Cách dạy con của các minh quân Đại Việt tuyệt vời như thế nào?

07/03/19, 09:30 Cổ Học Tinh Hoa

Các hoàng tử là người sau này phải đảm nhiệm những trọng trách lớn, nên các bậc minh quân và triều đình đều xem trọng việc dạy dỗ họ. Trong sử Việt cũng lưu truyền một số câu chuyện về các bậc minh quân dạy dỗ con.

Cách dạy con của các minh quân Đại Việt tuyệt vời như thế nào?. Ảnh 1
Thượng hoàng Trần Minh Tông (p) và vua Trần Hiến Tông. (Ảnh cắt trên Youtube)

Con trẻ như tờ giấy trắng, muốn con trưởng thành thì bậc làm cha mẹ cần dạy dỗ con theo lẽ phải và đạo lý làm người. Người xưa có câu rằng: Học là học để làm người, biết điều hơn thiệt, biết điều thị phi.

Vua Trần Minh Tông dùng tấm gương người xưa

Trần Minh Tông là một trong những vị Vua anh minh thời nhà Trần. Thời trẻ ông được cha là Trần Anh Tông dạy dỗ nghiêm khắc, về sau ông cũng nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái.

Cũng như các vua Trần khác, vua Trần Minh Tông sớm nhường ngôi cho con để làm Thượng Hoàng, lui về sống trong hành cung ở Thiên Trường. Mỗi khi các hoàng tử đến, Thượng Hoàng lại bàn về một nhân vật bản triều.

Một lần Uy túc vương Văn Bích thưa với thượng hoàng rằng: “Phàm bình luận nhân vật để dạy các hoàng tử, thì chỉ nên nói đến việc của người hay, còn việc của người dở, hãy gạt bỏ đi, không nên nói để cho người nghe về sau khỏi bắt chước”.

Thương Hoàng Minh Tông cho rằng:

“Việc làm của kẻ hay, người dở thì tất thảy đều nên bàn đến cả, không thể gác bỏ thiên lệch được. Nếu con ta quả là người hiền thì việc hay tất phải nghe mà bắt chước, nghe việc dở tất ghét mà tránh đi. Thế thì kẻ hay, người dở đều có thể làm gương cả. Nếu con ta quả không hiền thì cứ gì phải thấy việc dở rồi sau mới bắt chước. Cứ xem như Thái Khang (một vị vua nhà Hạ) là kẻ hôn quân, thì có phải vì ông vua đời trước chơi bời luông tuồng mà Thái Khang bắt chước đâu? Dưỡng Đế nhà Tùy cũng vậy, miệng nói việc của Nghiêu, Thuấn mà làm thì bạo ngược hơn Kiệt, Trụ, thế có phải thấy người hay mà bắt chước được đâu?”

Các bậc minh quân Đại Việt dạy dỗ con cái như thế nào?
(Tranh minh họa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh”).

Khâm định Việt sử thông giám cương mục

Cuối năm 1356, Thượng Hoàng Minh Tông bị bệnh nặng khó qua khỏi. Khi các hoàng tử có mặt đầy đủ, trên giường bệnh nhà Vua nói rằng:

“Các con cứ xem việc làm của người xưa, việc nào hay thì học, việc gì dở thì tránh, cần gì ta dạy nữa.

Người làm Vua dùng người, không phải là có tình riêng với người đó, mà chỉ nghĩ là người đó hiền thôi. Người ấy theo tấm lòng của ta, giữ chức vụ cho ta, làm việc cho ta, chịu nhọc cho ta mà ta coi là người hiền nên dùng.

Nếu ta là người hiền thì những người làm việc cho ta cũng là người hiền. Nếu ta không hiền thì những kẻ làm việc cho ta cũng không hiền. Đó chính là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương sầu, cùng loại thì hợp nhau”.

Vua Lê Thánh Tông dạy con dùng người ngay thẳng, tránh xa nịnh thần

Lê Thánh Tông là một trong những minh quân bậc nhất sử Việt. Quyết sách chống tham nhũng, tránh xa nịnh thần, chỉ dùng người hiền tài của nhà Vua đã giúp Đại Việt lên đến cực thịnh. Sử sách thời này có ghi nhận rằng: “Ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa, hầu như không có trộm cắp”.

Không chỉ giỏi “trị quốc”, nhà Vua cũng chú trọng việc “tề gia”. Sau khi chọn Thái tử Lê Tranh là người kế vị mình, nhà Vua tìm thầy giỏi dạy dỗ Thái tử. Tuy nhiên, nhận thấy Hoàng thái hậu là người tuy nhân hậu mà không quả quyết, Vua lo Thái tử nghe lời ngon ngọt, quen rồi thì sau này chỉ thích nghe lời ngon ngọt của bọn nịnh thần, vì thế Vua làm một bài thơ dạy Thái tử rằng:

Thân yêu há chẳng hết lòng này,
Xiểm nịnh làm cho dạ đổi thay.
Nước Sở Phàn Cơ nêu đức tốt,
Trưởng tôn hoàng hậu có mưu hay.
Tần vương hận chuyện lăn ra sập,
Vệ Quán lo âu khéo giả say.
Trăm miệng ồn ào tai phải điếc,
Cư Châu đâu thấy được người hay.

Trong bài thơ nhà Vua nhắc nhở rằng nghe nhiều lời ngọt lọt tai “xiểm nịnh” dễ bị mê hoặc làm lòng dạ thay đổi. Đồng thời cũng nhắc đến chuyện các quân vương xưa kia biết dùng người ngay thẳng, can gián vua: Vua nước Sở mê sắn bắn, đại thần Phàn Cơ can không được liền quyết không ăn thịt do Vua săn được. Trưởng tôn hoàng hậu của Đường Thái Tông hiến lên nhiều mưu hay.

Sau đó Vua lại nhắc chuyện Vệ Quán:

Thời nhà Tấn, Vũ Đế thích nghe lời ngon ngọt nên xung quanh toàn là nịnh thần, chỉ còn sót lại Vệ Quán là có lòng trung với triều đình. Vệ Quán thấy thái tử Tư Mã Trung là người đần độn, triều thần xung quanh toàn những kẻ tìm cách lũng đoạn triều đình, nếu để thái tử Tư Mã Trung lên ngôi sẽ không trị nổi đám loạn thần này, nhà Tấn có nguy cơ mất.

Nhưng nếu nói thật lòng thì dễ phật ý vua và dễ bị xử phạt, vì thế Vệ Quán phải giả say, rồi vỗ lên ngai vàng Vũ Đế nói rằng chỗ đó thật đáng tiếc. Tấn Vũ Đế tuy hiểu dụng ý can ngăn của ông, nhưng lờ đi như không biết.

Sau khi Vũ Đế mất, Tư Mã Trung lên ngôi hiệu là Tấn Huệ Đế. Vì Vua không đủ sức trị quốc nên mọi việc đều do các nhiếp chính thay nhau làm, triều đình chia phe phái tranh giành quyền lực. Cuối cùng Huệ Đế bị giết, nhà Tấn hoàn toàn suy sụp, sau đó thì mất.

Bài thơ của vua Lê Thánh Tông kể lại chuyện xưa để răn dạy con rằng cần phải dùng người hiền tài ngay thẳng, tránh xa nịnh thần.

Vua Minh Mạng nghiêm khắc dạy dỗ con

Vua Minh Mạng nổi tiếng về tính nghiêm khắc khi trị quốc, đối với con cái cũng vậy. Cuốn “Đại Nam thực lục” có ghi chép câu chuyện về hoàng tử Miên Phú như sau:

Miên Phú tuy được giáo dục đàng hoàng nhưng bản tính lười học, chỉ thích ăn chơi hưởng lạc.

Năm 1835, Miên Phú cùng các thuộc hạ trong đó có Hoàng Văn Vân tổ chức đua ngựa ngoài thành, gây náo loạn đường phố, một bà lão vì không thể tránh kịp nên bị ngựa của Hoàng Văn Vân xéo chết.

Biết tin, vua Minh Mạng cho người đi điều tra ngay sự việc. Khi sự việc sáng tỏ, Vua cho lột hết áo mũ của Miên Phú, cắt hết lương bổng, bồi thường cho người bị hại 200 lạng bạc, rồi giam lỏng ở nhà, không cho ra ngoài để tự ăn năn sửa lỗi.

Hoàng Văn Vân cưỡi ngựa xéo chết người dân bị đem ra xử chém, các thuộc hạ khác bị đánh 100 gậy và đày đi nơi xa.

Theo Trithucvn

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

  • Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

    Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

  • Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

    Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

    Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

x