Chưa bao giờ ngày tận thế lại đe dọa nhân loại nhanh như hiện nay
Nếu không hành động, đây có thể là viễn cảnh đáng sợ mà chúng ta phải đối mặt.
Băng tan và tương lai nhân loại
Có thể đối với những nước nằm gần đường xích đạo như Việt Nam, câu chuyện băng tan ở 2 cực có lẽ khá xa vời. Thế nhưng tình trạng băng tan gần đây đã khiến các nhà khoa học thật sự lo lắng!
Sự nóng lên của Trái Đất do hiệu ứng nhà kính, mà con người chính là những người phải chịu trách nhiệm, có thể khiến nhân loại phải đứng trước một thách thức lớn: Nước biển dâng cao!
Hiện tượng băng tan làm nước biển dâng. Không những thế, hiện tượng ấm lên của nước biển cũng góp phần thúc đẩy quá trình tan chảy của băng ở 2 cực.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng, băng tan có thể xảy ra nhanh hơn chúng ta nghĩ, thậm chí trong năm 2017, lớp băng tại Bắc Cực sẽ hoàn toàn biến mất.
Diện tích băng ở 2 cực giảm đồng nghĩa với việc mức nước biển sẽ dâng cao
Đây là hệ quả tất yếu khi quá trình tan chảy sẽ làm cho mực nước biển dâng cao, và điều này thật đáng lo đối với những nước có độ cao thấp so với mực nước biển.
Hà Lan hiện là nước có độ cao thấp nhất so với mực nước biển (“The Netherlands” cũng có nghĩa là “Những vùng đất thấp” trong tiếng Anh).
Chỉ một trận triều cường vào tháng 2/1953 cũng đã tàn phá toàn bộ vùng duyên hải miền nam khiến hơn 200.000 hecta đất trồng trọt bị ngập lụt, 1.835 người bị chết đuối. Bên cạnh đó, thiệt hại về công trình vật chất là không kể hết.
Do đó, hậu quả của việc băng tan có lẽ còn khủng khiếp hơn thế nữa. Diện tích băng che phủ trên toàn Trái Đất ước tính là khoảng gần 16 triệu km2, trong đó chủ yếu là ở Nam cực (chiếm tới 4/5).
Nếu xét tổng thể tích băng ở Nam cực đã tới khoảng 28 triệu km3, (Bắc cực chỉ bằng gần 1/10), thật nguy hiểm nếu như những tảng băng hà ngàn năm ấy tan hết.
Nếu toàn bộ băng ở Nam cực tan hết thì mực nước biển trên thế giới sẽ dâng cao khoảng… 70 mét! Chỉ một mét thôi đã khiến nhiều quốc gia chìm trong biển nước, đây có thể là thảm họa mà chúng ta phải đối mặt nếu khoanh tay đứng nhìn.
Hậu quả đối với con người
Điều đầu tiên dễ thấy nhất đó là chính những sinh vật ở 2 cực sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên, băng tan sẽ phá hủy hệ sinh thái ở đây, khiến nhiều sinh vật biến mất như gấu bắc cực.
Những tảng băng tan sẽ tạo thành các tảng băng trôi nổi gây nguy hiểm cho tàu bè khi va chạm (như thảm họa của con tàu Titanic nổi tiếng).
Thêm nữa, băng tan càng làm nhiệt độ Trái Đất nóng lên (do băng phản xạ tới 80 % ánh sáng Mặt Trời) còn các đại dương thì ngược lại (hấp thụ tới 90 % ánh sáng).
Những hình ảnh dự đoán về thảm họa khủng khiếp sóng thần:
Diện tích băng giảm dẫn tới diện tích nước biển tăng, điều này đồng nghĩa với việc hấp thụ tăng còn lượng phản xạ giảm đi. Hệ quả là sự nóng lên của Trái Đất.
Không chỉ diện tích, thể tích nước biển tăng cũng khiến mực nước biển dâng cao, các động vật sẽ phải tìm tới những cùng đất cao hơn để thích nghi với sự tăng lên của nhiệt độ.
Về phía con người, không chỉ môi trường sống bị ảnh hưởng, tính mạng của chúng ta cũng sẽ trở nên mỏng manh trước cơn thịnh nộ của thiên nhiên.
Các thảm họa thiên nhiên (bão, giông lốc, hiện tượng El nino và La nina) sẽ xảy ra với tần suất và biên độ lớn hơn mà lại thất thường khó dự đoán.
Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán chính là môi trường thuận lợi để các bệnh truyền nhiễm hoành hành do đây là điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,…
Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
Với trên 3.000 km bờ biển, lại là nước nông nghiệp (phụ thuộc thời tiết), chúng ta dễ bị “tổn thương” trước sự biến đổi khí hậu và hơn ai hết chúng ta đã phần nào cảm nhận điều này.
Có thể nhận ra ngay trên các phương tiện truyền thông về hiện tượng nước biển xâm nhập mặn ở Nghệ An, Đồng Bằng Sông Cửu Long làm giảm diện tích đất nông nghiệp và nguồn nước ngọt của con người.
Những hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai như bão tố, lụt lội, xâm nhập mặn… xảy ra thường xuyên hơn và khó dự đoán.
Và trong tương lai không xa, thế giới có thể phải đối mặt với một thảm họa khủng khiếp nhất do chính con người góp phần tạo nên.
Theo ttvn