Có quá nhiều thực phẩm ‘bẩn’? Đừng lo, hãy làm sạch mạch máu của bạn với nước ép lựu
Tương lai của việc phòng ngừa và điều trị bệnh lý tim mạch sẽ không được tìm thấy trong tủ thuốc gia đình của bạn. Thay vào đó, nó sẽ được tìm thấy trong nhà bếp hoặc trên cây trong sân vườn nhà bạn…
Quả lựu được xác định có khả năng ngăn chặn tiến triển bệnh mạch vành
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Atherosclerosis đã chứng minh được rằng, chiết xuất từ quả lựu có thể ngăn ngừa hoặc thậm chí loại bỏ bệnh mạch vành – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh tim mạch. Đặc tính của tính trạng này là sự dày lên của thành mạch do sự tích tụ chất béo được gọi là những mảng xơ vữa động mạch.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu phát hiện chiết xuất từ quả lựu còn mang 7 lợi ích như sau:
– Giảm thiểu quá trình oxy hóa lên tế bào.
– Giảm monocyte chemotactic protein-1, một chất trung gian hóa học có liên quan đến các quá trình viêm nhiễm trên thành động mạch.
– Giảm tích lũy lipid trong cơ tim
– Giảm quá trình thâm nhập của đại thực bào tại cơ tim
– Giảm thiểu tiến trình xơ hóa cơ tim
– Hạn chế phì đại cơ tim
– Giảm các sóng bất thường trên điện tâm đồ.
Bất cứ ai từng ăn lựu hoặc uống nước ép lựu đều có cảm giác khô miệng và nướu răng sau khi ăn, đó là tác dụng của một loại chất làm se. Chất này về mặt hóa học cũng giống với nhiều chất làm se khác, có tác dụng khử trùng và làm khô màng nhầy của tế bào.
Đó là cách giải thích đơn giản nhất lý do vì sao loại quả này có thể làm sạch hệ thống tuần hoàn. Thiên nhiên chắc chắn đã ban tặng những gì tốt đẹp nhất cho chúng ta: nước ép lựu có màu giống như máu và quả lựu lại gần giống như quả tim, vậy nên không có gì ngạc nhiên khi nó là loại trái cây dành cho hệ tim mạch.
Giải thích một cách khoa học thì bởi vì thành động mạch và khoang miệng cùng được lót bằng một lớp tế bào biểu mô, đây là một trong 4 loại mô cơ bản của cơ thể cùng với mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh. Tế bào biểu mô bao phủ toàn bộ lớp ngoài của hệ thống tuần hoàn. Do đó khi bạn cảm thấy miệng mình thoải mái, thì mạch máu cũng “cảm thấy” giống y như vậy.
Thử nghiệm khả năng “làm sạch động mạch” của lựu trên lâm sàng
Một bài báo được xuất bản trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ năm 2004 có tiêu đề: “Sử dụng nước ép lựu trong 3 năm bệnh nhân hẹp động mạch cảnh đã giảm độ dày thành mạch, hạ huyết áp và oxy hóa do LDL (chất béo tỷ trọng thấp)”. Theo đó, các nhà nghiên cứu người Israel đã phát hiện ra rằng việc bệnh nhân sử dụng nước ép lựu trong một năm đã giảm đáng kể các mảng bám tích tụ trên thành động mạch cảnh. Tước đó dù không có triệu chứng nhưng bệnh nhân này đã được xác định là hẹp 70-90% lòng động mạch cảnh trong .
Nghiên cứu còn được thực hiện trên nhóm 19 bệnh nhân gồm 5 nữ 14 nam, không có tiền sử hút thuốc. Các bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên để sử dụng nước ép lựu và giả dược (placebo). Trong đó có 10 người được dùng nước ép lựu và 9 người còn lại dùng Placebo để làm nhóm đối chứng. Nồng độ đường máu và lipid máu của cả nhóm là tương tự nhau và đang được điều trị các nhóm thuốc cùng loại như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn β, thuốc chẹn kênh Canxi để điều trị tăng huyết áp hay thuốc hạ mỡ máu dòng Statin.
Mỗi ngày nhóm 10 bệnh nhân được uống khoảng 240ml nước ép lựu duy trì trong 1 năm, sau đó một nửa đã đồng ý tiếp tục liệu trình đến năm thứ 3.
Kết quả đáng chú ý đã được báo cáo như sau:
Độ dày trung bình thành mạch cảnh chung trái và phải ở những bệnh nhân hẹp nặng đã giảm lần lượt 13, 22, 26 và 35% sau 3, 6, 9 và 12 tháng uống nước ép lựu so với giá trị ban đầu.
Nếu là người trong ngành y, bạn có thể tìm ra được loại dược phẩm nào có thể loại bỏ 13% mảng bám Cholesterol trên thành mạch chỉ trong 3 tháng? Đó hẳn sẽ được giới truyền thông ca ngợi như một thần dược cứu người và thu về hàng tỷ đô la lợi nhuận cho các công ty dược.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra khả năng chống xơ vữa của lựu nhờ các đặc tính tự nhiên sau:
- Giảm trực tiếp hàm lượng cholesterol: Hàm lượng cholesterol trong các tổn thương động mạch cảnh từ hai bệnh nhân sử dụng nước ép lựu thấp hơn so với các bệnh nhân tắc nghẽn động mạch cảnh không sử dụng lần lượt là 20 và 58%. (Hình 3A).
- Giảm các sản phẩm thừa từ quá trình oxy hóa lipid (peroxit lipid): Hàm lượng peroxit lipid thu được từ các bệnh nhân sau liệu trình dùng nước ép lựu trong 3 đến 12 tháng đã giảm đáng kể từ 44%-66% so với các bệnh nhân không sử dụng. (Hình 3B).
- Tăng hàm lượng chất chống oxy hóa tế bào Glutathione: Hàm lượng Glutathione (GSH) được tìm thấy tăng gấp 2,5 lần sau khi tiêu thụ nước ép lựu trong 3 đến 12 tháng. (Hình 3).
- Giảm oxy hóa do mỡ tỷ trọng thấp (LDL): Quá trình tổn thương [thành mạch] do oxy hóa LDL ở cách bệnh nhân tiêu thụ nước ép lựu đã giảm từ 32%-43% so với các bệnh nhân mắc chứng tắc nghẽn mạch cảnh không được sử dụng nước ép lựu. (Hình 3D).
Về cơ bản, những kết quả này không chỉ cho thấy khả năng làm giảm tắc nghẽn trong lòng mạch cảnh của nước ép lựu, mà bản thân những tổn thương còn trở thành những mảng bám ít gây dị ứng nhờ giảm được các phản ứng oxy hóa của lipid, LDL và hàm lượng cholesterol cũng giảm đáng kể.
Đối với y học, đây là một phát hiện mang tính cách mạng, vì hiện tại, sự nguy hiểm của chứng tắc nghẽn mạch máu nói chung chủ yếu được đáng giá qua kích thước tổn thương chứ không quan tâm đến các phản ứng sinh hóa tại tổn thương đó. Điều này phù hợp với một số giả thuyết cho rằng hàm lượng lipoprotein tuyệt đối (tức “cholesterol”) trong máu không thể nói lên chính xác tình trạng xơ vữa động mạch của bệnh nhân.
Ngoài ra, một số thuộc tính có lợi khác của quả lựu đối với sức khỏe tim mạch cũng đã được chứng thực bao gồm:
Chống viêm: Giống như nhiều bệnh thoái hóa mãn tính khác, viêm nhiễm đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý tim mạch. Có tới 5 nghiên cứu được công bố trên GreenMedInfo.com để chỉ ra đặc tính chống viêm của lựu.
Hạ huyết áp: Nước ép lựu có chất ức chế men chuyển angiotensin tự nhiên (thay vì thuốc tổng hợp) và chất tăng cường oxit nitric. Đây là hai chất hóa học quan trọng trong việc ổn định áp lực lòng mạch. Ngoài ra chiết xuất từ lựu còn giàu chất Punicalagin có tác dụng làm giảm sự xáo trộn dòng chảy trong mạch máu.
Chống nhiễm trùng: Sự tích tụ mảng bám trong động mạch thường liên quan đến quá trình nhiễm virus và vi khuẩn thứ phát, bao gồm viêm gan C và Chlamydia pneumoniae. Lựu sở hữu một loạt hoạt chất có đặc tính chống vi khuẩn và virus.
Chống oxy hóa: Một trong những nguyên nhân khiến cho việc lipid máu dẫn đến bệnh tim mạch đó là phản ứng oxy hóa. Ví dụ, mỡ tỉ trọng thấp (LDL) có thể trở nên vô hại nếu nó không bị oxy hóa. Lựu đã được chứng minh là làm giảm các phản ứng oxy hóa trong máu được tính bằng nồng độ chất ứng kích oxy hóa (paraoxonase) trong huyết thanh. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy việc giảm kích ứng do oxy hóa có thể làm giảm tới 44% kích thước các mảng xơ vữa động mạch.
Hoàng An (Theo GreenMedInfo)