Câu chuyện luân hồi: Hoàng tử bị lưu đày phục quốc bằng sự thiện lương

10/10/15, 13:55 Nhân quả - Luân hồi

Sống trên đời khó tránh được “bảy lần tai họa tám lần nạn tai”, đối diện với những điều này có người lựa chọn rơi rớt trong trầm luân, có người lại chọn một thái độ tích cực để đối mặt. Một số người trong khó khăn trắc trở, lại vẫn duy trì được bản tính thiện lương vốn có, vì vậy đã giúp cho cuộc đời họ có những bước ngoặt to lớn.

Hãy đối diện với khó khăn bằng thái độ tích cực và bản tính thiện lương vốn có của mình. (Ảnh: Internet)

Bài viết này là muốn kể về một câu chuyện như vậy.

Ở gần vùng biển Andaman thuộc Ấn Độ Dương có một quốc gia, quốc gia này có một vị hoàng tử từ lúc nhỏ đã vô cùng thông minh tài giỏi, có tấm lòng thương yêu bách tính. Thế nên Quốc vương và các đại thần đều hết mực yêu mến và hy vọng chàng có thể trở thành người thừa kế ngôi vị trong tương lai. Mẹ vị hoàng tử chẳng may mất sớm, Quốc vương sau đó đã cưới một công chúa nước láng giềng, vị công chúa này lòng dạ vô cùng thâm hiểm, phụ thân của cô luôn dòm ngó lãnh thổ của quốc gia này, và muốn chiếm làm riêng cho mình.

Khi hoàng hậu mới mang thai, sinh hạ được thêm hoàng tử, bà dưới sự xúi giục của vua cha, đã ra sức nũng nịu, mềm mỏng thuyết phục Quốc vương phong cho con của mình làm Thái tử.

Hoàng hậu cảm thấy rằng Hoàng tử hiện giờ đối với địa vị của con trai mình là một mối đe dọa, liền liên kết với một số đại thần trong triều vu cáo hãm hại hoàng tử phạm tội khi quân. Lão Quốc Vương không rõ lý lẽ, đã ra lệnh lưu đày hoàng tử đến một hoang đảo.

Hoàng hậu và bọn tay chân của bà biết hoàng tử bị lưu đày vẫn là có chút không yên lòng, vì thế phái người chờ thời cơ đưa hoàng tử vào chỗ chết.

Lại nói đến vị hoàng tử này, vốn dĩ chàng đối với ngai vàng không có ham muốn gì. Chỉ là bị oan ức dưới tay một công chúa nước láng giềng nên cảm thấy rất uất ức, mặt khác chàng cũng phát hiện ra tâm ý của vị hoàng hậu này đối với phụ thân không có gì tốt. Vì vậy, lúc gần đi chàng đã dặn dò người thân cận của mình và những cận thần của Quốc vương nhất định phải chú ý nhiều hơn với lời nói và việc làm của hoàng hậu.

Cứ như vậy chàng sống một mình trên hoang đảo. Hoang đảo kia bán kính 10 cây số, trên đảo có các loại quả dại, có thể ăn cho đỡ đói, còn có một số loài chim và con thú nhỏ. Trước khi chàng đến, đã được dựng sẵn một túp nhà tranh, có một ít gạo và mì. Như vậy mà chàng đã sống một mình vài năm trên đảo.

Một ngày nọ, bên ngoài đang mưa rất to, chàng chợt nghe một thanh âm yếu ớt đang gọi: “Cứu mạng!”. Chàng vội vàng lao ra ngoài giữa trời mưa, thì nhìn thấy một cụ già ngoài cửa, trên đùi hình như bị thương. Thế là chàng dìu cụ già vào trong nhà, dùng nước trong rửa sạch và băng bó kỹ miệng vết thương lại rồi đỡ cụ già nằm xuống. Cụ già thân thể quá yếu nên đã ngủ mê man 3 ngày 3 đêm.

Khi cụ già tỉnh lại, ông nói với hoàng tử: “Lão là ngư dân vùng lân cận, ra biển gặp sóng gió lớn, thuyền bị sóng cuốn lật nhào, lại gặp mưa to, trôi dạt đến nơi đây. Người nhà của lão chắc rất lo lắng”, nói xong liền khóc to.

Hoàng tử cũng thương cảm với cụ già, vừa nói lời an ủi ông, vừa nghĩ cách tìm người nhà giúp ông. Vì hoàng tử lúc này cũng đang trong thời kỳ chịu nạn, tìm được người giúp đỡ không phải là chuyện dễ dàng. Rơi vào đường cùng, đành phải đến bên bãi biển phương hướng mà cụ già đến, lấy mấy viên đá to xếp thành chữ trên một tảng đá, viết rằng cụ già vẫn bình an, nơi này từ đảo hoang nhìn về đất liền theo hướng Đông khoảng chừng 2 canh giờ đi bộ.

Cụ già tá túc được chừng 2 tháng, một đêm nọ đột nhiên biến mất. Hoàng tử vô cùng lo lắng. Một mình tìm kiếm khắp cả đảo hoang cũng không thấy bóng dáng ông cụ đâu.

Hai ngày sau, một người thanh niên tự xưng là con trai của cụ già tìm đến hoàng tử, hỏi han tin tức của cha mình. Hoàng tử bèn kể lại quá trình mình gặp được cụ già và sự biến mất đột ngột của ông. Người con trai kia nói thế nào cũng không tin chuyện cụ già đột nhiên biến mất, cho rằng hoàng tử đã sát hại cụ, liền muốn giết hoàng tử.

Hoàng tử gặp phải tình huống bất đắc dĩ liền nói: “Nếu ngươi thật sự cho là ta đã giết cha của ngươi, vậy ngươi cứ ra tay đi. Ta cả đời quang minh lỗi lạc, dù là bị người hãm hại trong triều đình, ta cũng không hận không báo thù, huống chi là với phụ thân của ngươi đang gặp nạn trên biển”.

Người con trai của cụ già nghe xong mấy lời này, giật mình biết được đây chính là vị hoàng tử hiền đức trong triều đình, ngay sau đó liền quỳ khóc, dập đầu thỉnh tội.

Hoàng tử đỡ tay anh đứng lên, hỏi han tình hình của quốc gia.

Người con trai nói:

“Từ sau khi hoàng tử bị lưu đày, hoàng hậu ngày một ngang ngược kiêu ngạo, chỉ cần vị đại thần nào không vừa ý bà ta, bà ta sẽ lưu đày tùy ý, giáng chức, thậm chí là xử tử. Lão quốc vương cũng không làm gì được bà. Nghe nói, một ngày kia, hoàng hậu đích thân dâng cho Quốc vương một bát canh, một thuộc hạ trung thành của Quốc vương lúc này liền khóc nói rằng mình chưa từng được nếm thử món canh ngon như vậy, thỉnh quốc vương ban cho ông bát canh này. Quốc vương liền đồng ý ban canh cho ông ta uống. Kết quả là vừa mới uống xong, người này liền thất khiếu chảy máu mà chết. Hoàng hậu lúc này rất tức giận. Quốc Vương cũng hiểu được âm mưu của bà ta. Vì lúc này Quốc vương tuổi đã cao, nên rất nhiều việc cũng không được xử lý ổn thỏa, vì vậy Quốc vương có ý muốn hoàng tử trở về chấp chính. Hoàng hậu cũng biết ý muốn này của Quốc vương. Vì thế, thần hy vọng hoàng tử sau này hãy cẩn thận, đề phòng âm mưu thâm độc của hoàng hậu”.

Nói xong người con trai của cụ già vội rời đi.

Hoàng tử nghe đến đó, lòng buồn vô hạn, nghĩ đến tình cảnh của phụ vương, tình cảnh của quan quân, bách tính, chàng trằn trọc ngủ không yên.

Một ngày nọ, một đoàn người và ngựa đến đảo, đứng đầu là sứ giả mà hoàng hậu phái tới, nhìn thấy hoàng tử liền nói: “Quốc vương niệm tình hoàng tử bị lưu đày trên hoang đảo sống khổ cực, đặc phái ta tới ban cho một chén canh, hy vọng hoàng tử sau khi uống xong có thể bồi bổ thân thể”.

Hoàng tử nói: “Các ngươi đều là con dân của nước ta, Quốc vương nước láng giềng có dã tâm rất lớn đối với lãnh thổ chúng ta, mới đưa công chúa đến nước ta; Sau khi công chúa đến, trăm họ rơi vào cảnh lầm than, dân chúng nghèo đói, ta cũng bị lưu đày. Các ngươi nếu đúng là người dân của nước ta, thì đừng có tiếp tay cho hoàng hậu nữa”.        

Người này nghe xong cảm thấy có đạo lý. Vì thế, lén cùng hoàng tử bàn bạc, bảo hoàng tử giả chết, khi đó sẽ khiến hoàng hậu lơ là, chờ đợi thời cơ quay về, diệt trừ bà ta.

Hoàng tử chấp nhận ý kiến của người này. Sau khi giả chết, chàng ẩn náu trong nhà ông lão đánh cá từng được chàng cứu, tại đây chàng gặp lại cụ già và con trai của ông, khi được hỏi về chuyện mất tích, cụ già cười nói: “Đêm hôm đó, lão một mình rời đảo hoang, không có nói cho ngài biết, chính là muốn gọi con trai lão xem thử xem ngài có phải là người mà nó có thể phò tá không; con trai của lão võ nghệ cao cường lại đa mưu túc trí, luôn muốn tìm một vị minh quân để phò tá, còn ngài đang lúc bị lưu đày lại có thể xông ra giữa mưa to để cứu lão, quả là một tấm lòng thiện lương; vì vậy, lão muốn con trai lão thử thách lòng gan dạ sáng suốt của ngài, nên mới cố tình ‘mất tích’ như vậy”.

Về sau, khi thời cơ đã chín muồi, dưới sự bảo vệ của con trai người đánh cá cùng các đại thần chính trực, hoàng tử đã trở về triều đình, trừ khử hoàng hậu và con trai của bà ta. Lão Quốc vương gặp được con trai, mừng mừng tủi tủi. Sau đó, ông sửa chữa sai lầm, trả lại công bằng cho các vị đại thần đã bị oan uổng.

Vì con trai người đánh cá có công lao rất lớn giúp hoàng tử diệt trừ hoàng hậu nên hoàng tử phong cho chàng làm tướng quân bảo vệ hoàng cung.

Từ đó về sau, bách tính vương quốc dưới sự trị vì của hoàng tử sống một cuộc sống yên bình hạnh phúc.

(Ảnh: Internet)

Trong kiếp này, vị hoàng tử trong câu chuyện trên chính là anh rể của bạn tôi, còn con trai người đánh cá chính là chị của người bạn này.

Chuyện luân hồi như một vận động bất biến của cuộc sống, sinh sinh diệt diệt bao giờ mới dứt,…..

Dịch từ bannedbook.org

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

x