Cao nhân lý giải về mệnh, giáo huấn đạo làm quan

27/02/15, 10:54 Cổ Học Tinh Hoa

Kì Hiểu Lam là người thời Thanh, trong “Duyệt Vi thảo đường bút kí”, đã viết về sự việc một vị đạo nhân thần bí, người này đàm luận về lí lẽ của sinh mệnh với nội dung rất sâu sắc, sát với thực tế. Người thời nay đọc lại vẫn cứ cảm thấy rất nhiều điều để học tập. 

Huyện Hiến có huyện lệnh là Minh Thạnh, người Ứng Sơn. Khi đó, người này tiếp nhận một vụ án oan, để giải oan cho dân, ông phải cải chính những phán xét sai lầm. Nhưng ông lại sợ quan trên không cho phép, nghĩ tới nghĩ lui, do dự chưa quyết. Thuộc hạ của ông có người tên là Môn Đẩu. Môn Đẩu quen biết một người bạn có công năng đặc dị. Biết chuyện, Minh Thạnh cậy Môn Đẩu mời người bạn kia dự đoán và chỉ giáo cách giải quyết chuyện này.

Người bạn kia nghiêm nghị và kính cẩn hồi đáp: “Huyện lệnh Minh Thạnh, bản thân ông làm quan phụ mẫu chăm lo cho bách tính của huyện, chỉ nên xem xét dân có bị oan hay không, không nên quản chuyện quan trên cho phép hay không cho phép. Phải chăng ông đã quên câu chuyện Lí Vệ tiên sinh từng kể?”.

Môn Đẩu quay về, đem nguyên văn lời người bạn thuật lại cho vị huyện lệnh. Minh Thạnh vô cùng kinh ngạc, ông nhớ ngay đến đoạn chuyện Lý Vệ tiên sinh đã kể. Nhưng người bạn này làm sao lại biết sự tình? Quả thực kì lạ!

Nguyên câu chuyện của Lý Vệ như sau: Đại nhân chế phủ Lý Vệ, thời còn chưa làm quan, một lần lên thuyền qua sông, đã gặp một vị đạo nhân. Khi ấy, một khách đò vì đưa ít tiền qua đò mà tranh cãi ồn ào với lái thuyền. Vị đạo sĩ thở dài nói: “Một người sắp chết đuối, nay còn vì mấy đồng tiền mà tranh cãi ồn ào với người khác, thực không đáng!”.

Lý Vệ nghe xong, chưa hiểu mấy lời vị đạo sĩ này. Một lúc sau, đột nhiên gió trên sông thổi lên cuồn cuộn, người khách qua sông nọ chẳng may bàn chân bị ván thuyền đánh bật ra, lập tức rơi xuống giữa dòng và chết đuối. Lý Vệ lúc này mới hiểu chuyện, rõ là vị đạo sĩ rất thần bí. Đúng lúc đó, gió trên sông điên cuồng thổi, thuyền như sắp lật. Vị đạo sĩ chân dậm gọi gió, không ngừng niệm tụng chú ngữ, cuồng phong nhanh chóng ngừng lại, người trên thuyền đều được cứu. Lý Vệ bái vị đạo sĩ ba lần để cảm tạ ân cứu mệnh. Vị đạo sĩ nói: “Người vừa chết đuối, trong mệnh của anh ta đã định vậy rồi, tôi không thể cứu. Anh là quý nhân, hôm nay gặp nạn mà được cứu, cũng là trong mệnh đã định, tôi không thể không cứu. Cho nên anh không cần cảm tạ tôi”.

Lý Vệ nghe xong, nhận thấy lời của vị đạo nhân ngụ ý rất thâm sâu, liền bái tạ lần nữa và nói: “Nghe được lời dạy bảo của ngài, tôi đây coi như đã nhận được lợi ích suốt đời. Tôi từ nay về sau sẽ mãi an phận thủ mệnh vậy”.

Vị đạo sĩ nói:

“Lời này của anh chỉ đúng một phần. Một người đối với vinh nhục, thăng trầm, phúc bần, … thì nên an phận thủ thường, tức là “an mệnh”, cũng chính là thuận theo tự nhiên. Người bất an mệnh là kẻ lừa dối, hạng người thích tranh giành đấu đá, việc tệ hại nào cũng làm được, đây chính là tạo nghiệp. Chẳng hạn, Lý Lâm Phủ, Tần Cối, nếu họ biết thủ mệnh, thuận theo tự nhiên, vẫn có thể làm tể tướng, bởi vì trong mệnh của họ đã có. Nhưng họ một mực muốn trèo cao hơn, dùng hết tâm kế, tìm cách tiêu diệt những người trái tai gai mắt, hãm hại trung lương, rốt cuộc cũng không thể làm chức quan lớn hơn tể tướng, trong khi bản thân phải chuốc thêm ác nghiệp.

Còn nói đến quốc kế dân sinh thì không thể nói theo mệnh; đối với những sự việc như thống khổ của bách tính, việc dân khó dân oan, thì không thể nhắm mắt làm ngơ, thuận theo tự nhiên. Tất cả những người phụ trách, đều phải có trách nhiệm. Gia Cát Khổng Minh có câu nói rất nổi tiếng trong Xuất Sư Biểu: “Thần cúc cung tận tụy, tử nhi hậu dĩ; chí vu thành bại lợi độn, phi thần chi minh, sở năng nghịch đổ dã!”, ý nói rằng, thần đây hết lòng tận tụy đến chết mới thôi, thành bại được mất dẫu biết nhưng đã chẳng màng, chính là đạo lý này. Thiên địa nuôi dưỡng người tài, quốc gia đặt ra các cấp quan viên, mục đích là để làm cho quốc thái dân an. Ông, thân làm quan lại, tay nắm quyền, không thực hiện nhiệm vụ mà giao hết cho mệnh, vậy thì thiên hạ sinh ra người tài, quốc gia thiết lập quan chức để làm gì?

Những lời trên là đạo lý hoàn chỉnh trong học thuyết lập mệnh của thánh hiền, hy vọng ông có thể lĩnh hội toàn bộ”.

Đạo sĩ nói xong, liền xuống thuyền, lập tức không thấy nữa.

Có ghi chép rằng: Người xưa giảng, thuận theo trời, tuân theo tự nhiên, chủ yếu để nói rằng không nên quá chú tâm vào kết cục của sự việc. Chỉ quan tâm trồng trọt mà không tính đến thu hoạch. Bởi vì thân người nhỏ bé phiêu bạc, còn thế giới lại quá rộng lớn, bao la, nên rất nhiều yếu tố có thể xuất hiện khiến người ta không thể đoán trước, cũng như không thể can thiệp được. Khi làm bất cứ việc gì, chỉ cần xem trọng nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, hết sức chuyên tâm để làm sao mọi việc đều được thực hiện theo cách tốt nhất, cố gắng làm hết trách nhiệm của một chính nhân là trọn vẹn lắm rồi, còn kết cục như thế nào đều tùy thuộc vào Thiên ý.

Những người hiểu được đạo lí này, lấy việc làm người đặt lên vị trí hàng đầu, lấy nỗ lực thực hiện công việc làm bổn phận, đối với được và mất của con người thế gian chính là không nên xem trọng, được cũng thấy vui, mất cũng thấy vui. Vui buồn chẳng qua chính là từ tâm mà ra. Người trong thế tục lại khác, chỉ chú trọng kết quả, hao tổn tâm trí, không từ bất cứ thủ đoạn nào. Thậm chí người có tâm địa xấu xa, chỉ vì để đạt được mục đích nào đó mà không chuyện xấu nào không làm, quả thực khiến người người cảm thấy oán thán.

Huyện lệnh Minh Thạnh dẫu là muốn làm sang tỏ án oan, nhưng lại đi dự đoán cát hung, lấy lợi ích bản thân đặt trên chính nghĩa, thiên lý. Làm quan mà trong tâm không nghĩ tới công chính, lại chỉ nghĩ tới phúc họa bản thân, thực là lừa mình dối trời! Dẫu thế, ít ra vị huyện lệnh này vẫn còn tốt hơn so với người tham tiền cướp đoạt của dân và làm việc bất chính, vì trong tâm vị ấy vẫn còn hai từ công chính. Kẻ bẻ cong pháp luật, tham tiền mà làm chuyện bất chính, không chỉ là lừa dối thiên địa, mà còn đang tạo ác nghiệp, họa hại con cháu.

Như Thủy – Theo Sound of Hope

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x