Cái nhìn đa chiều về câu chuyện Việt Nam xâm lược Campuchia: Vấn đề là ở chính danh!

07/06/19, 17:41 Tri thức

Nhắc lại câu chuyện 3 nước tranh nhau thời kỳ Tam Quốc. Tào Tháo và Lưu Bị đều giương cao ngọn cờ “khôi phục Hán thất” tuy nhiên luận về xuất thân thì kẻ tám lạng, người nửa cân, không ai hơn ai. Tào Tháo là con của một khai quốc công thần, lại sớm lập nhiều công trạng, nhưng không phải con cháu nhà Hán. Lưu Bị tuy là họ hàng xa của đương kim hoàng đế, nhưng xuất thân bần hàn, phải bán giày ngoài chợ.

Người dân Campuchia vẫy tay chào binh lính Việt Nam rời Campuchia vào tháng 9/1989, kết thúc 11 năm Việt Nam đóng quân ở đất nước này. (Ảnh: Getty Images)

Thế nhưng, Tào Tháo là mới chính người có thể khiến nhiều anh hùng hào kiệt quy tụ dưới trướng của ông, đi đến đâu thì nơi đó đều có người bàn chuyện hàng phục Tào Tháo. Tại sao như vậy? Nói cho cùng cũng bởi hai chữ “chính danh“.

Sau khi Đổng Trác mất, Tào Tháo đón Hán Hiến Đế đến Hứa Xương. Có được hoàng đế trong tay, Tào Tháo lúc đó đã “mượn danh thiên tử để thống lĩnh chư hầu”, bởi vì tất cả mệnh lệnh của ông đều có sự “phê chuẩn” của thiên tử.

Nói về chuyện cuộc chiến chống Campuchia

Nay nói về cuộc chiến chống chính quyền Khmer đỏ. Dù muốn hay không cũng phải thừa nhận sự đóng góp và hy sinh của Việt Nam trong việc cùng nhân dân Campuchia chấm dứt tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ. Xét về bản chất, nó là cuộc chiến tự vệ, hay là cuộc chiến xâm lược, hay là cuộc chiến tự vệ phản kích? Điều đó sẽ không còn quá quan trọng, nếu như Việt Nam có 1 tính chính danh.

Trở lại thời điểm năm 1978, sau khi chính quyền Khmer Đỏ tấn công một số tỉnh biên giới phía tây nam lãnh thổ, vì tự vệ, chính quyền Việt Nam đã tổ chức phản công và truy kích quân đội Khmer Đỏ đến tận biên giới Thái Lan.

Thủ tướng Lý Hiển Long (Ảnh qua Sputniknews)

Giả thiết, nếu ngay khi ấy, chính quyền Việt Nam giao lại quyền tự quyết cho người dân của họ và rút quân về nước, có lẽ quốc tế đã chẳng thể có lý do trách cứ chính quyền Việt Nam trong việc tấn công vào lãnh thổ Campuchia, thậm chí, đánh đổ cả chính quyền của họ. Nhưng điều đáng nói là chính quyền Việt Nam đã duy trì quân đội Việt Nam ở đấy đến tận 10 năm sau, năm 1989 mới rút quân về nước. Và Liên Hợp Quốc có cớ khi nói rằng Việt Nam đã xâm lược Campuchia bởi Nghị quyết 3314/1974 định nghĩa về những hành vi có thể bị xem như là ‘Xâm lược’ bao gồm : ‘Hành vi tấn công hoặc xâm chiếm và chiếm đóng lãnh thổ của một quốc gia khác’.

Tuy nhiên sự tấn công tàn bạo của quân đội Khmer đỏ vào dân thường trong lãnh thổ Việt Nam là có thật, sự sát hại diệt chủng của Khmer Đỏ đối với người dân Campuchia là có thật, vậy thì vai trò gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc ở đâu trong suốt thời gian đó? Rốt cuộc thì Liên Hợp Quốc hay Việt Nam, hay Campuchia mới là bên tổn thất nhân mạng, do đó khi Liên Hợp Quốc gọi một quốc gia là nước xâm lược liệu Liên Hợp Quốc có đảm bảo được sự công bằng cho bất cứ bên nào khi có thương vong?

Xương cốt các nạn nhân chế độ diệt chủng Pol Pot (Ảnh: katrinasblogproject)

Tuy nhiên, có lẽ ít người biết đến là trong cuộc chiến này, Liên Hợp Quốc đã nhìn vào tính “chính danh” để phán xét hay áp đặt chế tài lên sự việc. Trong thời điểm đó, người có quyền quyết định tính chính danh của quân đội Việt Nam thực sự không phải là Liên Hợp Quốc, mà là một người khác: Vua Norodom Sihanouk của đất nước Campuchia.

Vào thời Pol Pot còn nắm quyền, vua Sihanouk là một con cờ mang tính chính danh của chính quyền Cộng sản Campuchia, Pol Pot luôn cử người theo dõi và kiểm soát của nhà vua, kể cả khi ra nước ngoài. Nói cách khác, đức vua Sihanouk chính là bộ mặt ngoại giao của chính quyền Pol Pot tàn bạo lúc bấy giờ. Và nhà vua cũng không chịu nổi sự kèm cặp nghẹt thở này. Trong một chuyến công du nước ngoài, ông nhận thấy đây là cơ hội tốt cho mình, khi đó ông đã lén gửi cho những người phương Tây mà ông không quen biết (tình cờ họ là những mật vụ Mỹ) một lá thư cầu cứu. Vận may đã đến với ông, những người Mỹ đã tổ chức một cuộc giải cứu và bảo toàn tính mạng cho ông.

Lúc này đây, cả Liên Hợp Quốc đổ ánh nhìn về ông, các nước như Trung Quốc Việt Nam và Campuchia cũng nín thở theo dõi hành động kế tiếp của ông. Ông có trong tay cơ hội để dẫn dắt đất nước Campuchia theo con đường nghiêng về phía phương Tây, hay là về quay về phía Đặng Tiểu Bình xưng thần mong chờ cơ hội phục quốc và đoàn tụ cùng hoàng tộc. Polpot là 1 con thú dữ được dưỡng thành và bảo trợ bởi chính ĐCSTQ, do đó chính quyền Trung Quốc không thể khoanh tay đứng nhìn. Sau đó Trung Quốc lấy danh nghĩa thành viên của Liên Hợp Quốc để gặp gỡ và thực hiện vai trò thuyết khách đối với ông. Và nước cờ ngoạn mục này đã thành công đến nổi ông hoàng tin vào viễn cảnh tươi đẹp mà ĐCSTQ đã vẽ ra cho ông, sau đó ông hoàng tiếp tục sống cho đến hết đời tại Trung Quốc.

Vua Norodom Sihanouk. Ảnh qua New York Times)

Khái quát lại những sự kiện trên để nói rằng, Việt Nam tiến vào lãnh thổ Campuchia để đánh Khmer Đỏ có phải là “xâm lược” Campuchia hay không, mấu chốt không nằm ngoài hay chữ “chính danh”, và đó không phải là điều mà Việt Nam có thể quyết định. Điều đáng tiếc là vua Norodom Sihanouk đã không có bất cứ phát ngôn nào, mặc dù sự thực là Việt Nam đang trợ giúp Campuchia thoát khỏi một trong những nạn diệt chủng kinh hoàng nhất trên thế giới, khiến 3 triệu người chết trong vòng 4 năm.

Đây quả thực là 1 lựa chọn đáng tiếc đối với người dân Việt Nam lẫn Campuchia, hệ quả là dẫn đến cuộc chiến biên giới năm 1979 giữa Việt Nam và TQ. Vì TQ lúc này đã nắm trong tay tiếng nói đại diện cho campuchia, lấy danh nghĩa là nói tiếng nói của Sihanouk, thay người dân Campuchia “dạy Việt Nam 1 bài học”. Vì hoàn cảnh của quân đội Việt Nam lúc ấy không thể về nước khi vẫn còn giằng co với quân Polpot. Và nếu như Sihanouk lựa chọn phương Tây và có sự can thiệp của quân gì giữ hòa bình, có lẽ tình huống sẽ khác, người Việt Nam sẽ rút đi trong hòa bình và không mang điều tiếng là “quân xâm lược”.

Trong cuộc đời của vua Sihanouk có 6 năm (từ 1971 đến 1976) đứng đầu Khmer Đỏ, điều mà giới trí thức Campuchia không bao giờ quên được, và một lần kêu gọi tấn công lực lượng quân đội bảo vệ mạng sống cho người dân quê hương ông. Liệu sau này nhà vua có thấy tiếc nuối vì những hành động của bản thân của mình hay không? Khó mà biết được những năm cuối đời ông suy nghĩ vì đức vua sống những năm cuối đời và qua đời vì bệnh tim tại Trung Quốc, một nơi không mấy thân thiện với tự do ngôn luận.

Thiên Bảo

Xem thêm:

 

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Hạt giống

    Hạt giống

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

x