Cuộc khủng hoảng nước sạch: Trung Quốc (P.2)

29/12/16, 10:43 Thảm họa

Theo Phật giáo, 4 yếu tố kim – mộc – thủy – hỏa – thổ cấu thành nên vạn vật trong vũ trụ. Tuy nhiên, 1 trong 4 yếu tố này đã bị lạm dụng quá mức tại Trung Quốc , ¼ dân số Trung Quốc không có nước sạch để dùng.

Một người phụ nữ thu thập một mẫu của các “đẫm máu sông” ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam của Trung Quốc, vào ngày 13/ 2011.

PHẦN II: TRUNG QUỐC

Ô nhiễm tràn lan

Báo cáo ở Trung Quốc thường cố gắng tránh làm hình ảnh nhà nước trở nên xấu đi. Tuy nhiên, khi đề cập đến tình trạng bi đát của các nguồn tài nguyên nước tại Trung Quốc, khó có thể dùng từ “tích cực” được.

Các nhà chức trách ước tính khoảng 80% nước ngầm tại Trung Quốc không phù hợp để uống do khu vực đô thị bị ô nhiễm. Họ đánh giá 2/5 các con sông tại Trung Quốc không phù hợp cho nền nông nghiệp và công nghiệp.

Hơn 360 triệu người, chiếm khoảng ¼ dân số đất nước không được tiếp cận với nguồn nước sạch.

Từ năm 1997, tranh chấp nước đã dẫn đến hàng chục cuộc biểu tình mỗi năm.

Nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nguồn nước tại Trung Quốc là do ngành công nghiệp sản xuất hóa chất, phân bón, giấy và quần áo.

Theo 1 báo cáo chính thức, 70% con sông và hồ của Trung Quốc đang bị ô nhiễm mà họ không thể duy trì sự sống của các loài trên biển. Ô nhiễm ở sông Dương Tử, sông dài nhất Trung Quốc, đã gây ra sự tuyệt chủng cá heo Baiji.

Con sông lớn thứ 2 là sông Hoàng Hà, được biết đến như là cái nôi của nền văn minh Trung Quốc. Ngoài ra nó còn được gọi là sông Khổ vì lịch sử lũ lụt tàn phá. Ngày nay, nỗi khổ này đẩy đến các loài khác nhau. 4.000 nhà máy hóa dầu trên bờ biển đã gây ra ô nhiễm vùng nước không có khả năng phục hồi.

Sự khan hiếm nước

Trung Quốc là 1 trong những quốc gia bị stress nước nặng nhất trên thế giới. Dan số tại Trung Quốc chiếm 1/5 dân số thế giới, nhưng ít hơn 7% lượng nước ngọt của nó.

Hầu hết nước, khoảng 80%, được tìm thấy tại phía Nam. Và phía Bắc Trung Quốc có hầu hết các ngành nông nghiệp và sản xuất của quốc gia này, thêm đó là trung tâm thành phố đông dân Bắc Kinh.

Trong khi 1 bản đồ có thể cho thấy hàng trăm con sông và suối chảy vào Bắc Kinh, nhưng trên thực tế hầu như chúng đã khô cạn. Gần đây nhất là vào những năm 1980, nước ngầm của Bắc Kinh được coi là nguồn tài nguyên vô tận, nhưng nó cũng bị bơm nhanh quá mức để kịp thời bổ sung, sau khi giảm 1.000 feet trong 40 năm qua.

Năm 2005, Wang Shucheng, một cựu bộ trưởng tài nguyên nước, Bắc Kinh sẽ cạn kiệt nguồn nước trong vòng 15 năm.

Nỗ lực của chính phủ để cứu vạn tình trạng khan hiếm nước là dự án chuyển đổi Bắc – Nam, 1 hệ thống kênh dài 2.700 dặm, tương đương với vận chuyển nước từ thành phố New York tới Los Angeles.

Dự án được coi là 1 công trình kĩ thuật có uy tín của chính phủ đã bị chỉ trích nặng nề vì chi phí quá cao (81 tỷ USD ) và buộc hàng trăm nghìn người dân địa phương phải di cư.

Năm 2010, hàng nghìn người phản đối ở tỉnh Hồ Bắc khi các quan chức rỡ nhà của người dân mà không có thông báo trước. Những người bị phản đối đã bị bắt giữ.

Chuyên gia môi trường cho biết vận chuyển nước ô nhiễm từ phía Nam sẽ không thể giúp đỡ được phía Bắc. Một quan chức Trung Quốc còn ghi nhận rằng dự án này sẽ tạo ra các vấn đề môi trường mới và “không hề bền vững trên toàn diện”.

Nguồn gốc của tai ương

Hầu hết các vấn đề về nước của Trung Quốc được coi là “di sản” của chính sách Đảng Cộng sản.

Khẩu hiệu vang lên trong thời cai trị của Mao Trạch Đông (1949-1976). Để kết thúc, những con đê được xây dựng trên sông Hoàng Hà nhằm cải thiện vấn đề vận chuyển, và các hồ chứa sông đã được xây dựng ở thượng nguồn. Số lượng các đập tăng tại Trung Quốc từ con số 22 năm 1949 lên đến 87.000 hiện nay.

Chủ nghĩa của Mao tìm cách “vắt kiệt từng giọt nước cuối cùng từ phía Bắc Trung Quốc”, David Pietz, giáo sư lịch sử Trung Quốc.

Nỗ lực non trẻ của Trung Quốc hàng loạt các vấn đề công nghiệp trong cuộc cách mạng Đại nhảy vọt của Mao (1957 – 1962) đã sản xuất ra 1 lượng nước thải và chất thải, các chất gây ô nhiễm chưa qua xử lý ra sông.

Ví dụ: Sông Hải nối liền giữa Thiên Tân và Bắc Kinh, 674 cống nước thải ra 1.162 gallon nước ô nhiễm mỗi giây, làm cho màu nước sông Hải chuyển thành đen, đục, bị mặn và có mùi hôi.

Các quan chức cho biết 2 xưởng nhuộm bất hợp pháp bị phát hiện thải nước nhuộm đỏ vào mạng lưới đường ống thoát nước mưa của thành phố.

Chính sách cải cách của Mao

Những cố gắng cải cách kinh tế và nông nghiệp trong thời kỳ hậu Mao đã làm cho vấn đề về nước của Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn. Ví như các khu công nghiệp mọc như nấm khắp cả nước, nhiều nước hơn nữa bị hao mòn. Do thiếu các quy định về môi trường, chất thải công nghiệp chưa qua xử lý đổ ra sông. Sự gia tăng ô nhiễm và nâng cao tiêu chuẩn sống cũng gây áp lực đối với nông dân Trung Quốc để trồng nhiều thực phẩm hơn nữa. Người dân tranh cãi về việc tiếp cận cấc kênh mương thủy lợi, và sự căng thẳng đã tăng lên trở thành hành động phá hoại ngầm.

Năm 1997, sông Hoàng Hà cuối cùng cũng đầu hàng, hạ lưu sông đã không có dòng chảy trong suốt 230 ngày. Một báo cao năm 2008 của Đại học Sun Yat sen ghi nhận có tới 13.000 đến 21.000 nhà máy hóa dầu trên sông Dương Tử và sông Hoàng Hà xả ra hàng tỷ tấn nước thải mỗi năm.

Sự gia tăng các “ngôi làng ung thư”

Do lượng phân bón hóa học, nước thải chưa qua xử lý, kimloaji nặng và các chất gây ung thư khác thải vào nguồn nước làm xuất hiện nhiều “ngôi làng ung thư”. Một báo cáo điều tra năm 2005 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở một số làng ung thư cao gấp 19-30 lần so với tỷ lệ trung bình của các quốc gia. Mặc dù tin tức về những ngôi làng ung thư dã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1990, chính quyền Trung Quốc chỉ thừa nhận sự tồn tại của hiện tượng này vào năm 2013. Tân Hoa xã, cơ quan truyền thông nhà nước đưa tin, có thể có hơn 400 ngôi làng ung thư. Một ví dụ là làng Yantou, tỉnh Chiết Giang, nơi có tỷ lệ tử vong do ung thư tăng với tốc độ đáng báo động: Từ 20% giai đoạn 1991 – 1995 tăng lên 34% giai đoạn 1996 – 2000; và 55,6% từ 2001 – 2002. Thời điểm của việc gia tăng bệnh ung thư trùng hợp với việc thành lập một nhà máy dược phẩm ở gần ngôi làng.

Giải pháp

Giải pháp cho vấn nạn khủng hoảng nước tại Trung Quốc là một bài tập khó vô tận và thực tế chính trị là điểm khởi đầu cho bất kể hoạt động nào. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Nature Conservancy đã tìm ra 1 cơ hội đó là có ít hơn 6% khối lượng đất của Trung Quốc cung cấp 69% lượng nước. Do đó, đề nghị tập trung hơn cung cấp cho các khu vực đô thị.

Giải pháp nâng cao chất lượng nước cho các lưu vực bao gồm phục hồi rừng, canh tác nông nghiệp hiệu quả hơn và thực hành tốt nhất các bảo tồn khác.

(Còn tiếp)

Theo Epoch Times

 

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x