không bao giờ để mọi việc đi quá xa như vậy, chỉ với mục đích loại trừ các nhà báo thông qua các cuộc họp báo chí như ông Trump đã làm.

Vào tháng 2/2017, những nhà báo đến từ tờ CNN, Politico, LA Times, BuzzFeed và New York Times đã bị chặn với thư ký báo chí tại Nhà Trắng, ông Sean Spicer.

Nhưng riêng chính quyền Obama lại luôn cố gắng phủ nhận các chi nhánh điều hành của Fox trong năm 2009, khi họ gặp phải sự phản đối từ các hãng thông tấn khác. Bao gồm cả các nhà báo đến từ tờ New York Time và kênh CNN. Nhưng nỗ lực cuối cùng này đã thất bại. Và ta có thể thấy rõ điều đó trên chính các trang tin của phương tiện truyền thông.

Vào ngày 21/1/2009, một ngày sau khi nhậm chức, ông Obama tuyên bố chính quyền của ông sẽ trở thành “chính quyền minh bạch nhất trong lịch sử”. Nhưng sau đó nó đã lập kỷ lục về số lần từ chối yêu cầu FOIA, theo hãng tin AP.

Hầu hết các chuyên gia và các hãng truyền thông bảo thủ đều đồng ý rằng: Quá trình thực hiện mục tiêu cao cả là làm ra một nhiệm kỳ tổng thống “minh bạch nhất” trong lịch sử của ông Obama đã thất bại.

Phóng viên an ninh quốc gia của từ New York Time, ông David Sanger phát biểu trong một báo cáo năm 2013 của Ủy ban bảo vệ các nhà báo (CPJ), cơ quan giám sát báo chí rằng: “Đây là cách quản lý kín đáo nhất, sự kiểm soát kỳ quái nhất mà tôi từng đề cập đến”.

Báo cáo cũng lưu ý rằng chính quyền Obama đã truy tố nhiều leaker (những người làm rò rỉ thông tin) theo Đạo luật gián điệp năm 1917.

Nó được ông Woodrow Wilson ký duyệt. Ông Wilson cũng là người đã đặt bút ký Đạo luật an thần hà khắc năm 1918, một đạo luật nghiêm cấm việc chỉ trích chính phủ Mỹ, đã bị hủy bỏ hai năm sau đó.

Ngoài ra, cựu biên tập viên của tờ Washington Post, ông Editor Leonard Downie đã viết trong báo cáo đặc biệt cho CPJ rằng “cuộc chiến của chính quyền [Obama] về sự rò rỉ và kiểm soát thông tin là thứ tích cực nhất mà tôi đã từng nhìn thấy ở chính quyền Nixon”.

Thời gian qua đã có hàng ngàn hồ sơ điện tử của nhân viên AP bị Bộ Tư Pháp của chính quyền Obama tịch thu vào năm 2013.

Ông cho biết thêm: “Những người bị nghi ngờ đã thảo luận với các phóng viên về bất cứ điều gì mà chính phủ phân loại là bí mật đều có thể bị kiểm tra. Nó bao gồm cả việc kiểm tra phát hiện nói dối và giám sát hồ sơ điện thoại cùng email của họ”.

Rõ ràng đây là một sự khác biệt lớn giữa 8 năm trị vì của ông Obama và chính quyền Trump hiện tại.

Thực tế là “cuộc chiến tranh” của ông Obama đã được tiến hành bí mật. Ta có thể thấy rõ điều này khi năm ngoái chính quyền của ông đã ban hành các tập tin bị kiểm duyệt hoặc phủ nhận hoàn toàn 77% yêu cầu của FOIA, theo hãng AP.

Riêng ông Trump lại công khai chỉ trích báo chí. Hành động này được xem là một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm tăng cường sự ủng hộ cử tri dành cho mình. Nhìn chung những lời chỉ trích đó cho thấy ông là người xem thường hoặc ít nhất là mất niềm tin vào các phương tiện truyền thông.

Trên thực tế AP có rất nhiều lý do để bám lấy việc hàng ngàn hồ sơ điện thoại của nhân viên AP bị Bộ Tư pháp của ông Obama tịch thu vào năm 2013.

Ông Gary Pruitt, Giám đốc điều hành của AP nhận xét rằng cựu tổng thống Obama đã hành động như “thẩm phán, bồi thẩm đoàn và đao phủ” để có bằng được hồ sơ.

Ông Gary Pruitt, Giám đốc điều hành của AP. (Ảnh qua C-Span)

Đồng thời ông Obama cũng đã rời đi sau khi buộc nhà báo bất hợp tác, ông James Risen của tờ New York Time tiết lộ các nguồn tin bí mật cho mình. Điều này đã được ông cố gắng thực hiện trong suốt 7 năm.

Song song đó, chính quyền ông Obama cũng theo dõi kỹ lưỡng các phóng viên Fox News và các email cá nhân của James Rosen. Ngay sau đó ông đã cáo buộc James Rosen là “đồng phạm” để có được 1 lệnh bảo mật phục vụ cho việc theo dõi phóng viên này.

Khác với ông Obama, tổng thống Trump lại đưa mọi thứ lên Twitter để phát sóng các cáo buộc và nhận xét những vấn đề của quốc gia, danh nhân nổi tiếng và cả cách mà truyền thông đối xử với mình.

Khi này ông Trump và người đại diện của mình nói rằng: Việc sử dụng Twitter của ông sẽ loại bỏ sự trung gian bên trong các phương tiện truyền thông chính thống. Nó sẽ giúp cho ông trực tiếp gửi đi thông điệp của mình đến mọi người.

Ông cũng tuyên bố rằng: “Những nguồn tin giả mạo” là “kẻ thù của người Mỹ”.

Đáp trả lại lời của tổng thống, các nhà báo đã so sánh ông Trump với những nhà độc tài phát xít.

Nhưng họ đừng bao giờ giả vờ như không trông thấy ông Obama đã từng đưa mọi chuyện đi xa như vậy.

Vào đầu năm nay cựu tổng thống đã nói với nhà báo Lester Holt của kênh NBC News rằng: Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Hòa cùng với những nhà bình luận “những người như ông Rush Limbaugh” và Fox News đã tạo ra một “cuộc tranh cãi đối lập thực sự mạnh mẽ và tôi nghĩ nó đã gây hại cho đất nước”.

Rõ ràng mặc dù ông Obama không trực tiếp công kích phương tiện truyền thông chính thống như ông Trump, nhưng về cơ bản thông điệp mà họ đưa ra là giống như nhau.

Theo CPJ, ông Obama đã khéo léo định hình câu chuyện của phương tiện truyền thông bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội khi ông vào Nhà Trắng.

“Thay vì tương tác với các nhà báo, chính quyền mới tập trung vào việc tạo ra các trang web và tài khoản truyền thông xã hội cho riêng mình. Nội dung của nó cho thấy dường như sự minh bạch thực sự đang kiểm soát toàn bộ thông điệp”.

Và chúng ta có thể nhìn thấy điều này rõ ràng khi ông Obama hoàn toàn khép kín các sự kiện bên trong Nhà Trắng trước tất cả dân Mỹ, chỉ loại trừ các nhiếp ảnh gia chính thức. Họ là những người đã ghi lại hình ảnh của chính quyền tổng thống Obama trên Instagram.

Trớ trêu thay ông Obama lại được trao giải thưởng  “Minh Bạch” từ một liên minh ủng hộ mình, đó là một sự kiện mà giới báo chí không được mời.

Đến đây có thể thấy rằng, một số hãng truyền thông chính thống đã bỏ qua gáo nước lạnh mà chính quyền Obama tạt vào cái gọi là tự do báo chí. Nhưng vẫn có một số ít người (như ông Downie, Risen, Rosen và những người khác) đã nói về nó, bất chấp việc ông Obama vẫn tiếp tục được miêu tả trong các thuật ngữ hoài cổ lấp lánh ánh sáng.

Trước những cuộc tấn công bằng ngôn ngữ của ông Trump, hiện nay các nhà báo đã được khuyến khích đứng lên chống lại ông, nhưng nhiều người trong số họ đã giữ im lặng trong suốt 2 nhiệm kỳ của ông Obama.

Nhưng câu nói: “Hơi bị muộn!” nên được áp dụng trong trường hợp này.

>>> Hillary van xin quý bà Rothschild tha thứ: “Hãy cho tôi biết tôi đã nợ bà lời ăn năn gì”

>>> Nhiều lý do để Đài Loan không muốn nối gót Hong Kong

Tú Văn, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

    Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

x