Chợ hoa Tết “trên bến dưới thuyền”: Nét đẹp văn hóa hàng thế kỷ giữa lòng Sài Gòn

28/01/22, 17:56 Cuộc sống

Hàng năm, từ trước Tết Nguyên Đán 1 tháng, ở Bến Bình Đông đã nườm nượp các loại cây cảnh, tầm 20 ngày sau thì các loại hoa khác sẽ được đưa tiếp lên. Cả trăm tàu ghe nô nức chở hoa từ các miệt vườn miền Tây đến góp phần vào không khí lễ hội Xuân truyền thống độc đáo.

Chợ hoa Xuân ‘Trên bến dưới thuyền’ Tết Nhâm Dần năm 2022. (Ảnh: Thanh Niên)

Từ 7 giờ sáng, chợ hoa Xuân “Trên bến dưới thuyền” ở đường Bến Bình Đông (Q.8, TP.HCM) và dọc đoạn kênh Tàu Hủ – Bến Nghé đã đông đúc người qua lại. Những chiếc ghe chở đầy hoa mai, hoa giấy, hoa cúc,… rực rỡ khắp đường.

Năm nay, dù chợ hoa Xuân được khai mạc từ 17/1, nhưng mãi đến ngày 26/1 (tức 24 tháng Chạp), tiểu thương từ miền Tây mới bắt đầu chở hoa tới Bến Bình Đông.

Bến Bình Đông được hình thành từ thế kỷ 19 trong quá trình phát triển đô thị Gia Định – Sài Gòn, nơi đây luôn mang đậm dấu ấn sông nước của Sài Gòn xưa. Cùng với các bến khác ở Sài Gòn xưa như Bến Nghé, Bến Thành, Bến Hàm Tử, Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương,… Bến Bình Đông là cửa ngõ giao thông, giao thương quan trọng của đất Sài Gòn và các vùng lân cận, đặc biệt là miền Tây Nam Bộ. 

Chợ hoa Xuân Trên bến dưới thuyền năm nay tổ chức từ ngày 17/1 đến ngày 31/1/2022 trên lề kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, tuyến đường Bến Bình Đông P.13, P.14. (Ảnh: Thanh Niên)

Ngày trước, Bến Bình Đông từng nổi tiếng là trung tâm buôn bán nhộn nhịp nhất nhì Sài Gòn – Chợ Lớn. Nói về khởi đầu của Bến Bình Đông, vào khoảng năm 1778 người Hoa từ Cù Lao Phố (Biên Hòa – Đồng Nai) di cư đến Sài Gòn. Họ tới hai bên kênh Tàu Hủ lập nghiệp, nên khu vực này trở nên sầm uất và hình thành nên Bến Bình Đông với cảnh quan ‘trên bến dưới thuyền’ đặc trưng có một không hai.

Bến Bình Đông xưa bao gồm bến Bình Đông (quận 8) và phố Trần Văn Kiểu (quận 6) ngày nay, một bên men theo kênh Tàu Hủ, một bên là Đại lộ Đông Tây.

Đến ngày nay, Bến Bình Đông vẫn còn giữ được nét văn hóa sống động nguyên vẹn cũng như những giá trị truyền thống đặc trưng giữa lòng đô thị Sài thành hoa lệ.

Khách chọn hoa Tết. (Ảnh: Thanh Niên)

Những dịp Xuân về, Bến Bình Đông lại nhộn nhịp, tấp nập nào là cây cảnh, hoa lá để phục vụ ngày Tết. Riêng khu chợ hoa Xuân Bến Bình Đông đã dài tới khoảng 3km. Từ Tết Ất Mùi 2015, chợ hoa này có tên gọi chính thức là “Chợ hoa Xuân quận 8”.

Hàng năm, từ trước Tết Nguyên Đán 1 tháng, ở Bến Bình Đông đã nườm nượp các loại cây cảnh, tầm 20 ngày sau thì các loại hoa khác sẽ được đưa tiếp lên. Cả trăm tàu ghe nô nức chở hoa từ các miệt vườn miền Tây đến góp phần vào không khí lễ hội Xuân truyền thống độc đáo.

Vì những người bán hàng chủ yếu là từ vùng quê lên nên họ sẽ sống và sinh hoạt trên ghe thuyền tới ngày trở về. Do đó mà chợ hoa Bến Bình Đông đón khách nhộn nhịp từ sáng sớm tinh mơ đến tận khuya. 

Chợ hoa Xuân Trên bến dưới thuyền năm nay các sạp bán hoa kéo dài từ chân cầu Chà Và đến qua chân cầu Kênh Ngang số 1, hoa mai được bày bán nhiều nhất với đủ loại, kích cỡ và giá. Ngoài ra, xen kẽ giữa các sạp có thêm hoa hồng, hoa cúc, hoa giấy,…

Đi kèm với sự phát triển, đô thị hóa, Sài Gòn vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống, và chợ hoa Xuân Bến Bình Đông là một nét đẹp dịu dàng chưa bao giờ phai giữa lòng Sài Gòn hoa lệ.

Dẫu thời gian qua đi, Bến Bình Đông cũng có những đổi thay nhất định, nhưng chợ hoa Tết truyền thống ‘trên bến dưới thuyền’ ở Bến Bình Đông vẫn không khác xưa là bao, luôn mang không khí Xuân rộn ràng cả một bến sông mỗi độ Xuân về.

Cận cảnh chợ hoa ‘Tết trên bên dưới thuyền’:

(Ảnh sưu tầm)

Yên Yên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x