Chỉ số tự do kinh tế Việt Nam xếp sau Lào và Campuchia

05/02/18, 13:29 Kinh tế, Thế giới

Quỹ Di sản (The Heritage Foundation) – Tổ chức nghiên cứu xếp hạng về chỉ số tự do kinh tế thê giới vừa công bố báo cáo chỉ số tự do kinh tế toàn cầu 2018, trong đó Việt Nam xếp thứ 141/180 dưới Lào và Campuchia.

Chỉ số tự do kinh tế Việt Nam xếp sau Lào và Campuchia. 1
Chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam đã cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp (Ảnh: internet)

Báo cáo “Chỉ số tự do kinh tế 2018” được Quỹ Heritage ở Washington (Mỹ) công bố hôm 2-2 (giờ địa phương). Báo cáo đánh giá chung rằng kinh tế thế giới phát triển ở mức độ tự do vừa phải và năm 2017 là năm thứ sáu liên tiếp chỉ số tự do kinh tế bình quân thế giới tiếp tục tăng. Điểm bình quân đạt 61,1/100, mức cao nhất trong lịch sử xếp hạng và cao hơn 3 điểm so với lần công bố chỉ số đầu tiên vào năm 1995.

Báo cáo “Chỉ số tự do kinh tế 2018” xếp hạng 180 nền kinh tế, trong đó 102 nền kinh tế đã cải thiện chỉ số tự do kinh tế, 75 nền kinh tế giảm chỉ số và 3 nền kinh tế giữ nguyên chỉ số. Có 6 nền kinh tế được xếp hạng “tự do” (từ 80 điểm trở lên) và 90 nền kinh tế thuộc hạng “cơ bản tự do” (70 – 79,9 điểm) hoặc hạng “tự do vừa phải” (60 – 69,9 điểm).

Theo báo cáo này, một số nền kinh tế châu Á vẫn được đánh giá là tự do nhất thế giới. Trong đó, hai trung tâm tài chính Hồng Kông và Singapore giữ hai vị trí đầu bảng suốt 24 năm liên tiếp. Bốn vị trí tiếp theo trong nhóm 6 nền kinh tế được đánh giá là “tự do” (free) bao gồm NewZealand, Thụy Sỹ, Australia và Ireland.

Báo cáo ghi nhận ở các nền kinh tế thuộc hạng “tự do” và “cơ bản tự do”, thu nhập bình quân đầu người cao hơn hai lần so với bình quân các nước và cao hơn năm lần so với các nền kinh tế thuộc hạng “bị áp chế”.

Ngoài 6 nền kinh tế kể trên, trong top 10 còn có Estonia, Anh, Canada và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). 10 nền kinh tế đứng cuối bảng gồm CHDCND Triều Tiên, Venezuela, Cuba, Congo, Eritrea, Guinea Xích đạo, Zimbabwe, Bolivia, Algeria và Djibouti.

Nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới Trung Quốc xếp thứ 110 trong bảng xếp hạng, thuộc nhóm “gần như không tự do” (mostly unfree). Nhật Bản xếp thứ 30, thuộc nhóm “gần như tự do” (mostly free).

Việt Nam xếp hạng 141/180 với 53,1 điểm, mức tổng điểm thấp hơn điểm bình quân khu vực và thế giới. Trong 43 nền kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam đứng hạng 35, thua Lào (53,6 điểm, hạng 34), Myanmar (53,9 điểm, hạng 33) và Campuchia (58,7, điểm hạng 22).

Báo cáo nhận xét tổng điểm của Việt Nam đã tăng 0,7 điểm so với năm trước nhờ nỗ lực cải cách chính sách thuế, tăng cường chính phủ liêm chính và gia tăng hiệu quả của bộ máy pháp luật. Ngược lại, Việt Nam vẫn còn thấp điểm về các chỉ số tự do thương mại, quyền tư hữu và tự do lao động.

Điểm số của Mỹ trong xếp hạng năm nay tăng 0,6% so với năm ngoái. Với 75,7/100 điểm, Mỹ xếp thứ 18 trong tổng số 180 nước về mức độ tự do của nền kinh tế và nằm trong nhóm “gần như tự do”.

Ông Edwin Feulner, nhà sáng lập và là cựu Chủ tịch Quỹ Di sản, cho biết: “Chúng tôi rất lạc quan về Mỹ và hướng đi của nền kinh tế Mỹ hiện nay. Lý do khiến Mỹ đạt thứ hạng tốt hơn trong xếp hạng năm nay là bởi sự nới lỏng quy chế giám sát kể từ khi Tổng thống Trump lên cầm quyền. Dù muốn hay không, nước Mỹ vẫn là đầu máy của đoàn tàu kinh tế thế giới”.

Điểm số được cải thiện của Mỹ trong xếp hạng tự do kinh tế năm nay đánh dấu sự đảo ngược của xu hướng đi xuống trong suốt 1 thập kỷ qua.

“Cách đây 12 năm, Mỹ đứng thứ 5 trên thế giới về mức độ tự do kinh tế. Hiện nay, Mỹ xếp thứ 18. Đó không phải là chuyển biến tốt”, ông Feulner nói. “Nhưng Mỹ đã đảo ngược được sự suy giảm điểm số và đi đúng hướng trở lại”.

Chỉ số tự do kinh tế được Heritage Foundation công bố hằng năm từ năm 1995. Chỉ số đánh giá bốn nhóm lĩnh vực gồm luật pháp, quy mô chính phủ, hiệu quả điều tiết và thị trường tự do.

Bốn nhóm này gồm 12 tiêu chí kinh tế: quyền tư hữu, hiệu quả tư pháp, chính phủ liêm chính, gánh nặng thuế, chi tiêu công, tình hình tài chính, tự do kinh doanh, tự do lao động, tự do tiền tệ, tự do thương mại, tự do đầu tư và tự do tài chính.

Dữ liệu nghiên cứu được các tổ chức quốc tế uy tín thu thập như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, bộ phận phân tích của tạp chí kinh tế The Economist (Anh). Chỉ số tự do kinh tế xếp theo thang điểm 100.

Ngân Ca (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x