Cuộc đối thoại khiến Hàn Dũ thay đổi thái độ bài xích Phật

29/01/16, 23:35 Cổ Học Tinh Hoa

Hàn Dũ xưa nay một bề ngạo ngược luôn bài xích Phật giáo, nay được Thiền sư Đại Điên giáo hóa, cuối cùng đã phải cúi đầu …

Chuyện Hàn Dũ đến viếng thăm thỉnh giáo hòa thường Đại Điên sau này đã trở thành giai thoại thiên cổ. (Ảnh: Internet)

Hòa thượng Đại Điên (732 – 824), là người Triều Dương, Quảng Đông, pháp danh là Bảo Thông. Vào những năm đầu thời Đường Trinh Nguyên, ông đã đến Triều Châu lập ra Linh Sơn thiền viện, với khoảng hơn một ngàn đệ tử, và sống luôn ở đó cho đến hết đời.

Khi Đại Điên ở Triều Châu đã thuyết phục được đại văn hào Hàn Dũ thay đổi thái độ bài xích Phật. Chuyện Hàn Dũ đến viếng thăm thỉnh giáo hòa thường Đại Điên sau này đã trở thành giai thoại thiên cổ, cũng vì vậy mà mãi cho đến tận bây giờ danh tiếng của hòa thượng Đại Điên đã được nhiều người biết đến.

Đại văn hào Hàn Dũ (768 – 824 ), là người không tin vào Phật Pháp, phản đối Phật giáo. Năm 818, Đường Hiến Tông phái các tăng nhân đến Pháp Môn tự để tiếp nhận Phật cốt. Một năm sau đó di chuyển Phật cốt đến kinh thành Trường An. Hiến Tông ra lệnh, trước tiên mang Phật cốt vào trong cung để cúng bái, sau đó mang đến các chùa chiền trong kinh thành cho tăng ni và người thường cúng bái, chuyện này làm cho triều đình cùng nhân dân đều chấn động.

Vì Hàn Dũ phản đối Phật giáo nên đã viết sớ khuyên ngăn nhà vua không nên nghênh đón Phật cốt. Việc này đã làm cho Hiến Tông vô cùng tức giận nên đã giáng chức và chuyển Hàn Dũ về làm chức quan nhỏ ở Triều Châu.

Hàn Dũ bị giáng chức chuyển về Triều Châu làm thích sứ, lúc đó văn hóa tại Triều Châu vẫn chưa được khai mở, người tri thức rất ít, hầu như không ai có thể cùng ông luận đàm. Hàn Dũ nhàn nhã cô đơn không có chỗ nào giải sầu, cảm thấy rất buồn bực. Ông dâng tấu lên Hoàng thượng xin được trở về kinh đô nhưng đợi mãi không có tin tức gì, nên đã du sơn ngoạn thủy đi tứ xứ để giải nỗi sầu.

Một ngày khi Hàn Dũ đang trèo lên núi Linh Sơn thì gặp hòa thượng Đại Điên. Đại Điên hỏi Hàn Dũ: “Nghe nói sứ quân vì nói thẳng mà phạm thượng, nên mới đến đây làm quan đúng không?”

Hàn Dũ trả lời: “Đúng, trước đây tôi làm hình bộ thị lang ở trong triều, bởi vì khuyên Hoàng thượng không nên đón Phật cốt nên mới bị lưu đến nơi này. Hồi nhỏ rất yếu và có nhiều bệnh tật, bây giờ đã già yếu không biết làm sao có thể sống ở vùng thời tiết khắc nghiệt và buồn tẻ như thế này? Tôi đã dâng tấu xin Hoàng thượng thăng chức, hy vọng sớm được triệu về, nhưng mà đến nay vẫn chưa có tin tức gì”.

Hòa thượng Đại Điên nghe xong, liền nói với Hàn Dũ: “Ta nghe nói, kẻ làm bề tôi không chọn nơi yên mà ở, không lựa thế mà đi. Nay ông bị đuổi cho nên không vui, xu thời mà chạy theo danh, quả không phải là bê tôi trung chánh. Ông là nói lời thẳng thắn trung với vua không đếm xỉa đến thân mình, hay là vì bản thân mình nói càn để chạy theo danh? Nếu là trung với vua chẳng đếm xỉa đến thân mình, thì cớ chi mà phải oán giận cơ chứ?

Vua vì gian tà tranh nước, lo thảo phạt không rảnh tay, chỉ có thể dẹp yên nhưng mầm mống chưa dứt hẳn. Ngay lúc này đây, ông lại muốn phong thiền cáo công để sách loạn thiên hạ, chủ ý là để mình được về triều, ông nhẫn tâm làm được ư!

Còn nữa, do cùng quẫn, bấn loạn rồi cầu khấn quỷ thần là ông không biết Mệnh; náo động thiên hạ nhưng chẳng đếm xỉa, cốt có lợi cho mình là ông không biết Nhân; nói càn để chứng tỏ mình trung, gặp khốn thì uất ức bi lụy là ông không biết Nghĩa; lấy loạn làm trị để cáo với Hoàng thiên là ông không biết Lễ, ấy vậy mà ông vẫn làm”.

Đại Điên còn nói: “Ông đã dâng tấu khuyên Hoàng thượng không nên nghênh đón Phật cốt, không tán thành Hoàng thượng thờ phụng Phật giáo, chắc hẳn là ông đã hiểu rất sâu về Phật giáo, nên mới không tán thành”.

Hàn Dũ nghe xong hòa thượng Đại Điên nói thì cảm thấy rất bất mãn nói: “Phật giáo các ngươi không theo lời của Tiên vương, mà lại nói về pháp sinh tử luân hồi xằng bậy; thân bất lực suốt ngày hành lễ, lừa gạt người ta là có họa phúc báo ứng; không nghĩa quân thần, không tình cha con; không cày mà cũng có lương thực; không dệt mà cũng có áo mặc, đi ngược với đạo của Tiên vương, ta làm sao có thể im lặng không nói?”.

Đại Điên liền hỏi Hàn Dũ: “Ông phê bình Phật giáo như thế cũng không đúng với đạo của Tiên Vương. ‘Không nói nhân nghĩa, không nghĩa quân thần, không tình cha con’ là ông xem ở đoạn nào trong kinh Phật?”

Hàn Dũ trả lời: “Ta đâu có rảnh rỗi mà đọc ba cái sách đó?”

Đại Điên lại nói vơi Hàn Dũ: “Chắc ông biết câu chuyện ‘Chó của vua Nghiêu’! Vua Nghiêu đi qua cửa vô tình giẫm lên chân con chó mà mình nuôi, vì không biết đó là vua Nghiêu, nên con chó cứ nghĩ là kẻ trộm mà sủa không ngừng. Hôm nay ông không đọc kinh Phật, không rành Phật lý, mà tùy tiện công kích Phật giáo, thật là giống với câu chuyện này“.

Hòa thượng Đại Điên nói thêm: “Nay ông cậy mình thông suốt cái học khắp nơi trong thiên hạ, ỷ tài văn chương, nhưng có bằng La Thập trong thời Diêu Tần không? Ông tới lui trong cái biết của mình nhưng có bằng Phật Đồ Trừng trong thời Tấn không? Ông hiểu thấu vạn vật, chẳng động tâm mình nhưng có bằng Bảo Chí trong thời Lương không?

Hàn Dũ im lặng một hồi rồi nói: “Không bằng”.

Đại Điên hòa thượng nói: “Tài của ông đã không bằng họ, người mà họ tôn thờ trái lại ông cho là sai, vậy ông có phải là trí giả hay không? Nay ông khư khư vì bản thân mình, tới lui trong thanh sắc lợi dục, bị phật ý một chút liền phẫn uất bi lụy. Nếu ngay đây ông không chịu đựng được thì khác gì lũ ruồi nhặng tranh cặn bã trong đống đồ dơ kia chứ!”

Khi đó, Hàn Dũ trố mắt không chớp, hào khí tiêu tan, bàng hoàng như đánh mất thứ gì, suy nghĩ một hồi lâu rồi nói: “Hòa thượng có gì chỉ bảo nữa không?”

Đại Điên lại nói: “Hãy vứt bỏ dục vọng, thành tâm, tĩnh thần, nỗ lực nghiên cứu về sự tồn tại của vạn vật, thấu tỏ mệnh trời, sau đó nghe pháp lý của Phật Pháp”.


Bị thuyết phục bởi trí tuệ của thiền sư Đại Điên, Hàn Dũ đã thay đổi thái độ đối với Phật Pháp. (Ảnh: Internet)

Những lời lẽ biện luận sắc bén của hòa thượng Đại Điên đã khiến cho một đại văn hào như Hàn Dũ bội phục tự đáy lòng. Hàn Dũ xưa nay một bề ngạo ngược luôn bài xích Phật giáo, được Thiền sư Đại Điên giáo hóa, từ đó thay đổi thái độ của mình, trở nên đồng tình với Phật giáo. Những bình xét của ông khách quan hơn, lại có mối nhân duyên tốt đẹp với hòa thượng Đại Điên, vấn đáp qua lại rất nhiều. Đến khi rời Triều Châu, ông còn viết tặng thiền sư mấy câu thơ:

“Bộ Lại văn chương soi trời trăng,

Đời trung nghĩa gửi cõi nam hoang;

Bị lời sư núi phen xoay chuyển,

Từ đây đổi ruột lòng trơ gan”.

Trong《Hàn tử ngoại truyện》có nghi lại toàn bộ nhân duyên giữa Hàn Dũ và hòa thượng Đại Điên, có đoạn ghi rằng: “Ngay sau khi gặp được hòa thượng, văn hào cuối cùng cũng phải cúi đầu”.

Hoàng Lỗ Trực đời Tống cũng từng nói: “Sau khi bái kiến hòa thượng Đại Điên, văn của Hàn Dũ đã trở lên xuất tình nhập lý, không còn bài xích Phật nữa”. Vậy mới biết, Phật pháp thâm sâu có thể cảm hóa con người, tâm tình có thể vì thế mà thành khẩn chuyển đổi, dẫu là đá tảng cũng phải biết gật đầu.

Lê Hiếu, dịch từ secretchina.com

 

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x