Có đúng là Việt Nam đã xâm lược Campuchia như lời của Thủ tướng Lý Hiển Long?

06/06/19, 15:27 Việt Nam

Thủ tướng Singapore, ông Lý Hiển Long, phát ngôn rằng, Việt Nam đã từng xâm lược Campuchia. Phát ngôn này đã gây nên làn sóng phẫn nộ của nhân dân Cam lẫn nhân dân Việt. Tuy nhiên, theo luật sư Đặng Đình Mạnh – thành viên của Đoàn Luật Sư Thành Phố Hồ Chí Minh thì ông Long không hề sai khi phát ngôn như vậy!

Thủ tướng Lý Hiển Long (Ảnh: Youtube)

Dưới đây là chia sẻ của Luật sư Mạnh trên trang cá nhân:

“Dưới góc độ công pháp quốc tế, không điều gì có thể biện minh được cho việc quân đội của quốc gia này chiếm đóng lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền khác. Gọi đúng tên, đó là hành vi xâm lược.
Năm 1965, khi Hoa Kỳ đổ quân vào Đà Nẵng, một khu vực nằm dưới vĩ tuyến 17. Ngay lập tức, chính quyền Việt NamDCCH tố cáo cho rằng đấy là hành vi xâm lược. Cho dù, thực tế sự đóng quân của Hoa Kỳ tại Đà Nẵng là thực hiện theo sự cho phép của chính quyền Việt NamCH, khi ấy đang quản lý lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 trở xuống theo Hiệp Định Geneve 1954.

Tương tự, năm 1979, trong cuộc chiến vỏn vẹn chưa đầy tháng, thì chính quyền Việt Nam cũng lên tiếng tố cáo Trung Quốc xâm lược khi họ huy động quân đội tràn qua sáu tỉnh biên giới phía bắc.

Điều đó chứng tỏ Việt Nam, một thành viên của Liên Hiệp Quốc hiểu rất rõ về nguyên tắc tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trong mối bang giao quốc tế là luôn luôn chống lại sự chiếm đóng lãnh thổ của quân đội quốc gia ngoại bang. Nguyên tắc này quy định tại khoản 4 điều 2 Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Nghị quyết 3314/1974 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

Nghị quyết 3314/1974 định nghĩa về những hành vi có thể bị xem như là ‘Xâm lược’ bao gồm : ‘Hành vi tấn công hoặc xâm chiếm và chiếm đóng lãnh thổ của một quốc gia khác’.

Trở lại thời điểm năm 1978, sau khi chính quyền Khơ-Me Đỏ tấn công một số tỉnh biên giới phía tây nam lãnh thổ, vì tự vệ, chính quyền Việt Nam đã tổ chức phản công và truy kích quân đội Khơ-Me Đỏ đến tận biên giới Thái Lan. Giả thiết, nếu ngay khi ấy, chính quyền Việt Nam giao lại quyền tự quyết cho người dân của họ và rút quân về nước, có lẽ quốc tế đã chẳng thể có lý do trách cứ chính quyền Việt Nam trong việc tấn công vào lãnh thổ Campuchia, thậm chí, đánh đổ cả chính quyền của họ. Nhưng điều đáng nói là chính quyền Việt Nam đã duy trì quân đội Việt Nam ở đấy đến tận 10 năm sau, năm 1989 mới rút quân về nước.

Việc duy trì quân đội chiếm đóng ở nước ngoài như vậy đã đủ yếu tố cấu thành hành vi xâm lược theo công pháp quốc tế, khiến cộng đồng quốc tế phản ứng. Điều này như chính Việt Nam đã phản ứng trước Hoa Kỳ (năm 1965) và Trung Quốc (năm 1979) khi họ đưa quân đội vào lãnh thổ Việt Nam. Hậu quả phát sinh khá nhiều hệ lụy bất lợi cho Việt Nam, điều thấy rõ nhất là Việt Nam bị cấm vận trong nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm cả mối bang giao quốc tế.

Sự cấm vận và sự ghẻ lạnh trong bang giao quốc tế có nguyên nhân thuần túy chỉ vì hành vi bị cho là xâm lược của Việt Nam mà thôi. Điều này không quá liên quan đến vấn đề ý thức hệ mà nhiều người đã lầm tưởng.

Sau đó, mối bang giao quốc tế đối với Việt Nam đều được kết nối trở lại. Hoàn toàn không phải vì đã có một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia, mà đơn thuần chỉ vì một yếu tố duy nhất : Việt Nam rút quân đội ra khỏi lãnh thổ nước khác. Bằng sự rút quân đội về nước, thì Việt Nam đã chấm dứt sự vi phạm công pháp quốc tế.

Theo tiêu chuẩn công pháp quốc tế, thì phát biểu của ông Lee là hoàn toàn phù hợp. Hơn nữa, ông Lee là đương kim nguyên thủ của một quốc gia, cho nên, phát biểu của ông ấy trước cộng đồng quốc tế không thể tùy tiện cảm tính như một thứ dân, mà phải hoàn toàn theo công pháp quốc tế.

Nhiều Fbker Việt Nam đã ‘nóng mặt’ phản ứng với tuyên bố của ông Lee. Họ cho rằng ông ấy nợ Việt Nam một lời xin lỗi theo cách nói của nhiều chính trị gia Việt Nam rằng ‘Thế giới nợ Việt Nam một lời xin lỗi’ (về vấn đề Campuchia). Thực ra, ông Lee nói một đằng trên cơ sở công pháp quốc tế về hành vi Việt Nam đóng quân đội trên lãnh thổ của nước khác, nhưng Fbker Việt Nam lại trách cứ một nẻo cho rằng ông Lee phê phán hành vi tự vệ của Việt Nam trước sự chủ động tấn công của Khơ-Me Đỏ. Thật là ông nói gà, bà trách vịt.

Thế nên, ông Lee không sai đâu ạ!”

Đăng theo Facebook Đặng Đình Mạnh. Vui lòng xem bài gốc tại đây.

Xem thêm:

 

 

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

x