Cấm smartphone ở trường học: Nhiều nước muốn học theo Pháp

02/10/18, 09:26 Công nghệ

Lệnh cấm smartphone cùng máy tính bảng và đồng hồ thông minh ở trường học của Pháp có hiệu lực vào tháng 8 vừa qua đã được ca ngợi là “bộ luật cho thế kỷ 21”. Tuy nhiên, ngoài Pháp, cũng có nhiều nước khác nhen nhóm ý định thi hành lệnh cấm dạng này.

Hình ảnh có liên quan
Gần đây, Pháp là quốc gia tiên phong cấm học sinh sử dụng smartphone ở trường học. (Ảnh qua aftenposten.no)

>>> Pháp cấm học sinh sử dụng smartphone ở trường học

Pháp quan ngại về smartphone

The Independent trích dẫn lời Tiến sĩ – nhà tâm lý học Linda Papadopoulos: “Trẻ em đang được sở hữu tất cả các công cụ giao tiếp mới này và chúng bắt đầu tương tác trực tuyến – điều này có thể sẽ rất khác so với việc giao tiếp trực tiếp mà chúng đã quen thuộc từ lâu. Nếu cha mẹ không dành thời gian để chỉ ra sự khác biệt giữa việc giao tiếp trực tuyến và ngoại tuyến cho trẻ, và chuẩn bị tâm lý cho chúng khi mọi thứ trở nên lệch lạc trên các mạng xã hội trực tuyến – chúng sẽ có nguy cơ cảm thấy bị cô lập hoặc thậm chí là bị bắt nạt”.

Trước đó, Pháp cũng đã có luật cấm trẻ em sử dụng điện thoại di động trong giờ học. Tuy nhiên, người Pháp ngày càng quan ngại rằng con họ đang quá phụ thuộc vào điện thoại thông minh. Do đó, chính phủ đã quyết định mở rộng lệnh cấm điện thoại di động cả vào giờ ăn và các giờ nghỉ giải lao khác.

Từ tháng 9, trẻ em đã phải tắt điện thoại hoặc để điện thoại trong tủ khóa ở trường. Đối với học sinh trên 15 tuổi, chính phủ cho phép các trường tự quyết định có nên áp dụng lệnh cấm đối với nhóm tuổi này hay không. Một số học sinh dưới 15 tuổi nhưng bị khuyết tật được miễn lệnh cấm.

Anh, Thụy Điển và Mỹ cũng đồng tình

Ở nước láng giềng Anh, một số trường đã áp dụng lệnh cấm điện thoại triệt để theo chính sách riêng của trường. Theo báo cáo của công ty viễn thông Telenor, các học sinh Thụy Điển từ 10-15 tuổi đều ủng hộ cấm điện thoại trong trường học.

Nghiên cứu năm 2015 mang tên “Ill Communication: Tác động của điện thoại di động lên thành tích học tập” phát hiện ra: Học sinh 16 tuổi cải thiện điểm số của mình lên 6,4% khi trường ban lệnh cấm sử dụng điện thoại.

The Guardian trích dẫn lời của các nhà nghiên cứu Louis-Philippe Beland và Richard Murphy: “Chúng tôi nhận thấy không chỉ thành tích của học sinh được cải thiện, mà cả các học sinh chậm hiểu, chậm tiếp thu cũng cải thiện đáng kể. Chúng tôi phát hiện ra tác động của việc cấm sử dụng điện thoại đối với học sinh tương đương với một giờ học thêm mỗi tuần ở trường, hoặc có thể làm tăng thời gian học thêm năm ngày một năm”.

Trong nghiên cứu năm 2016, khoảng 30% học sinh Mỹ đồng tình với lệnh cấm sử dụng điện thoại thông minh trong trường. Báo cáo nghiên cứu cho biết: “Tuy nhiên, rất khó để trông chờ trường học có thể loại bỏ hoàn toàn các vấn đề liên quan đến điện thoại di động. Vì vậy, các cổ đông của trường phải xem xét thật cẩn thận những lợi ích và rào cản đối với học sinh trong quá trình đưa ra chính sách”.

Học sinh có xu hướng dễ bị điện thoại thông minh gây sao nhãng, khiến thành tích học tập bị hạn chế và các mối quan hệ thầy-trò trở nên lỏng lẻo. Nếu xét ở khía cạnh này, lệnh cấm rất có ý nghĩa và hứa hẹn sẽ mang đến một số kết quả khả quan.

Australia đang cân nhắc chỉ cho học sinh dùng “dumb phone”

Kết quả hình ảnh cho toffee t5 latest best selling 1.8" mobile phone with camera & dual sim keypad phone with auto call recording function sd card slot internet, facebook,
Australia đang cân nhắc chỉ cho học sinh dùng “dumb phone”. (Ảnh qua TechCyberNews)

Vào tháng 6, chính phủ tiểu bang New South Wales, Australia đã đề xuất cấm học sinh dùng điện thoại thông minh ở trường, thay vào đó chỉ cho phép những chiếc điện thoại “kiểu cũ” cơ bản.

Đây được gọi là chính sách “dumbphone” (nghĩa đen là “điện thoại ngu ngốc”, trái với smartphone), được đề xuất dựa trên nghiên cứu của nhà tâm lý học trẻ em, bác sĩ Michael Carr-Gregg. Ông đã xem xét việc sử dụng điện thoại thông minh trong học đường từ mẫu giáo đến lớp 12 trên toàn tiểu bang.

Ông nói: “Đây là những chiếc điện thoại không có camera, không truy cập Internet. Nhưng chúng vẫn đủ khả năng để những người trẻ có cơ hội giao tiếp với cha mẹ mà tôi nghĩ là việc hợp pháp”.

Nghiên cứu về sử dụng smartphone trong học đường của Tiến sĩ Carr-Gregg là nghiên cứu đầu tiên về đề tài này ở Úc. Nghiên cứu này cũng cho thấy các khiếu nại đe dọa trực tuyến ngày càng tăng.

Xét về những đe dọa trực tuyến của điện thoại thông minh do nghiên cứu rút ra được, Tiến sĩ Carr-Gregg phát biểu:

“Chúng tôi biết rằng nó làm gián đoạn việc học tập ở trường”.

“Và chúng tôi đặc biệt quan tâm đến tác động ở các trường tiểu học, có một số lượng cực lớn trẻ em có thể truy cập Snapchat, Instagram và các phương tiện truyền thông xã hội khác”.

“Tôi nghĩ vấn đề chính là khi bạn thấy một trong bốn đứa trẻ dưới 12 tuổi bị rình rập và quấy rối và lạm dụng trực tuyến – chúng ta không thể ngồi xuống và không làm gì cả”.

Hiện vẫn còn phải theo dõi để xem các nước khác có “noi theo” Pháp đưa lệnh cấm smartphone vào luật hay không, nhưng rõ ràng xu hướng này đã phản ánh nhận thức chung của cộng đồng về ảnh hưởng xấu của điện thoại thông minh đến các em nhỏ.

>>> Những ảnh hưởng của smartphone sẽ khiến bạn muốn rời xa nó một thời gian

>>> Nhiều quốc gia cấm thiết bị không dây ở trường học, chúng nguy hiểm đến mức nào?

Xuân Nhạn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

x