Câu chuyện Đạo gia: Lai lịch của động “Lưu Tiên Nham” ở Quế Lâm, Trung Quốc

12/02/18, 13:57 Cổ Học Tinh Hoa

Thời xưa, tại động “Lưu Tiên Nham” ở Quế Lâm (Trung Quốc) có một người tu đạo nổi tiếng tên là Lưu Cảnh (967-1085). Câu chuyện ông bỏ nghề đồ tể để tu đạo đã trở thành truyền kỳ được lưu truyền rộng khắp.

Câu chuyện về Lưu Cảnh bỏ nghề đồ tể tu đạo đắc đạo đã trở thành truyền kỳ được lưu truyền rộng khắp. (Ảnh: Soundofhope)

Lưu Cảnh là người Quế Lâm sống trong thời kỳ Bắc Tống, trước kia là người hành nghề mổ heo. Ở gần chỗ ông ta sống có một ngôi chùa nhỏ, mỗi sáng sau tiếng chuông chùa ông đều thức dậy thực hiện công việc mổ heo của mình.

Một đêm tăng nhân gõ chuông ở trong chùa có một giấc mộng, trong mơ thấy có một người phụ nữ dẫn theo 7 đứa con, đến chỗ mình cúi đầu hành lễ, khẩn cầu rằng: “Mạng của tám mẹ con tôi nằm trong tay của ông, ông đừng gõ chuông vào buổi sáng nữa, như vậy mạng của chúng tôi sẽ được cứu”.

Thế là, ngày hôm sau tăng nhân này không đánh chuông nữa, Lưu Cảnh vì vậy mà dậy trễ không kịp mổ heo, buồn rầu vào trong chùa kể lể. Khi đó tăng nhân mới kể lại giấc mơ tối qua với Lưu Cảnh, ông ta về nhà thấy con heo mình định giết đã sinh ra bảy chú heo con.

Lưu Cảnh chợt tỉnh ngộ, hóa ra 8 mẹ con trong giấc mơ của vị tăng nhân chính là heo mẹ và bảy heo con này. Từ đó về sau Lưu Cảnh đã bỏ nghề giết mổ, thề không bao giờ sát sinh nữa, cũng muốn đi theo con đường tu đạo.

Lưu Cảnh mặc dù muốn tu đạo, nhưng lại không tìm được người đắc đạo, nên đã quyết định rời khỏi nhà đi khắp nơi hành nghề buôn bán, với mục đích một là để nuôi sống bản thân, hai là để tìm kiếm người tu đạo.

Cuối cùng thì trời đã không phụ lòng người, một ngày, ông gặp được một đạo sĩ ở trên đường đi, hai người đàm đạo về tu luyện, rất tâm đầu ý hợp. Lúc cáo biệt đạo sĩ tặng cho Lưu Cảnh một bộ sách tu luyện. Không lâu sau, Lưu Cảnh lấy tự hiệu là “Đại Không Tử”, xuất gia tu đạo, du ngoạn khắp phương đi đến các danh sơn.

Sau đó, Lưu Cảnh đi đến Khai Phong, thời điểm đó bất kể là xuân, hạ, thu hay đông, Lưu Cảnh chỉ mặc một bộ quần áo, cả ngày không ăn cơm, chỉ uống rượu và cười to như không có ai ở bên cạnh, cũng thường cùng với người khác đàm đạo về Lão Tử, Chu Dịch.

Hang động mà Lưu Cảnh tu luyện được gọi là “Lưu Tiên Nham”. (Ảnh: Soundofhope)

Từ năm 1049 -1054, Lưu Cảnh trở về Quế Lâm, khi trở về, dung mạo khí sắc vẫn giống như hồi còn trẻ, mà vợ của ông thì đầu đã bạc trắng, những người xung quanh đều thấy vô cùng ngạc nghiên. Lưu Cảnh sau khi trở về quê nhà đã tìm một cái động ở trên núi, và ở luôn trong đó để tu luyện.

Mỗi ngày vợ và con ông đều đến thăm ông, họ đi vào trong rừng sâu nhưng tất cả rắn độc, mãnh thú đều không dám đến gần. Lưu Cảnh sau khi tu đạo rất thích uống rượu, mỗi lần xuống núi, có ai mời uống rượu ông đều không từ chối, uống thỏa thích rồi mới vừa đi vừa hát trở về động.

Có người tìm đến ông để cầu đạo, Lưu Cảnh chỉ cười không đáp, lấy tay chỉ vào đầu mình, mọi người cho rằng Lưu Cảnh ám chỉ tu đạo phải thành tâm. Có người bị bệnh đến nhờ chữa trị, thì Lưu Cảnh sẽ kê cho họ một số thang thuốc, uống xong bệnh liền khỏi. Vì thế mọi người xa gần đều yêu mến kính trọng Lưu Cảnh.

Sau này, có người tu đạo ở Chiết Giang tên là Trương Bá Đoan (sau khi tu thành đã lấy hiệu là “Tử Dương Chân Nhân”), còn có người tu đạo ở Giang Tây tên Thí Kiên Ngô (sau khi tu thành lấy hiệu là “Hoa Dương chân nhân”), đều tìm đến đây trao đổi với Lưu Cảnh. Có lúc, ba người họ cùng nhau đi vân du.

Vào một ngày tháng 09/1085, Lưu Cảnh bỗng nhiên gọi con trai của mình đến dặn dò: “Sau khi ta chết hãy hoả táng ta”. Vào đêm hôm đó, Lưu Cảnh đã qua đời một cách nhẹ nhàng thanh thản, hưởng thọ 118 tuổi.

Khi con trai ông làm theo lời dặn hỏa táng quan tài của ông, một việc kỳ lạ đã xảy ra, chỉ thấy quan tài tự động mở ra, mọi người hoảng sợ nhìn vào thì không thấy thi thể Lưu Cảnh đâu nữa, mà chỉ thấy bộ quần áo. Hơn trăm ngày sau, người nhà nhận được lá thư của Lưu Cảnh gửi về. Mọi người hiểu rằng ông đã tu luyện đắc đạo và hiện vân du ở bên ngoài.

Thế là từ đó trở đi, hang động mà Lưu Cảnh tu luyện được gọi là “Lưu Tiên Nham”, người ta còn khắc hình Lưu Cảnh lên vách đá trong động. Sau đó, câu chuyện về Lưu Cảnh được lưu truyền rộng rãi trong dân chúng.

Lê Hiếu

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x