Chuyện chưa kể trong lịch sử (P.2): Khổng Tử

Lão Tử, Khổng Tử và Phật Thích Ca Mâu Ni, 3 vị Thánh giả này giáng sinh vào cùng một thời đại. Đây là sự trùng hợp của lịch sử hay là an bài của Thiên ý? Hãy cùng khám phá những câu chuyện sâu sắc về họ.

(Ảnh: Internet)

Sau khi thời Xuân Thu đã đi qua được 2.500 năm, ngoại trừ Phật gia, không có học phái nào có thể ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Trung Hoa bằng Nho gia và Đạo gia. Bởi vậy, ông tổ của 3 gia phái này là Phật Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử và Lão Tử được người đời sau ngưỡng mộ và sùng bái.

Thật trùng hợp ở chỗ, ngày tháng 3 vị ấy ra đời chênh nhau không quá 20 năm. Theo góc nhìn lịch sử, thì 3 vị ấy là người của cùng một thời đại. Năm 571 Trước công nguyên, ngày 15/2 Lão Tử giáng sinh tại nước Sở, huyện Khổ (nay là huyện Lộc Ấp, Hà Nam). 5 năm sau, ngày 8/4/566 Trước công nguyên Phật Thích Ca Mâu Ni giáng sinh ở Kim Ni Bạc Nhĩ. 15 năm sau, vào ngày 27/8/551 Trước công nguyên, Khổng Tử ra đời tại Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông.

3 vị Thánh giả giáng sinh vào cùng một thời đại, ấy là sự trùng hợp của lịch sử hay là Thiên ý đã an bài như vậy?

Khổng Tử

Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu, tên tự là Trọng Ni, sinh vào nước Lỗ năm 551 trước công nguyên.

Khi lớn lên, Khổng Tử từng làm một chức quan nhỏ chuyên quản lý kho tàng, xuất nạp tiền lương công bằng chuẩn xác. Ông cũng từng đảm nhiệm chức quan nhỏ chuyên quản lý nông trường chăn nuôi, súc vật sinh trưởng rất tốt. Nhờ vậy ông được thăng chức lên làm quan Tư không, chuyên quản lý việc xây dựng công trình. Khổng Tử thân cao 9 xích 6 tấc (xích là đơn vị đo lường cổ Trung Hoa = 1/3 mét), mọi người đều gọi ông là “Người cao lớn”, cho rằng ông là người phi thường.

Sau khi Khổng Tử tới đất Chu học hỏi Lễ nghi trở về lại nước Lỗ, các học trò theo ông học tập dần dần đông lên. Có thể nói Khổng Tử là người thầy tư nhân chuyên thu nhận học trò đầu tiên trong lịch sử giáo dục Trung Quốc. Trước thời ông, trường học hoàn toàn là của nhà nước. Khổng Tử sáng lập ra trường học tư, thu nhận nhiều đồ đệ, đưa giáo dục mở rộng cho bình dân, đem tri thức văn hóa truyền bá cho dân gian, có cống hiến thật to lớn đối với giáo dục thời cổ đại.

Lúc Khổng Tử 35 tuổi tới nước Tề. Tề Cảnh Công thỉnh giáo Khổng Tử về đạo trị nước. Khổng Tử nói: “Quân vương cần phải có phong thái của quân vương, bề tôi cần phải có phong thái của bề tôi, cha cần có phong thái của người cha, con cần có phong thái của con”.

Cảnh Công nghe xong nói: “Cực kỳ đúng! Nếu quân vương không ra quân vương, bề tôi không ra bề tôi, cha không ra cha, con không ra con, thì cho dù có rất nhiều lương thực, ta làm sao có thể ăn được đây!”.

Ngày khác Cảnh Công lại thỉnh giáo Khổng Tử về Đạo lý trị quốc, Khổng Tử nói: “Quản lý quốc gia cần nhất là tiết kiệm chi tiêu, ngăn chặn lãng phí từ gốc rễ”. Cảnh Công nghe xong rất phấn khởi, định đem đất Ni Khê phong thưởng cho Khổng Tử.

Yến Anh khuyên can nói: “Loại nhà Nho này, có thể nói đạo lý, không thể dùng pháp luật mà ràng buộc được họ. Họ cao ngạo tùy hứng, tự cho mình là đúng. Họ coi trọng tang lễ, dốc hết tình cảm bi thương, an táng trọng thể mà không ngại bị khuynh gia bại sản. Họ đi khắp nơi du thuyết, cầu xin quan lộc. Bởi vậy không thể dùng họ để quản lý quốc gia được. Hiện nay Khổng Tử nói về dung mạo phục sức, đặt định lễ tiết thượng triều hạ triều rườm rà, chính là mấy đời người cũng học tập không xong được, cả đời cũng làm không được thông. Nếu Ngài muốn đem bộ những thứ này để thay đổi phong tục của nước Tề, e rằng không phải là biện pháp tốt để dẫn dắt trăm họ”.

Yến Anh khuyên can có hiệu quả. Sau đó Tề Cảnh Công tiếp đãi Khổng Tử rất có lễ độ, nhưng không còn hỏi về những vấn đề có liên quan đến Lễ nữa. Trong số các quan đại phu nước Tề có người muốn mưu hại Khổng Tử. Cảnh Công nói với Khổng Tử: “Ta đã già rồi, không thể bổ nhiệm quan tước cho ông được nữa”. Thế là Khổng Tử rời Tề trở về nước Lỗ.

Tại nước Lỗ, Khổng Tử tuy về mặt chính trị có rất nhiều thành tích, cũng từng làm một vài chuyện lớn, nhưng con đường làm quan không hề trôi chảy. Có lần nhà Vua chủ trì một đại lễ tế Trời, quan đại phu Tam Hoàn cố tình không chia cho ông một khối thịt tế nào. Đó là loại hình phạt nghiêm khắc nhất trong Chế độ Lễ nghi của nhà Chu. Khổng Tử biết con đường làm quan của mình không có hy vọng gì, bèn rời quê nhà đi dạy học bốn phương trời, tuyên truyền những chủ trương chính trị của mình.

Lúc đó Khổng Tử khoảng chừng 50 tuổi. Ông không nề hà khổ nhọc, dùng 13 năm để dẫn dắt học trò chu du các nước, đi du thuyết khắp nơi. Nhưng các nước đều không chấp thuận chủ trương của ông. Năm 63 tuổi, Khổng Tử trở lại nước Lỗ. Cuối cùng nước Lỗ cũng không trọng dụng Khổng Tử, mà Khổng Tử cũng không muốn ra làm quan nữa.

Tuy là một người tuổi đã gần đất xa trời, nhưng ngọn lửa tư tưởng trong 9 năm cuối đời đã phát huy được thành tựu rực rỡ. Khổng Tử dốc lòng thu nhận học trò, biên soạn điển tịch, tạo thành một hệ thống tư tưởng Nho học trong 9 năm cuối đời mình.

Thời đại Khổng Tử, nhà Chu đã suy, Lễ nhạc đã phôi pha, ‘Thi’, ‘Thư’ cũng không còn toàn vẹn nữa. Khổng Tử tìm tòi nghiên cứu chế độ lễ nghi của 3 thời đại Hạ, Thương, Tây Chu, biên định “Thượng thư”, “Lễ ký”. Khổng Tử sau khi từ nước Vệ trở về nước Lỗ, thì bắt đầu đính chính lại Thi Nhạc, khiến cho “Nhã”, “Tụng” đều khôi phục lại được nhạc điệu ban đầu. “Kinh Thi” vốn có 3.000 bài được truyền lại từ thời cổ đại. Đến thời Khổng Tử, ông cắt bỏ những chỗ trùng lặp, lựa chọn trong đó những bài phù hợp cho việc dạy bảo Lễ Nghĩa.

Lúc về già Khổng Tử thích nghiên cứu “Chu Dịch”. Ông giải thích về “Thoán từ”, “Hào từ”, “Quái”, “Văn ngôn”. Khổng Tử đọc Chu Dịch rất siêng năng, đến nỗi sợi dây da trâu buộc sách đã nhiều lần bị mòn đứt. Ông nói: “Để ta sống lâu thêm vài năm nữa, ta có thể nắm vững và giải thích rõ ràng nội dung và đạo lý trong từng câu văn của Chu Dịch”.

Khổng Tử nói: “Quân tử lo lắng nhất chính là sau khi chết không lưu lại được tiếng thơm. Chủ trương của ta không thể thực thi, ta lấy gì để cống hiến cho xã hội và lưu danh hậu thế đây?”. Bèn căn cứ vào các sách lịch sử của nước Lỗ biên soạn ra bộ “Xuân Thu”, trên từ năm Lỗ Ân Công đầu tiên (722 TCN) xuống tới năm Lỗ Ai Công thứ 14 (481 TCN), tổng cộng 12 đời vua nước Lỗ. Lấy nước Lỗ làm trung tâm để biên soạn, tôn thờ Hoàng tộc nhà Chu làm chính thống, lấy sự tích Ân Thương làm tham khảo, mở rộng và phát triển truyền thống các thời đại từ đời Hạ, Thương, Chu, lời văn súc tích uyên thâm.

Cuối cùng Khổng Tử biên soạn xong “Lục Nghệ” là Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân thu. Khổng Tử dùng Thi, Thư, Lễ, Nhạc làm tài liệu giảng dạy học trò, đến học có ước chừng tới 3000 đệ tử, trong đó hiền nhân quân tử có 72 người. Chưa kể nhiều học trò chưa chính thức nhập tịch ở khắp nơi nữa.

Lúc Khổng Tử lâm bệnh, Tử Cống đến thăm viếng thầy. Khổng Tử thở dài, nói: “Thái Sơn sắp đổ rồi, rường cột sắp gãy rồi, người trí tuệ sắp chết rồi!”. Nước mắt chảy dài, nói với Tử Cống: “Thiên hạ từ lâu đã mất đi đạo lý thông thường, không có ai tiếp nhận chủ trương của ta cả …”.

Bảy ngày sau Khổng Tử qua đời, hưởng thọ 73 tuổi, nhằm vào ngày Kỷ Sửu, tháng 4/479 trước công nguyên.

Sách “Luận Ngữ” chính là do đệ tử của Khổng Tử căn cứ theo lời nói và việc làm của ông mà biên soạn thành. Đó là tư liệu trực tiếp nhất để cho chúng ta hôm nay hiểu biết về Khổng Tử. Khổng Tử cho người ta biết thế nào là “Trung dung”, vì đời sau mà đặt định ra quy phạm làm người theo “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”. Ảnh hưởng của ông đối với văn hóa Trung Quốc và cả vùng Đông Nam Á là rất to lớn.

Tư Mã Thiên nói: “Trong kinh ‘Thi’ có câu nói như thế này: ‘Cái giống như núi cao khiến người ta chiêm ngưỡng, cái giống như đại Đạo khiến người ta tuân theo’. Từ xưa tới nay trong thiên hạ, Quân Vương và người tài đức thì có cũng nhiều. Họ khi đang còn sống đều vinh hoa quý hiển, nhưng chết đi rồi thì chẳng còn lại chút gì. Khổng Tử là một người bình dân, nhưng những người đọc sách đều tôn ông làm thầy. Từ Thiên tử, Vương Hầu đến nhân dân cả nước, những ai nói về ‘Lục Nghệ’ thì đều xem học thuyết ấy của Khổng Tử là chuẩn tắc cao nhất. Có thể nói Khổng Tử là một Thánh nhân chí cao vô thượng”.

Theo chanhkien.org

 

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

x