Cách New Zealand ‘chế ngự’ dịch viêm phổi Vũ Hán chỉ trong 10 ngày

09/04/20, 12:11 Thế giới

Trong khi các quốc gia khác đang phải vật lộn với diễn biến khá phức tạp của đại dịch Vũ Hán (Covid-19), New Zealand đã áp dụng các chiến lược “dập dịch” hiệu quả và chỉ mất 10 ngày để thấy những thành công đầu tiên, Theo Washington Post.

Khách du lịch bên ngoài sân bay Christchurch, New Zealand ngày 6/4/2020. (Ảnh: AP)

Đã gần 2 tuần trôi qua kể từ khi New Zealand áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt tới mức các hoạt động như tắm biển hay săn bắn đều bị nghiêm cấm. Những hoạt động này bị coi là không thiết yếu và chính phủ New Zealand cũng yêu cầu người dân không làm bất kỳ điều gì có thể gây hao tổn nguồn lực của các dịch vụ khẩn cấp. Người dân chỉ đi bộ hoặc đạp xe loanh quanh trong khu phố của họ, đứng xếp hàng cách nhau 2m bên ngoài các cửa hàng tạp hóa, cũng như áp dụng mô hình học ở nhà cho học sinh.

Cách tiếp cận này của chính phủ New Zealand được mô tả là biện pháp “dập dịch” hiệu quả, thay vì kiềm chế dịch bệnh và “làm phẳng đường cong” như chiến lược của Mỹ và nhiều nước phương Tây. Chỉ trong 10 ngày, chiến lược chống dịch Vũ Hán của New Zealand đã cho thấy kết quả rất khả quan.

Ngay từ khi dịch bắt đầu xuất hiện, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cùng nhóm cố vấn của bà đã đưa ra một thông điệp ngắn gọn và đơn giản: “Hãy ở nhà. Đừng tiếp xúc với bất kỳ ai ngoài gia đình mình. Hãy là người có trách nhiệm. Chúng ta sẽ cùng nhau chiến đấu.”

Thủ tướng New Zealand liên tục nhắc lại thông điệp này trong các cuộc họp báo về mọi vấn đề, từ giá rau củ cho tới trợ cấp lương. Ngoài ra, bà cũng thường xuyên cập nhật tin tức dịch bệnh Vũ Hán và trả lời các câu hỏi trên Facebook khi đang ngồi ở nhà, thậm chí lúc mặc áo len ngồi trên giường ngủ.

Ngày 23/3, Thủ tướng Ardern phát đi một tuyên bố khác và ra thời hạn 48 giờ để chuẩn bị phong tỏa cấp 4, cấp toàn quốc.Từ đêm 25/3, lệnh phong tỏa bắt đầu có hiệu lực, tất cả người dân phải ở nhà trong 4 tuần và chỉ được ra ngoài để tới siêu thị hoặc tập thể dục gần nhà, trừ những người làm trong lĩnh vực y tế.

Tuy nhiên, không phải không có những người phản đối lệnh phong tỏa và pháp luật từ người dân. Cụ thể, cảnh sát New Zealand đã phải giải tán một số người cố tình đi lướt sóng. Bộ trưởng Y tế New Zealand David Clark bị giáng cấp trong nội các sau khi bị phát hiện lái xe đưa gia đình đi biển giữa lệnh phong tỏa.

Nhưng có vẻ phần lớn người dân New Zealand đều đồng lòng trong cuộc chiến chống dịch Vũ Hán. Đường dây nóng của cảnh sát luôn “quá tải” khi liên tiếp nhận được các cuộc gọi tố giác người vi phạm lệnh phong tỏa. Thậm chí đảng Quốc gia đối lập cũng ủng hộ quyết định của chính phủ, thay vì chỉ trích.

Khu phố tài chính sầm uất Wellington ở New Zealand không bóng người hôm 26/3. (Ảnh: AFP)

Những nỗ lực của New Zealand đã được đền đáp, sau khi đạt đỉnh với 89 ca vào ngày 2/4, số người nhiễm virus Vũ Hán hàng ngày đã giảm xuống 67 ca vào 6/4 và 54 ca vào 7/4. Phần lớn trong số đó đều là ca nhiễm “ngoại nhập” nên việc theo dõi lịch sử đi lại và khoanh vùng ổ dịch tương đối dễ dàng.

Đến sáng 9/4 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Ardern tiếp tục áp dụng thêm các biện pháp cách ly mạnh tay đối với tất cả công dân từ nước ngoài trở về kể từ đêm 9/4 cho đến khi có thông báo mới. Cụ thể, các công dân từ nước ngoài trở về sẽ bị cách ly tập trung, không được cách ly tại nhà. 

Hệ thống y tế của New Zealand không phải đối mặt với tình trạng quá tải, bởi có rất ít bằng chứng cho thấy virus Vũ Hán đang lây lan trong cộng đồng ở nước này. Số ca nhiễm virus mới của New Zealand chỉ tăng lên 29 trường hợp trong ngày 9/4, thấp nhất kể từ ngày 21/3. Cho đến nay, New Zealand đã ghi nhận 1.239 ca nhiễm và duy nhất một ca tử vong.

Việc có thể ngăn chặn dịch ngay từ giai đoạn đầu đã cho thấy “chiến thắng của khoa học và khả năng lãnh đạo Thủ tướng Jacinda Ardern đã có cách tiếp cận quyết liệt và dứt khoát khi đối mặt với mối đe dọa này. Các quốc gia khác ứng phó với dịch theo cấp độ tăng dần nhưng chúng tôi làm thì ngược lại“, ông Michael Baker, giáo sư về y tế cộng đồng tại Đại học Otago và là nhà dịch tễ học hàng đầu đất nước cho hay.

Ông Baker giải thích thêm, trong khi các quốc gia phương Tây cố gắng làm chậm tốc độ lây lan của dịch và “làm phẳng đường cong” của dịch Vũ Hán, New Zealand đã cố gắng “dập dịch triệt để”. Được biết, một số bác sĩ Mỹ đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Donald Trump theo đuổi chiến lược dập dịch tương tự như New Zealand.

Theo ông Baker, thách thức tiếp theo của New Zealand là một khi dập được dịch Vũ Hán, họ sẽ làm thế nào để dịch bệnh không bùng phát trở lại. Chính quyền của Thủ tướng Ardern sẽ không cho phép bất kỳ ai nhập cảnh vào New Zealand cho tới khi virus Vũ Hán bị xóa sổ trên toàn cầu hoặc có vaccine phòng trị. Nhưng những biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt có thể được nới lỏng dần dần và cuộc sống của người dân New Zealand có thể trở lại gần như bình thường.

Là một đảo quốc nhỏ bé, New Zealand có thể dễ dàng đóng cửa biên giới. Đặc điểm địa lý khiến cho quốc gia này giống một ngôi làng và mọi người đều biết nhau, tin tức được truyền đi rất nhanh. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là các biện pháp phòng chống dịch bệnh được New Zealand thực hiện rất nghiêm ngặt và chặt chẽ.

Thiện Thành (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x