Cuộc khủng hoảng nước sạch: Sự khơi mào chiến tranh tại Trung Đông (P.3)
Đối với người ngoài, vấn đề Trung Đông dường như chỉ xoay quanh chiến tranh, dầu và nhân quyền. Tuy nhiên, đối với người trong khu vực, nước được xem như chìa khóa cho sự ổn định và bền vững.
8/10 quốc gia tại Trung Đông bị khủng hoảng nước nghiêm trọng. Đây chính là thủ phạm dẫn đến sa mạc hóa, giảm lượng nước ngầm, hạn hán kéo dài, tranh chấp giữa các quốc gia về nước và việc quản lý nước kém – tất cả gộp chung vào một khu vực vốn đã rất căng thẳng.
PHẦN II – TRUNG ĐÔNG
Bản đồ Trung Đông
Nước là chính trị
Tại Trung Đông, chính trị và nước là 2 yếu tố đi liền. Thỏa thuận xuyên biên giới về nước như sự phân chia tài nguyên. Tuy nhiên, theo nhà kinh tế tài nguyên David B. Brooks, khi thỏa thuận chỉ có thể giúp ngăn ngừa xung đột trong thời gian ngắn hạn, nó không thể đảm bảo được sự quản lý nước bền vững và công bằng trong dài hạn.
Tiêu điểm là cuộc xung đột giữa Israel – Palestine. Mùa hè năm 2016, gần 2,8 triệu cư dân Ả Rập thuộc khu Bờ Tây và lãnh đạo địa phương nhiều lần phàn nàn vì không được tiếp cận với nước sạch. Israel đổ lỗi cho Palestine vì không ngồi xuống để đàm phán tìm ra giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng lạc hậu. Theo hiệp định Olso, Israel kiểm soát các nguồn tài nguyên nước. Một ủy ban hòa bình Israel – Palestine chuyên giải quyết các vấn đề này đã không hoạt động trong vòng 5 năm.
Lưu vực sông Jordan
Hệ thống sống Jordan chảy qua Lebanon, Syria, Israel, khu Bờ Tây và Jordan là trọng tâm của những cuộc xung đột giữa các bang dai dẳng về vấn đề nước sạch. Đây được xem như sự khơi mào gây căng thẳng giữa Israel và các nước Ả Rập trong hơn 60 năm qua.
Năm 1953, Israel bắt đầu các dự án National Water Carrier, 1 ống dẫn nước dài hơn 130 km dẫn nước từ biển Galilee ở phía Bắc đến sa mạc Negev thuộc miền Nam. Một thập kỷ sau, khi dự án lớn được hoàn tất, Syria đã cố gắng để ngăn chặn sự thâm nhập một lượng lớn nước của Israel thông qua kế hoạch Headwater Diversion. Israel đã chống đối lại nỗ lực dẫn dòng, đây được chứng minh là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến 6 ngày năm 1967.Tổ chức y tế thế giới đã đặt ra nhu cầu nước tối thiểu cho mỗi người là khoảng 2 lít/ ngày.
Lượng nước cần tăng gấp đôi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như chiến tranh. Để duy trì vệ sinh cá nhân và xử lý thực phẩm, thậm chí là nhiều hơn cần thiết: khoảng 5,3 lít/ngày. Lượng nước tăng lên được dùng cho giặt quần áp và tắm rửa.
Yemen sắp hết thời gian
Mặc dù Yemen không có vấn đề căng thẳng nước như các nước láng giềng, nó có một vấn đề đặc biệt: Thủ đô Sanaa, và các thành phố khác đang gặp nguy hiểm vì thiếu nước trầm trọng.
Hầu hết nước ở Yemen đến từ nguồn nước ngầm. Phương pháp tưới nước truyền thống đều trông chờ vào nguồn nước ngầm này. Tuy nhiên, dân số đô thị đang phát triển và có rất nhiều cây cần nước khiến mực nước ngầm giảm khoảng 2 m mỗi năm.
Sự khó khăn thêm trầm trọng bởi cuộc nội chiến và thảm họa nhân đạo đang diễ ra. ¾ dân số – khoảng 20 triệu người thiếu nước sạch hoặc dùng nước không hợp vệ sinh.
Thuật ngữ “người tị nạn nước” đã được sử dụng để mô tả những gì diễn ra với 2,9 triệu cư dân thủ đô nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn.
Hạn hán và nội chiến tại Syria
Chưa có một cuộc chiến tranh chính thức do nước sạch tại Trung Đông, nhưng chính tình trạng khan hiếm nước đã làm trầm trọng thêm các yếu tố dẫn đến xung đột.
Trong khi cuộc chiến tranh tàn phá ở Syria hiện nay là một vấn đề toàn cầu, mối liên quan giữa hạn hán và xung đột gần đây đã trở thành chủ đề được nhắc đến nhiều hơn cả.
Từ năm 2006 – 2010, Syria bị tấn công bởi một trận hạn hán tồi tệ nhất lịch sử trong vòng 900 năm. Tàn phá chăn nuôi, đẩy giá lương thực tăng cao, ép những người dân từ những vùng đất khô cằn vào thành phố. Dòng người tị nạn nước, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao cùng những căng thẳng khác, thúc đẩy tình trạng bất ổn dân sự và cuối cùng dẫn đến những cuộc chiến tranh.
Cuộc khủng hoảng đã là một phần được tạo ra bởi 1 chính sách vô hình 30 năm trước đó. Năm 1970, Tổng thống Hafez al-Assad (cha của đương kim Tổng thống Bashar al-Assad) đã ra lệnh nền nông nghiệp Syria nên theo cơ chế tự cung tự cấp. Nông dân bắt đầu đào giếng sâu hơn để khai thác nước ngầm cho đến khi các giếng cạn.
Giải pháp
Quản lý nước
Vấn nạn quán lý nước kém cỏi là 1 trong những nguyên nhân gây ra các tai ương của khu vực, nhưng nhiều chuyên gia đồng ý rằng cách tiếp cận thông minh hơn có thể đảo ngược một vài tình hình. Ví dụ, các nghiên cứu cần xác định được rõ số lượng vật nuôi đất có thể đáp ứng. Bảo tồn được khuyến khích thông qua việc sử dụng giá nước. Tại Syria, một trong những dự án tưới nhỏ giọt nhanh chóng được người dân áp dụng vì nó chỉ cần 30% nước để sản xuất hơn 60% nước thu về.
Khử muối
Khử muối là 1 trong những giải pháp hơn 50 năm qua tại Trung Đông. 97% lượng nước trên hành tinh này là nước muối, nó có những ưu và nhược điểm. Thứ nhất, nó chứa năng lượng, do vậy hầu hết các nhà máy được xây dựng tại các quốc gia giàu dầu mỏ như Ả Rập Saudi, Tiểu các Vương quốc Ả Rập…Đối với các quốc gia khác, nước muối được đổ trở lại đại dương gây tổn hại đến các sinh vật biển.
Các nhà nghiên cứu Israel gần đây đã phát triển một hệ thống thẩm thấu ngược khử muối các tác dụng hiệu quả, biện pháp sử dụng màng và lỗ nhỏ cho phép nước đi qua, nhưng các phân tử muối không quá lớn. Hệ thống này đã trở thành cuộc cách mạng tại Israel cung cấp 55% lượng nước cho quốc gia.
Theo Epoch Times