Chó và ngựa nói tiếng người – Hai câu chuyện thương tâm về đầu thai chuyển kiếp

24/04/21, 12:45 Thế giới tâm linh

Thời nhà Đường có hai câu chuyện về luân hồi chuyển kiếp rất thương tâm: chó và ngựa đột nhiên nói được tiếng người. Hai câu chuyện này đã rất nổi tiếng lúc bấy giờ, khiến bao người chứng kiến phải suy ngẫm.

Người mẹ thương nhân đầu thai thành chó

Thời nhà Đường, ở bờ tây của kinh đô Trường An có một thương nhân tên là Vương Hội Sư, đã mở một tiệm kinh doanh ở đây. Sau khi mẹ của Vương Hội Sư qua đời, ông ngày đêm hương hỏa chu đáo, rất xem trọng luân thường đạo lý.

Chó và ngựa nói tiếng người - Hai câu chuyện ly kỳ về đầu thai chuyển kiếp - H1
Kiếp trước là người, kiếp này có thể là động vật, nhân quả luân hồi khiến người ta phải suy nghĩ mãi. (Ảnh: IFeng)

Năm Hiển Khánh thứ 2 thời vua Đường Cao Tông (năm 657), chó ở nhà họ Vương sinh ra một con chó cái màu vàng. Một hôm nọ, chú chó này ăn vụng thức ăn, vợ của Vương Hội Sư đã cầm chiếc gậy giáo huấn nó một trận.

Không ngờ rằng chú chó này bỗng dưng phát ra tiếng người, nói: “Ta là mẹ chồng của con đây, con là con dâu, lại dám dùng gậy đánh ta, như vậy thật sai trái.

Lúc còn sống, do ta quá hà khắc với người nhà, nên bây giờ phải chịu báo ứng sinh ra làm chó, giờ đây đã bị con đánh rồi, ta cũng rất xấu hổ, không muốn sống ở nhà các con nữa”. Nói xong chú chó này liền chạy ra khỏi nhà.

Vương Hội Sư nghe được chuyện, đã đau khổ rơi nước mắt, vội chạy ra đường tìm mang chú chó vàng trở về. Nhưng chú chó vừa được mang về thì lại chạy đi mất, chuyện cứ như thế lặp đi lặp lại 5 lần.

Sau đó Vương Hội Sư thấy chú chó rất kiên quyết ra đi, nên đã đặc biệt cho xây một gian nhà nhỏ ở phía sau bức tường lớn của cửa tiệm gia đình, để chú chó có thể sống yên ổn ở đó, và mỗi ngày ông đều đích thân mang thức ăn đến.

Người dân trong thành và những vị khách đi đường có rất nhiều người là người quen của mẹ Hội Sư, sau khi họ nghe kể về câu chuyện chó nói tiếng người, cũng thường xuyên đến cho chú chó thức ăn.

Chú chó này luôn nằm trong căn nhà nhỏ của nó không rời, gần đến ngày trai giới, nó cũng không ăn thức ăn, nó cũng rất có linh tính. Xem ra thì khi nó chuyển sinh, ký ức về kiếp trước đã không hề bị xóa sạch toàn bộ. Một hai năm sau đó, chú chó này cũng không biết đã đi đâu mất.

Mẹ của thị vệ chuyển sinh làm ngựa

Thời nhà Đường có một thị vệ, tên là Lý Tín. Một ngày mùa đông vào năm Hiển Khánh thời vua Đường Cao Tông, chiếu theo thường lệ, thì Lý Tín phải đi đến Sóc Châu làm nhiệm vụ. Lý Tín đã cưỡi một chú ngựa màu xanh rêu, và mang theo một chú ngựa con, đi đến Sóc Châu.

Chó và ngựa nói tiếng người - Hai câu chuyện ly kỳ về đầu thai chuyển kiếp - H2
Sinh mệnh là bất diệt, thân người hay thân súc vật cũng như một chiếc áo mà thôi. (Ảnh: Wallpapers)

Do trời nổi trận gió tuyết lớn, trong tiết trời như thế, ngựa chỉ đi được mười mấy dặm là không bước tiếp được nữa rồi. Thời hạn làm nhiệm vụ đã đến gần, để tăng tốc, Lý Tín đã dùng roi quất vào ngựa mấy chục phát.

Lúc này chú ngựa bỗng dưng mở miệng nói tiếng người: “Tín Nhi, ta là mẹ của con đây. Do kiếp trước ta đã lén giấu cha con hơn một thạch gạo (hơn 10 đấu gạo) để cho em gái con, cho nên giờ đây phải chịu báo ứng làm kiếp thân ngựa.

Chú ngựa con kia chính là em gái của con đấy. Cha của con đã qua đời rồi, bây giờ con kế thừa gia sản của ông ấy, thì mẹ và em gái con cũng đang dùng thân ngựa ra sức để trả lại món nợ đó cho con, tại sao con còn ép chúng ta chịu khổ như thế này chứ?”

Lý Tín nghe xong những lời đó, đau thương khóc như mưa, ông vội tạ tội với chú ngựa đó, gỡ dây cương xuống, rồi nói: “Nếu như mẹ thật sự là mẹ của Tín Nhi, vậy thì chắc sẽ biết đường về nhà chứ”. Chú ngựa quả nhiên là biết đường về nhà, nó đã tự đi về trước. Lý Tín đeo dây cương lên người đi theo sau chú ngựa.  

Sau khi anh em và thân hữu của Lý Tín biết được câu chuyện, đã cảm thấy tiếc thương vô cùng. Họ đã xây riêng một căn phòng cho chú ngựa, đặc biệt chăm sóc chú ngựa thật chu đáo như phụng dưỡng mẹ vậy.

Từ đó cả gia đình đều chuyên tâm tu hành. Người dân trong thôn, bất kể là phàm phu tục tử, hay là người xuất gia, đều cảm thấy kinh ngạc trước chuyện này.

Hai câu chuyện này được Sử bộ thượng thư thời nhà Đường đích thân ghi chép lại. Động vật nói tiếng người thật sự khiến người ta khó mà tin được, tuy nhiên cũng có thể đứng từ một góc độ khác, mở ra một lối suy nghĩ cho chúng ta.

Sinh mệnh là bất diệt, thân người hay thân súc vật cũng như một chiếc áo mà thôi. Một sinh mệnh mặc chiếc áo nào, thì sẽ có ngoại hình của sinh mệnh ấy. Mà một sinh mệnh thích hợp mặc chiếc áo nào, tất cả đều là do đức hạnh tốt xấu ở kiếp trước của họ mà quyết định.

Nhật Hạ (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Hạt giống

    Hạt giống

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

x