Chuyện bà Sáu Thia: 17 năm dạy bơi miễn phí cho hơn 2.000 trẻ em vùng sông nước

14/08/19, 09:17 Cuộc sống

Dân miền Tây không ai không biết đến bà Sáu Thia, người phụ nữ tốt bụng suốt 17 năm dạy bơi miễn phí cho nhiều trẻ em trong vùng. Năm 2017 danh tiếng của bà đã từng được hãng thông tấn BBC của Anh, bình chọn vào danh sách Top 100 phụ nữ tiêu biểu toàn cầu.

Hưng Thạnh là xã có nhiều kênh rạch nhất nhì miệt Tháp Mười, Đồng Tháp. Nhiều năm trước, tình trạng cha mẹ đi làm, những đứa trẻ ở nhà sẩy chân xuống kênh rạch bị đuối nước không phải là hiếm. Đau thương nhất là những năm có mùa lũ đi qua cũng vô tình cướp đi sinh mạng của nhiều đứa trẻ.

17 năm dạy bơi miễn phí cho hơn 2.000 trẻ em vùng sông nước
17 năm bà Sáu đã dạy bơi miễn phí cho hơn 2.000 trẻ em vùng sông nước. (Ảnh qua Eboi)

Ấy vậy mà từ hồi có các lớp dạy bơi miễn phí của bà Sáu Thia, tình trạng đau lòng này đã chấm dứt với hơn 2.000 trẻ đã có thể tự mình bơi lội.

Người phụ nữ làm thuê, bán vé số… cả đời không muốn lấy chồng

Người phụ nữ da đen nhẻm, sức vóc lực lưỡng như đàn ông, mặc dù đã gần 70 tuổi rồi nhưng trông bà vẫn còn khá khỏe mạnh. Nhiều người thương mến hay gọi bà Sáu Thia, nhưng tên đầy đủ của bà là Trần Thị Kim Thia. 

Bà kể, trước đây, quê bà ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, nhà có đến 9 anh em, bà là út nên được cưng chiều chẳng phải động đến ngón tay ngón chân.

Đến năm 26 tuổi, cha mẹ bà lần lượt qua đời, để nuôi thân bà bắt đầu đi làm thuê rồi lưu lạc đến vùng Tháp Mười lập nghiệp đến nay. Tại đây, bà làm đủ thứ nghề, từ làm cỏ, dặm lúa, đan lục bình, bán vé số đến cả công việc đốn tràm, bốc vác vốn chỉ thuộc về cánh đàn ông. Hễ việc nào kiếm ra tiền là bà lăn xả vào làm. 

Cũng vì cuộc sống khó khăn, phận làm thuê nên bà Thia chẳng dám để ý đến ai dù trước đây cũng từng có người đã đến ngỏ lời. Bà Thia chia sẻ: “Do tôi sống tự lập từ năm 14 tuổi nên tính tình cứng rắn, nói năng không nhẹ nhàng như những cô gái khác. Tuy nhiên, lúc 19 đôi mươi cũng có một hai chàng trai ngỏ lời, nhưng vì thấy hoàn cảnh nghèo, mình tự ti nên ở vậy đến giờ. Cũng nhờ đó, tôi tham gia các công tác xã hội địa phương thuận lợi hơn, nhất là việc dạy bơi cho trẻ em địa phương”.

Cũng vì cuộc sống khó khăn, phận làm thuê nên bà Thia chẳng dám để ý đến ai dù trước đây cũng từng có người đã đến ngỏ lời
Cũng vì cuộc sống khó khăn, phận làm thuê nên bà Thia chẳng dám để ý đến ai dù trước đây cũng từng có người đã đến ngỏ lời. (Ảnh qua 24h)

Khi về lại xã Hưng Thạnh, bà vẫn sống với nghề làm thuê, làm mướn. Để có chỗ ở, bà Thia xin mượn đất của một người dân, cất căn chòi che nắng che mưa, sau này mới được một người tốt bụng cho đất cất nhà ở đến nay.

Đến năm 1992, bà Thia được xã vận động làm cán bộ phụ nữ ấp và mỗi tháng nhận được phụ cấp 200 ngàn đồng. Tuy vậy, nguồn sống chỉ bấy nhiêu thì không đủ nên hàng ngày bà Thia đành ra đại lý lãnh 70 -100 tờ vé số đi bán.

Cuộc sống cô đơn lầm lũi của bà cứ trôi đi một cách buồn bã như thế, mãi cho đến năm 2002, sự nghiệp dạy bơi của bà Sáu Thia mới bắt đầu. Hôm đó, xã Hưng Thạnh triển khai dự án phổ cập bơi cho trẻ, bà Sáu Thia bỗng nhiên cũng được mời làm “huấn luyện viên”

Trước khi tập bơi, bà cho lũ trẻ tập các động tác khởi động cho nóng người trước.
Trước khi tập bơi, bà cho lũ trẻ tập các động tác khởi động cho nóng người trước. (Ảnh qua Dân Trí)
Lũ trẻ đứa nào đứa nấy đều nghe theo bà răm rắp.
Lũ trẻ đứa nào đứa nấy đều nghe theo bà răm rắp. (Ảnh qua Saostar)

Nói về việc đảm nhận nhiệm vụ này và những ngày đầu dạy bơi, bà Thia chia sẻ: “Lúc đầu xã mời mình cũng sợ lắm, bởi không biết bắt đầu từ đâu, dạy thế nào… Tuy nhiên nghĩ đến cảnh hết trẻ em tỉnh này đến nơi khác đuối nước thấy tội vô cùng; trong khi đó mình lại rất yêu mến các cháu. Sau khi nhận lời, tôi được đưa tập huấn hết 3 ngày trên huyện, rồi bắt tay vào dạy bơi cho đến nay”.

Hồ bơi dã chiến

Địa điểm dạy bơi cho những đứa trẻ cũng là do bà Sáu Thia chọn ở các khúc sông cạn trên địa bàn xã. Cứ đến mỗi mùa bơi, hàng ngày, bà phải chạy xe gắn máy hàng cây số từ điểm này qua điểm khác để dạy bơi cho học trò mà không lấy một đồng.

 hàng ngày, bà phải chạy xe gắn máy hàng cây số từ điểm này qua điểm khác để dạy bơi cho học trò mà không lấy một đồng.
Hàng ngày, bà phải chạy xe gắn máy hàng cây số từ điểm này qua điểm khác để dạy bơi cho học trò mà không lấy một đồng. (Ảnh qua Thanh Niên)

Để an toàn cho trẻ, bà Sáu Thia tự mình lặn xuống sông cắm từng cọc tre, bao lưới mùng làm hàng rào xung quanh để biến thành “hồ bơi” dã chiến. “Hồ bơi” của bà dạy có chiều ngang 4m, dài 8m, cao 2m.

Để an toàn cho trẻ, bà Sáu Thia tự mình lặn xuống sông cắm từng cọc tre, bao lưới mùng làm hàng rào xung quanh để biến thành "hồ bơi" dã chiến.
Để an toàn cho trẻ, bà Sáu Thia tự mình lặn xuống sông cắm từng cọc tre, bao lưới mùng làm hàng rào xung quanh để biến thành “hồ bơi” dã chiến. (Ảnh qua Thuonghieucongluan)

“Trước khi cho tụi nhỏ xuống là tôi phải bơi lặn trước kiểm tra xem có gì không để tụi nhỏ không bị đau”, bà Sáu cho biết.

Bà bảo rằng ban đầu việc dạy chỉ ở 1-2 ấp, lượng học sinh dao động 70 – 80 em (tuổi 6-14). Nhưng với sự tận tâm, nhiệt huyết dạy bơi cho trẻ em vùng sâu, thậm chí bà còn đến từng nhà vận động các em ra lớp bơi, dần dần các khóa học bơi miễn phí của bà đông nghẹt, số học sinh tham gia tăng lên gần 200 em/đợt. 

Thời gian mở lớp thường trong dịp hè, nước lũ sắp về. Mỗi buổi học khoảng 1 giờ rưỡi, kéo dài không quá 15 ngày. 

Dù chỉ với kinh nghiệm dạy bơi “miệt vườn”, nhưng bà Sáu “siêu” lắm, trẻ nào không biết bơi, cứ hễ vào tay bà thì nhanh chỉ cần 4 ngày, chậm lắm thì 10 ngày là dạn dĩ bơi ngon lành rồi. Sau khóa học, 100% trẻ nào qua tay bà đều vượt qua kỳ sát hạch của Trung tâm Văn hóa và Thể thao huyện Tháp Mười và được cấp giấy chứng nhận. 

trẻ nào không biết bơi, cứ hễ vào tay bà thì nhanh chỉ cần 4 ngày, chậm lắm thì 10 ngày
Trẻ nào không biết bơi, cứ hễ vào tay bà thì nhanh chỉ cần 4 ngày, chậm lắm thì 10 ngày. (Ảnh qua Dân Trí)

Bà Trần Thị Thu, một phụ huynh có con học bơi, cũng hết lời khen ngợi: “Cô Sáu Thia dạy bơi hay lắm! Không biết có bí quyết gì mà cô dạy thằng con tôi trong 10 ngày đã biết bơi ngon lành. Trước đó, vợ chồng tôi cũng hì hục cắm cây, dạy con đạp nước như cô Sáu nhưng tập suốt một năm trời con tôi vẫn không bơi được”

Bé Đỗ Minh Hiển, học sinh lớp 6 Trường THCS Hưng Thạnh, cũng yêu quý bà Sáu cho hay: “Con học bơi chỗ bà Sáu hồi bảy tuổi. Con xem trên truyền hình thấy các bạn bị đuối nước cũng sợ lắm nên con theo bà Sáu học bơi. Biết bơi thì không sợ đuối nước, lại còn có thể cứu người. Mấy bạn trong lớp con đều do bà Sáu dạy bơi hết”.

Cứ thế tiếng lành đồn xa, tính sơ bộ suốt 17 năm gắn bó với công việc này, bà Thia đã dạy bơi miễn phí cho hơn 2.000 trẻ em ở vùng sâu này. 

Cứ thế tiếng lành đồn xa, tính sơ bộ suốt 17 năm gắn bó với công việc này, bà Thia đã dạy bơi miễn phí cho hơn 2.000 trẻ em ở vùng sâu này. 
Cứ thế tiếng lành đồn xa, tính sơ bộ suốt 17 năm gắn bó với công việc này, bà Thia đã dạy bơi miễn phí cho hơn 2.000 trẻ em ở vùng sâu này. (Ảnh qua 24h)

Tuy vậy, những lúc không dạy bơi thì bà vẫn lấy vé số đi bán, trừ chi phí ăn uống, bà lời được khoảng 200.000 đồng/ngày, đủ trang trải cho cuộc sống đơn côi. Ấy vậy mà khi đến hè, bà Sáu Thia không ngần ngại bỏ công việc của mình để dạy bơi miễn phí cho bọn trẻ. Có phụ huynh tỏ lòng biết ơn đã gửi tiền cho bà, xem như học phí nhưng bà nhất quyết không nhận. Thấy vậy, xã đã hỗ trợ bà mỗi điểm dạy 300.000 đồng.

“Tôi coi ti vi thấy nhiều trường hợp trẻ em chết đuối mà thương lắm. Nên tôi muốn dạy mấy đứa nhỏ biết bơi để chúng tự bảo vệ mình được chứ đâu vì chuyện tiền bạc”, bà Sáu Thia bày tỏ.

Bà Sáu dạy bơi cho trẻ vì tình yêu thương chứ 1 đồng cũng không lấy.
Bà Sáu dạy bơi cho trẻ vì tình yêu thương chứ 1 đồng cũng không lấy. (Ảnh qua Dân Trí)

Nói về tình yêu của bà với lũ trẻ, bà Sáu cũng tâm sự, thực ra lúc mới bắt đầu dạy bơi cũng từng có người ngỏ lời thương nhưng bà từ chối, bà bảo: “Nếu có chồng thì mình phải có trách nhiệm chăm lo cho chồng con, việc dạy bơi sẽ bị xao lãng đi, mấy đứa nhỏ sẽ ra sao. Chồng thì chỉ có một nhưng trẻ em thì có đến hàng ngàn. Hạnh phúc của tôi là nhìn những đứa nhỏ biết bơi và không có đứa trẻ nào phải đuối nước”.

Cũng do đó đến nay, đã trải qua hơn nửa đời người, bà Sáu Thia vẫn cứ lủi thủi một mình. Hằng năm chỉ chờ đến dịp hè để nhanh nhanh quấn quýt bọn trẻ. Được dạy bơi cho bọn trẻ là niềm vui lớn nhất đời bà. Nên bà chưa từng hối hận về quyết định của mình.

“Lúc dạy bà hay la nhưng tụi con đứa nào cũng thương bà…”

Còn những lúc trong giờ giảng dạy, trong vai một huấn luyện viên, bà Sáu Thia cũng oai phong ra dáng lắm, hình ảnh bà khản giọng gào thét, nhắc lũ trẻ “bơi đi” “bơi đi” một cách chuyên nghiệp. Thi thoảng, bà bật cười đắc ý khi đứa trẻ nào đó, bà vừa buông tay đã can đảm quẫy đạp. 

Đứa trẻ nào cũng được bà Sáu tận tâm hướng dẫn từng li từng tí một.
Đứa trẻ nào cũng được bà Sáu tận tâm hướng dẫn từng li từng tí một. (Ảnh qua BaoPhapLuat)

Nghiêm khắc là vậy, nhưng từ trẻ em đến phụ huynh trong xã Hưng Thạnh ai cũng yêu mến bà Sáu. Em Trần Thanh Tuấn (12 tuổi) đang tập bơi khoe: “Trước chưa biết bơi, con sợ nước lắm, nhờ bà Sáu dạy mà con dám bơi nè. Lúc dạy bà hay la nhưng tụi con đứa nào cũng thương bà”. 

Đứng trên bờ, xem con trai tập bơi, ông Trần Thanh Tính giọng sang sảng tự hào nói về bà Sáu Thia: “Bả dạn tay lắm, chứ nhát tay tập tụi nhỏ hổng biết bơi đâu. Con trai tôi tập hổm rày đã biết bơi rồi đó”.

Chị Trần Thị Nhơn Tâm ngụ ấp 3, xã Hưng Thạnh cũng cho biết: “Tôi có người anh lúc nhỏ do không biết bơi nên mất vì đuối nước. Giờ có đứa con trai, vợ chồng tôi lại bận việc suốt nên không có điều kiện dạy bơi cho con, nhờ cô Sáu mà con tôi nay đã biết bơi. Gia đình tôi cũng bớt lo và mang ơn cô Sáu Thia lắm”.

Học trò cũng có những đứa tuy chỉ gắn bó với bà dăm bữa trên sông nhưng cũng hết lòng yêu quý bà. “Có bữa tụi nhỏ đi câu được con cá, đợi tới cuối buổi học mới dám mang ra nói tụi con tặng bà Sáu mang về kho ăn cơm. Thấy thương tụi nó lắm!”, bà Sáu Thia hạnh phúc kể.

Tuy vậy, nhưng dù gì bà Sáu cũng đã cao tuổi, hàng ngày còn phải ngâm nước lâu như vậy, sức khỏe của bà chắc hẳn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

“Ngâm mình dưới nước lâu, tối về xương khớp đau nhức lắm nhưng rồi nghĩ đến tụi nhỏ thì mọi cơn đau đều tan biến, chỉ mong trời mau sáng để được ra sông dạy tụi nó biết bơi”, bà cho biết.

Nhiều người lo lắng cho sức khỏe của bà, cũng từng hỏi: “Khi nào bà mới nghỉ dạy bơi cho trẻ?”. Bà quả quyết trả lời ngay: “Khi nào tôi đi hết nổi thì mới nghỉ dạy cho tụi nhỏ. Tôi đi dạy bơi để tìm niềm vui trong cuộc sống, gần gũi tụi nhỏ. Ngày nào không đi dạy, tôi cảm thấy ngứa ngáy lắm”.

Khi nào tôi đi hết nổi thì mới nghỉ dạy cho tụi nhỏ.
“Khi nào tôi đi hết nổi thì mới nghỉ dạy cho tụi nhỏ…”. (Ảnh qua VNE)

Trong lần đi công tác, ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, cũng có lần ghé thăm và có cảm nhận về bà: “Chị Sáu Thia, một người không gia đình nên tất cả trẻ học bơi được chị chăm sóc, dạy dỗ như là con, cháu của mình, còn phụ huynh các cháu thì chị xem như là người thân ruột thịt. Chắc là phải có tấm lòng yêu thương trẻ em vô bờ bến, chị mới sẵn sàng làm một việc thiện nguyện đầy tính nhân văn như vậy”.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x