Cuộc đối đầu giữa New York Times và giới khoa học về việc tiêm phòng cúm
Bài báo gần đây của tờ New York Times kêu gọi độc giả làm theo khuyến cáo tiêm phòng của CDC, chính là một ví dụ điển hình cho việc các phương tiện truyền thông chính thống đang tạo ra phong trào tiêm vắc-xin bằng cách lừa gạt công chúng về những gì giới khoa học nói.
Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã khuyến cáo mọi công dân từ sáu tháng tuổi trở lên, bao gồm cả thai nhi trong bụng mẹ cần phải thực hiện một mũi tiêm định kỳ phòng ngừa virus cúm. Các phương tiện truyền thông chính yếu đã mô tả rõ ràng về khuyến nghị này như một luận cứ vững chắc về khoa học. Tuy nhiên, sự thật đã minh chứng rằng những gì mà chính phủ và giới truyền thông nói cho công chúng biết lại khác hoàn toàn với điều mà các nhà khoa học phát biểu.
Để làm hài lòng các nhà sản xuất vắc xin phục vụ cho chính sách tiêm phòng công cộng, nhiều phương tiện truyền thông đã lừa dối công chúng về những gì các nhà khoa học nói. Một ví dụ điển hình cho nghi vấn này là bài báo trên New York Times vào tháng 1 của Tiến sỹ Nhi khoa Aaron E. Carroll, công tác tại Khoa Y Đại học Indiana và là blogger thường viết bài cho tờ Times. Dưới nhan đề “Tại sao vẫn cần phải tiêm phòng cúm?”, mục đích của Carroll là cố gắng thuyết phục độc giả rằng mặc dù vắc xin phòng ngừa dịch cúm “đặc biệt không hiệu quả”, nhưng mọi người vẫn cần tiêm nó.
Chi tiết về sự lừa dối
Lý lẽ của Carroll là, ở những dịch cúm trong quá khứ, mặc dù không phản ứng tốt với những dòng virus mạnh mẽ hoành hành, vắc xin vẫn mang lại lợi ích to lớn cho xã hội vì sự an toàn phi thường của chúng. Để bảo vệ luận điểm của mình, Carroll dẫn chứng hai nghiên cứu uy tín cộng tác với Cochran, một tổ chức toàn cầu độc lập, chuyên phân tích y khoa tổng hợp và không chịu nhận bất kỳ sự tài trợ của những quỹ công nghiệp.
Theo Carroll, bản đánh giá năm 2010 của Cochran về hiệu quả của việc tiêm phòng cúm đối với sức khoẻ người thành niên chỉ ra, cứ 37 người cần được tiêm chủng thì có một cá nhân hưởng lợi. Và điều này được miêu tả là “Giá trị to lớn cho sức khoẻ cộng đồng”. Cách diễn giải sai lầm này vẫn được công bố năm 2016, Carroll cũng viện dẫn theo sau bản đánh giá năm 2012 của Cochran về hiệu quả vắc xin với sức khoẻ trẻ em, rằng: “Trong số 6 trẻ em từ 6 tuổi trở xuống được tiêm vắc xin chỉ 1 trường hợp bị mắc cúm”. Carroll còn nêu ý kiến rằng giới khoa học đã chứng minh sự nguy hại của vắc xin ngừa cúm là điều “luôn luôn không tồn tại”.
Carroll có thể đã làm cho luận điểm của mình thuyết phục hơn bằng cách trích dẫn con số thực tế từ bản đánh giá năm 2010 của Cochran là 33 chứ không phải 37. Đây là một lỗi rõ ràng mà Carroll mắc phải khi ông lấy nó từ nguồn thông tin thứ cấp, điều đó chỉ ra rằng có thể ông ta chưa bao giờ đọc báo cáo của Cochran. Chúng cũng giúp giải thích sự nhầm lẫn đơn thuần trong việc tìm kiếm con số thực sự của bản đánh giá như mọi người đã chứng kiến.
Với những người mới bắt đầu quan tâm vấn đề này, họ tò mò vì sao Carroll có thể trích dẫn tỷ lệ hiệu quả ước lượng của vắc xin “dưới điều kiện lý tưởng” – khái niệm được nêu khi vắc xin hoàn toàn thích ứng với các dòng virus đang gây bệnh – nhằm góp phần hỗ trợ luận điểm của ông rằng, lợi ích của tiêm phòng vẫn đạt được trong những thời điểm sự thích ứng này yếu kém. Thay vì vậy, tại sao ông không trích lược tỷ lệ hiệu quả ước lượng của vắc xin tương ứng dưới “điều kiện trung bình”, khi mà vắc xin chỉ thích ứng một phần đối với các chủng virus hiện hành?
Câu trả lời rõ ràng nhất là sự nối tiếp của bản đánh giá “100 người cần được chủng ngừa để tránh những triệu chứng cúm” có thể làm phá sản mục đích của ông.
Nhưng đó chỉ là những sự dối trá ban đầu của Carroll. Trong khi ông mô tả bảng đánh giá năm 2010 như thể chính sách công trong việc tiêm ngừa đã được xác minh theo căn cứ khoa học rất đầy đủ, nhưng thật ra các nhà nghiên cứu của dự án Cochran đã có sự phê phán gay gắt với những khuyến cáo của CDC và họ cũng thách thức các giả định cơ bản của lời khuyên này. Họ thấy lý lẽ cơ bản trong lời khuyên của CDC là việc tiêm vắc xin đại trà sẽ có tác dụng: (1) Giảm sự lây truyền của virus, (2) Giảm các biến chứng rủi ro tiềm tàng có thể gây chết người của bệnh cúm. Tuy nhiên, nhận xét của họ là: “Không có bằng chứng cho thấy vắc xin có thể ngăn ngừa sự lây truyền của virus cùng các biến chứng”.
Trong thực tế, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào họ biết có thể đưa ra kết quả “đánh giá khả năng tiêm ngừa vắc xin trong việc làm gián đoạn sự lây lan của bệnh dịch”. Tương tự, không có báo cáo nào có thể cung cấp bất kỳ bằng chứng gì về việc ngăn ngừa biến chứng. Nói cách khác, các nhà nghiên cứu dự án Cochran chưa từng có công trình nghiên cứu nào để đánh giá toàn diện bằng văn bản xem liệu các giả thuyết trong khuyến cáo của CDC có thật sự đúng hay không?
Đây là một mô tả đáng chú ý cho thấy sự thiển cận của một tổ chức và nó xuất phát từ những vấn đề cảm tính nặng về chính trị của việc tiêm vắc xin.
Phớt lờ các cảnh báo
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã xem xét câu hỏi liệu vắc xin có thể ngăn ngừa truyền nhiễm. Trên bài báo ngày 18/01/2018 của Kỷ yếu Hội Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS), các tác giả của một nghiên cứu đã sàng lọc các tình nguyện viên được xác nhận mắc bệnh cúm và lấy mẫu hơi thở của họ. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cái gọi là “Sự liên đới giữa việc tiêm phòng vắc xin lặp đi lặp lại cùng việc gia tăng của virus ở dạng khí”.
Thực tế, các đối tượng được tiêm ngừa vắc xin phòng cúm ở cả hai thời điểm hiện tại và trước đây được ghi nhận là tăng gấp sáu lần virus dạng bọt khí so với khi họ không tiêm phòng ở cả hai giai đoạn.
Một điểm sai lầm nữa của Carroll bị vạch trần trước độc giả của tờ Times gần như được dự đoán trước là, những nhà nghiên cứu của Cochran đã đính kèm các phát hiện của họ về hiệu quả của tiêm phòng vắc xin. Tài liệu được mở đầu bằng tiêu đề “Cảnh Báo” ở góc trên bên phải ngay dưới phần tóm tắt nội dung.
Những cảnh báo của nhóm tác giả nêu lên đánh giá của họ bao gồm nhiều nghiên cứu được tài trợ bởi các doanh nghiệp dược phẩm, trong đó không có gì ngạc nhiên khi những nghiên cứu độc lập lại thiên lệch theo hướng có lợi cho sản phẩm của họ. Những nhà nghiên cứu của Cochran không chỉ cho thấy rằng “chứng cứ đáng tin cậy về vắc xin ngừa cúm là mỏng manh”, mà còn “có bằng chứng về sự vận động rộng rãi để đưa ra các kết luận giả mạo mà ai cũng biết của những nghiên cứu. Nội dung và kết luận của những đánh giá này cần được giải thích dưới ánh sáng của khám phá này”.
Nói cách khác, thậm chí việc phỏng đoán rằng 100 người cần được tiêm vắc xin chỉ để một cá nhân hưởng lợi là một sự lạc quan thái quá.
Trong khi tờ Times khiến chúng ta tin rằng đánh giá Cochran chỉ ra việc tiêm ngừa vắc xin phòng cúm sẽ đem lại “Lợi ích lớn cho sức khoẻ công chúng” thì sự thật kết luận của các tác giả nghiên cứu đến từ phát hiện “Dường như không thể khuyến khích việc tiêm ngừa vắc xin phòng cúm ở người thành niên khoẻ mạnh như một liệu pháp y tế công cộng thông thường”.
Nghiên cứu cộng tác với Cochran trong bản đánh giá được cập nhật của họ năm 2014 thậm chí đã kết luận thẳng thừng hơn, “Kết quả nghiên cứu này không cung cấp bằng chứng cho sự hữu dụng của việc tiêm vắc xin ngừa cúm ở người lớn khoẻ mạnh như một liệu pháp y tế công cộng thông thường”.
Trong khi Times làm chúng ta tin rằng giới khoa học đã khăng khăng khẳng định mối nguy hại từ vắc xin là “luôn luôn không tồn tại”, thì thực tế kết quả phân tích tổng hợp năm 2010 tập trung biểu lộ sự thiếu sót những dữ liệu an toàn. Họ đã thấy “tập hợp những dữ liệu về mối nguy hiểm từ những nghiên cứu ngẫu nhiên là quá nhỏ” và các tác giả nghiên cứu “chỉ trưng ra những mối nguy hiểm cần lưu ý có độ quan trọng thấp hơn hiệu quả đánh giá của vắc xin”. Dù cho những nghiên cứu này không được tài trợ bởi doanh nghiệp, nhưng “chất lượng của những nghiên cứu vắc xin ngừa cúm là thấp”.
Đâu là lợi ích của việc tiêm ngừa?
Quay lại với việc trích dẫn nghiên cứu Cochran lần thứ hai của Carroll, báo cáo năm 2012 đã tìm ra chứng cứ từ các mẫu thử ngẫu nhiên được kiểm soát “cho thấy trong sáu trẻ em dưới sáu tuổi cần được tiêm ngừa vắc xin với sinh phẩm vắc xin đã được làm yếu đi để ngăn ngừa một ca nhiễm cúm”. Tuy nhiên, họ đã một lần cảnh báo rằng phát hiện này cần được giải thích dưới góc độ của “Chứng cứ về sự vận động rộng rãi để đưa ra các kết luận giả mạo mà ai cũng biết của những nghiên cứu”, có xu hướng phô bày những kết quả thuận lợi.
Trong khi Carroll mô tả phát hiện về hiệu quả của vắc xin với trẻ dưới sáu tuổi là “Một lợi ích đáng kinh ngạc trong giới hạn y khoa”, ông ta không coi trọng kết quả nghiên cứu với trẻ dưới hai tuổi, những người mà lợi ích có thể nhận được từ vắc xin là “Có hiệu quả không đáng kể so với giả dược”. Nói cách khác, không có bằng chứng về hiệu quả phòng ngừa cúm của vắc xin với trẻ em nhỏ hơn ba tuổi. Khi nghĩ về thông tin này, nó có thể có ích cho công chúng, nhưng sau đó sự tiết lộ này lại không cân chỉnh với mục đích chính của bài viết, và thật dễ hiểu tại sao Carroll không chọn điều đó để đề cập.
Thêm một sự thật nữa mà Times không nói với độc giả, khác xa với suy nghĩ của giới khoa học, rằng những nguy cơ từ vắc xin “luôn luôn không tồn tại”, nhưng bản đánh giá năm 2012 lại dùng những “dữ liệu vô dụng” với sự an toàn của vắc xin cho trẻ dưới hai tuổi.
Nói cách khác, theo chính nguồn tin của Carroll, vắc xin ngừa cúm chưa được nghiên cứu đúng đắn về sự an toàn với trẻ em từ sáu tháng đến hai tuổi, bất chấp khuyến cáo của CDC về chu trình tiêm ngừa thông thường có nhóm tuổi này.
Trong thực tế, khi các nghiên cứu viên Cochran dự định khảo sát câu hỏi về độ an toàn cũng như tính hiệu quả, sự thiếu vắng các dữ liệu chất lượng cao đã khiến họ không thể làm các phép so sánh độ an toàn. Hơn nữa, các vắc xin ngừa cúm riêng biệt được biết là có “mối liên quan với những nguy hiểm đáng lo ngại như chứng ngủ rũ và sốt co giật”.
Đặc biệt, với những rủi ro đã biết, các tác giả nghiên cứu lưu ý: ”Thật đáng ngạc nhiên khi chỉ tìm thấy một trường hợp vắc xin không bị kích hoạt với trẻ dưới hai tuổi, so với những cảnh báo hiện tại nên tiêm chủng cho trẻ em khoẻ mạnh từ sáu tháng tuổi… Nếu việc tiêm chủng cho trẻ được khuyến cáo như một chính sách sức khoẻ công cộng, các nghiên cứu trên quãng đo rộng sẽ định mức các kết quả quan trọng, và góp phần so sánh trực tiếp các loại vắc xin khi có nhu cầu khẩn cấp”.
Mối đe doạ từ thuỷ ngân
Khuyến cáo của CDC về sản phụ được tiêm phòng cúm là họ có thể bị nhiều chứng nhiễu loạn vì thực tế các ống tiêm đa liều chứa chất bảo quản Thimerosal, chất này chứa phân nửa là ethyl thuỷ ngân. Ethyl thuỷ ngân được biết là thứ chất độc thần kinh gây nghẽn mạch máu não và được tích tụ trong não. Nó cũng có thể đi vào nhau thai và xâm nhập não thai nhi.
Khi vắc xin có phiên bản liều đơn đã loại bỏ Thimerosal, CDC không nhấn mạnh sự khuyến cáo của họ với phụ nữ có thai rằng việc tuỳ chọn phiên bản này sẽ giúp tránh khỏi sự phơi nhiễm của bào thai với những ảnh hưởng độc hại của thuỷ ngân.
Bài viết được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Sức khoẻ Cộng đồng vào tháng 12, 2017 đã nêu “máu không được an toàn với bất kỳ kim loại nặng nào trong suốt thai kỳ” đặc biệt là vì “nhau thai không có năng lực bảo vệ bào thai khỏi những chất độc thần kinh hoặc hầu hết những kim loại nặng khác”. Bài viết nói rõ việc sử dụng vắc xin có thành phần bao gồm chất độc thần kinh là “nguy hiểm, vô trách nhiệm và hiển nhiên cần phải được chấm dứt ngay”.
Đứng vào vạch xuất phát của CDC
Tổng quan, trong khi tờ New York Times khiến chúng ta tin giới khoa học khẳng định việc tiêm phòng vắc xin ngừa cúm “mang lại lợi ích to lớn cho sức khoẻ cộng đồng” và rủi ro là “luôn không tồn tại”, ngay cả khi nguồn thông tin từ các văn bản y khoa đã không tìm thấy bằng chứng khoa học hỗ trợ cho khuyến cáo của CDC và điều đó làm nổi bật hồi chuông báo động về sự thiếu sót những nghiên cứu chất lượng cao bất chấp những mối nguy hiểm đã biết có liên quan với vắc xin.
Thực tế, trong khi New York Times mô tả nghiên cứu phân tích tổng hợp năm 2010 được minh chứng như thể chính sách công thì các nhà nghiên cứu Cochran đã đi xa hơn trong việc cáo buộc CDC đã bóp méo, xuyên tạc khoa học một cách có chủ tâm, có tính toán nhằm phục vụ chính sách cơ quan này.
Trong những ấn bản trước, họ lưu ý “đã có những sai lầm to lớn, đặc biệt là trong các văn kiện chính sách công”. Một ví dụ đặc trưng là họ giới thiệu những phát hiện của mình đã bị các nhân viên y tế công cộng nguỵ tạo để làm thành phần căn bản cho chương trình tiêm phòng cúm phổ thông. Như các nghiên cứu viên Cochran tuyên bố: “Các tác giả của CDC rõ ràng đã không định lượng được việc làm sáng tỏ vấn đề bởi chất lượng của các bằng chứng, nhưng sẵn sàng trích dẫn bất cứ điều gì giúp ích cho học thuyết của họ”.
Có thể rất đáng ngạc nhiên, nhưng The New York Times đã nêu ra những luận điểm dối trá về tính hiệu quả và an toàn của vắc xin ngừa cúm. Và thực tế là đơn giản họ làm theo gương của CDC.
Uniwriter, theo Epoch Times