Chuyện luân hồi có thật: Cậu bé 6 tuổi nằng nặc đòi đi gặp người cha ở kiếp trước
Đường Giang Sơn khi vừa 6 tuổi thì nằng nặc đòi người nhà dẫn đi thăm người cha từ kiếp trước. Những chuyện cậu nói ra đều khiến người ta phải kinh ngạc.
Năm 2002, tạp chí “Phụ nữ phương Đông” ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã đăng tải một câu chuyện luân hồi cảm động, kể về kiếp trước của anh Đường Giang Sơn, sống ở thị trấn Cảm Thành, thành phố Đông Phương, tỉnh Hải Nam.
Đường Giang Sơn sinh năm 1976, năm 3 tuổi có một hôm đột nhiên cậu nói với cha mẹ rằng: “Con không phải là con của cha mẹ, con kiếp trước tên là Trần Minh, cha kiếp trước của con tên là Tam Đa. Nhà con ở Đam Châu, ở gần biển”.
Nghe đứa bé nói như vậy, cha mẹ cậu cứ nghĩ rằng chỉ là lời nói hồ đồ, linh tinh, hơn nữa Đam Châu nằm ở phía Bắc đảo Hải Nam, cách thành phố Đông Phương hơn 160 km.
Đường Giang Sơn còn nói mình trong thời Cách mạng Văn hóa đã bị người ta dùng dao hại chết, kỳ lạ là phần eo của anh vẫn còn lưu lại vết dao đâm từ kiếp trước này. Và điều khiến người khác cảm thấy ngạc nhiên chính là, Đường Giang Sơn có thể nói lưu loát giọng địa phương ở Đam Châu. Một người ở Đam Châu nói, tiếng địa phương ở Đam Châu và Đông Phương hoàn toàn khác nhau, một đứa trẻ mới mấy tuổi làm sao có thể bắt chước được?
Năm ấy, Đường Giang Sơn vừa được 6 tuổi, liền nằng nặc đòi người nhà dẫ đi thăm người thân ở kiếp trước. Người nhà không tin, cậu liền không chịu ăn uống gì, cuối cùng cha cậu phải chiều theo cậu. Theo lời chỉ dẫn của cậu bé, hai cha con bắt xe đi đến một ngôi nhà ở thôn Hoàng Ngọc, thị trấn Tân Anh, thành phố Đam Châu.
Đường Giang Sơn một mạch tiến đến trước mặt ông lão tên là Trần Tán Anh, nói bằng giọng Đam Châu gọi: “Tam Đa”. Rồi cậu nói mình là Trần Minh, là con của trai của Trần Tán Anh, vào năm 1967 thời Cách mạng Văn hóa đã bị người ta đánh chết. Sau khi chết đã đầu thai đến thị trấn Cảm Thành ở thành phố Đông Phương, giờ đây về tìm gặp lại cha mẹ.
Nghe những lời này, ông lão Trần Tán Anh lúc ấy không biết đối đáp ra sao. Vì thế Đường Giang Sơn bèn kể ra bản thân kiếp trước ngủ ở phòng nào, rồi kể ra từng thứ, từng việc mà mình khi còn sống thích ăn, thích làm… Những điều kể ra quả thật không sai không kém so với sự thật, ông lão Trần Tán Anh vô cùng xúc động, ôm chầm lấy Đường Giang Sơn khóc lớn, và chắc chắn rằng cậu là đứa con trai Trần Minh đầu thai.
Đường Giang Sơn còn kể rằng mình có hai người chị gái, hai em gái và những người bạn bè khác ở trong thôn, thậm chí còn nói cả bạn gái của mình ở kiếp trước tên là Tạ Thụ Hương. Tất cả chuyện này đều được mọi người trong thôn của Trần Minh xác thực là đúng.
Từ đó về sau, Đường Giang Sơn có 2 gia đình, 2 cha mẹ. Anh hàng năm thường lui tới cả hai nơi Đông Phương và Đam Châu. Ông lão Trần Tán Anh và mọi người trong nhà, cũng như mọi người trong thôn đều đối đãi với Đường Giang Sơn như Trần Minh khi xưa. Bởi ông lão Trần Tán Anh không có con trai, Đường Giang Sơn luôn đảm đương trách nhiệm làm con trai của lão, sống rất có hiếu, mãi cho đến năm 1998 ông lão Trần Tán Anh mới qua đời.
Ban biên tập tạp chí “Phụ nữ phương Đông” đầu tiên không tin câu chuyện này, nhưng sau khi điều tra xác minh lặp đi lặp lại nhiều lần, cuối cùng đã phải thừa nhận đây là sự thật, sau đó đã đăng tải công bố câu chuyện tái sinh này.
Theo qi-gong.me