Các vị hoàng đế xưa dùng hiếu trị thiên hạ, lưu lại những câu chuyện thần kỳ

25/08/18, 07:45 Cổ Học Tinh Hoa

Trong văn hóa Á Đông, “trung – hiếu – lễ – nghĩa” xưa nay luôn được coi là những đức tính truyền thống của rất nhiều dân tộc, đặc biệt, “hiếu” chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, là chuẩn tắc sống của cả hoàng đế lẫn thứ dân.

Các vị hoàng đế xưa dùng hiếu trị thiên hạ, lưu lại những câu chuyện thần kỳ. (Ảnh từ epochtimes)

>>> Hiếu kính cha mẹ, tại sao nói khó nhất chính là ở chỗ sắc mặt?

Trong “Hiếu Kinh” có ghi rằng: “Người có hiếu, là tuân theo đạo trời, tuân theo nghĩa của đất, là việc phải làm của con người”. “Hiếu” là lẽ thường trong đạo vận hành của trời, là đức dày gánh vác được vạn vật của đất, là hành vi mà con người cần phải làm.

Lấy hiếu để cai trị thiên hạ là một trong những tư tưởng cơ bản của các vị hoàng đế xưa

Trung Hoa là một thể thống nhất giữa gia đình và đất nước, gia đình là đơn vị cấu trúc cơ bản của xã hội, là một đất nước nhỏ, còn quốc gia là đại gia đình lớn. Gia đình hòa hợp thì đất nước hòa bình, gia đình ấm no thì đất nước hưng thịnh, gia đình yên ổn thì xã hội ổn định. Cho nên, từ thời xa xưa, để giáo huấn và trị vì nhân dân đều phải bắt đầu từ việc quản lý gia đình.

Tập sách “Đệ tử quy” giảng rất nhiều về chữ “Hiếu”. Vậy rốt cuộc thế nào là hiếu? Người hiện đại cho rằng hiếu là phụng dưỡng cha mẹ, nhưng người xưa thì lại không nghĩ như vậy. Khi Tử Du hỏi Khổng Tử về chữ hiếu, Khổng Tử đã nói rằng: “Bây giờ người ta nghĩ rằng hiếu thuận chỉ là nuôi dưỡng cha mẹ về mặt đồ ăn thức uống, nhưng chó và ngựa cũng được nuôi dưỡng như vậy kia mà. Nếu như trong lúc phụng dưỡng cha mẹ mà lại thiếu đi lòng tôn kính, vậy có khác biệt gì với việc nuôi chó và ngựa?”.

Khi Tử Hạ hỏi về chữ hiếu, Khổng Tử nói rằng: “Chính là ‘sắc nan’. Khi có việc cực nhọc, con cái chủ động làm thay, có gì ngon mang cho cha mẹ ăn…Như thế chắc gì đã là có hiếu?”. Trong đó “sắc nan” có 2 cách giải thích: Một là khi nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ, thì con cái luôn giữ được một sắc mặt dễ chịu vui vẻ là chuyện khó khăn nhất; Một là ý nói bất kể nét mặt của cha mẹ tốt xấu thế nào thì con cái đều có thể luôn giữ sự tôn kính là điều khó mà có được nhất.

Trong “Đệ tử quy” viết rằng: “Thương yêu ta, hiếu nào khó; giận ghét ta, hiếu phải hiền”. Khi cha mẹ yêu thương chúng ta, thì việc đáp lại bằng lòng hiếu thảo là chuyện thật dễ dàng. Còn khi cha mẹ giận ghét chúng ta, thì chúng ta cũng vẫn phải một mực hiếu thuận với họ, lòng hiếu thuận này mới là điều quý hiếm nhất.

Ngu Thuấn tận hiếu cảm động trời xanh

Ngu Thuấn tận hiếu cảm động trời xanh. (Ảnh từ blogspot)

>>> Trăm thiện hiếu đứng đầu, hãy xem cổ nhân hiếu kính cha mẹ như thế nào?

Từ thời xa xưa, đã có rất nhiều người có thể làm trọn đạo hiếu, nhưng những người trải qua bao nhiêu nguy nan mà vẫn có thể giữ được lòng hiếu thảo như Ngu Thuấn, thì thật sự là hiếm gặp. Ngu Thuấn, vốn mang họ Diêu, tên là Trọng Hoa. Cha ông được gọi là “Cổ Tẩu” (có nghĩa là kẻ mù lòa), là một người không biết lý lẽ, rất ngang ngược cố chấp, đối xử rất tệ với Thuấn.

Mẹ của Thuấn tên là Ốc Đăng, là một người rất tốt bụng, nhưng không may đã qua đời khi Thuấn còn rất nhỏ. Thế là người cha kia cưới thêm vợ. Người mẹ kế là một người phụ nữ không có đức hạnh. Sau khi bà ta sinh em trai tên Tượng, thì người cha thiên vị chỉ thương người mẹ kế này và đứa em trai đó, ba người họ thường hùa nhau để trách chửi và hại Thuấn.

Nhưng Thuấn lại vô cùng hiếu thảo với cha mẹ. Dù cho cha, mẹ kế và em trai coi ông như một cái gai trong mắt, muốn ông sớm biến đi, thì ông vẫn cứ một mực tôn kính hiếu thuận với cha mẹ và yêu thương người em trai này. Ông hy vọng sẽ làm hết sức mình để làm cho gia đình ấm áp hòa thuận, và có thể chia sẻ niềm vui với họ.

Lúc nhỏ, khi chịu sự trách cứ của cha mẹ, thì suy nghĩ đầu tiên trong lòng ông chính là: “Chắc là mình làm việc không tốt ở đâu rồi, nên mới làm cho họ tức giận như vậy”. Thế rồi ông lại càng cẩn thận nghiêm khắc kiểm điểm lại hành vi lời nói của mình, và nghĩ cách để làm vui lòng cha mẹ. Nếu như gặp phải sự trêu đùa gây khó vô lý của em trai, thì ông không những khoan dung, mà còn tự cho rằng chính mình đã không làm được một tấm gương tốt cho em noi theo, nên mới khiến cho đạo đức cư xử của người em khiếm khuyết như vậy.

Ông thường hay tự trách mình, đôi khi ông thậm chí còn chạy ùa ra cánh đồng mà òa khóc, tự hỏi tại sao mình không thể làm mọi việc một cách hoàn hảo để có được sự yêu thích của cha mẹ. Người ta nhìn thấy ông từ tấm bé đã hiểu chuyện và biết hiếu thuận như thế, ai ai cũng hết sức lấy làm xúc động.

Một lần nọ, Cổ Tẩu để Thuấn leo lên sửa mái nhà. Sau khi Thuấn đã đi lên, Cổ Tẩu liền phóng hỏa ngay bên dưới. Khi ngọn lửa hừng hực bốc lên, trong lúc vô cùng nguy hiểm đó, chỉ nhìn thấy hai tay Thuấn cầm mỗi bên một chiếc nón lá lớn, bình tĩnh nhảy xuống đất giống như một chú chim đại bàng vậy, thế là thoát nạn.

Trong một lần khác, Cổ Tẩu sai Thuấn đi đào giếng. Khi Thuấn đào đến nơi rất sâu rồi, thì Cổ Tẩu và Tượng đổ rất nhiều đất xuống giếng, cố ý muốn giết chết Thuấn. Khi Tượng đắc ý tưởng rằng toàn bộ tài sản của Thuấn đều đã thuộc về mình, thì bỗng nhiên nhìn thấy Thuấn đi vào, khiến anh ta hết sức hoảng hốt, nhưng mặt Thuấn lại không tỏ ra nóng giận chút nào, làm như không có chuyện gì xảy ra vậy. Sau đó Thuấn càng tận tình chăm sóc cha mẹ và đối xử tốt với người em trai mình hơn nữa.

Tấm lòng hiếu thảo chân thành này của Thuấn không chỉ làm những người láng giềng cảm động, mà còn khiến cho trời đất vạn vật đều phải xúc động. Ông đã từng trồng trọt ở khu núi Lịch Sơn, chung sống vô cùng hòa thuận với núi rừng cây cối, chim thú, rắn cá; những con vật đều vui lòng đến giúp đỡ ông.

Chú voi hiền lành tốt bụng đến đây để giúp ông cày ruộng; những chú chim nhỏ nhắn nhanh nhẹn, lũ lượt kéo đến giúp ông làm cỏ. Mọi người trông thấy những điều đó đều hết sức ngạc nhiên và ngưỡng mộ, họ đã tận mắt chứng kiến sức mạnh to lớn của sự ​​đức hạnh. Mặc dù vậy, nhưng Thuấn vẫn rất tử tế và khiêm tốn, lòng hiếu thảo của ông đã được nhiều người khen ngợi và đồn đại.

Khi Thuấn thừa kế ngai vàng, ông không cảm thấy vui vẻ, ngược lại còn buồn bã nói rằng: “Ngay cả khi ta làm được đến hôm nay, thì cha mẹ vẫn không thích ta, ta làm thiên tử, làm hoàng đế thì cũng có tác dụng gì đâu?”. Lòng tận hiếu với trái tim chân thành này khiến cho ai nấy đều thấy đồng cảm mà muốn rơi nước mắt! Tuy nhiên, trời cao không phụ lòng người, lòng hiếu thuận của Thuấn cuối cùng đã cảm hóa được cha mẹ và cả em trai Tượng.

Trong “Trung Dung”, Khổng Tử cũng hết lòng ca ngợi Thuấn: “Lòng hiếu thảo của Thuấn vô cùng to lớn”. “Hiếu động lòng trời” của Thuấn cũng được ghi chép làm câu chuyện đầu tiên trong quyển “Nhị thập tứ Hiếu” (24 câu chuyện về lòng hiếu thảo).

Vương Tường nằm trên băng cầu được cá chép

Vương Tường nằm trên băng cầu được cá chép. (Ảnh: Internet)

>>> Bên trong chữ “Hiếu” ẩn chứa điều huyền diệu

“Sưu Thần ký” và “Tấn thư” đều ghi lại câu chuyện kể về Vương Tường nằm trên băng cầu được cá chép. Vương Tường, tự là Hưu Chinh, người ở Lang Nha, là một người con hiếu thảo. Ông mất mẹ từ nhỏ, người mẹ kế là Chu thị đối xử không tốt với ông, bà nhiều lần đã kể xấu về ông trước mặt người cha, thế là ông bị mất đi tình thương yêu của cha mình. Mỗi ngày ông đều bị bắt đi dọn chuồng bò. Khi cha mẹ bị bệnh, ông vẫn không ngại chăm sóc cho họ, mà không chút oán than.

Một lần nọ, người mẹ kế lâm bệnh nặng và muốn dùng cá chép làm thuốc. Lúc đó, tiết trời băng giá, nước sông đã bị đóng băng, đi đâu mới tìm được cá chép đây. Thế là ông đành cởi quần áo, hy vọng rằng có thể dùng nhiệt độ cơ thể của mình để làm băng tan ra để bắt được cá chép. Lúc này, băng bất ngờ nứt ra, một đôi cá chép nhảy lên mặt sông, Vương Tường vui vẻ mang cá về nhà cho mẹ kế. Người dân trong thôn rất kinh ngạc, cho rằng đó là do lòng hiếu thảo của ông đã  cảm động lòng trời nên sự tình mới xảy ra như vậy.

Sau khi Vương Tường lớn lên, mẹ kế vẫn luôn làm khó ông. Nhưng em trai của ông là Vương Lãm thì lại rất biết kính trọng anh trai mình, mỗi lần thấy mẹ trừng phạt anh trai, thì người em trai này sẽ đến ngay cạnh để giải vây. Đức hạnh và học vấn của Vương Tường càng ngày càng được nâng tầm, và danh tiếng của ông cũng ngày càng vang xa.

Người mẹ kế cũng bắt đầu nảy lòng hãm hại Vương Tường, nên đã bỏ độc vào rượu cho Vương Tường uống. Kết quả là đã bị người em trai nhìn thấy, trong tình thế nguy hiểm, vội vàng bước tới giành ly rượu độc, rồi uống ngay tại chỗ, người mẹ kế nhìn thấy cảnh này, liền lập tức đổ hết rượu độc đi, cảm thấy vô cùng xấu hổ. Tình huynh đệ cuối cùng cũng cảm hóa được người mẹ kế. Vương Tường đã dùng đức độ và sự chân thành của mình để chuyển hóa được cái ác này.

Sau khi mẹ kế qua đời, Vương Tường rất đau lòng, đã làm lễ an táng đàng hoàng cho bà. Vương Tường hết mực thương yêu em trai Vương Lãm của mình, Vương Lãm cũng vô cùng tôn kính anh trai, hai huynh đệ họ yêu thương kính trọng lẫn nhau, tiếng tốt đồn xa, khi ấy người đời đã gọi nơi ở của họ là “Hiếu Đễ lí” (ngôi nhà hiếu thuận).

Sau đó, Vương Tường và Vương Lãm đều vào triều làm quan. Có một vị quan lớn đã tặng cho Vương Tường một thanh bảo kiếm gia truyền, và nói với ông rằng người sở hữu thanh kiếm này nhất định sẽ được vinh quang hiển hách. Vương Tường liền mang thanh bảo kiếm tặng cho em trai mình. Sử ký đã ghi chép lại, các hậu duệ 9 đời sau của Vương Tường và Vương Lãm đều làm các công khanh, tức là các vị quan lớn. Đó chính là, gia đình tích được thiện thì ắt có dư dả tin vui.

Mẫn Tử Khiên chiều lòng mẹ mặc áo lau sậy

Mẫn Tử Khiên chiều lòng mẹ mặc áo lau sậy. (Ảnh: Internet)

Mẫn Tổn, tự là Tử Khiên, là người nước Lỗ thời Xuân Thu (Triều nhà Châu) là một đệ tử của Khổng Tử, cùng với Nhan Hồi có đức hạnh nằm trong 24 đạo hiếu.

Mẫn Tử Khiên từ nhỏ đã mất mẹ, người cha của ông lại lấy vợ lẽ, người mẹ sau sinh được 2 đứa con trai. Tử Khiên rất hiếu thảo với cha mẹ, nhưng người mẹ kế lại rất ghét ông, bà dùng bông để may áo ấm cho 2 đứa con trai ruột của mình, còn Tử Khiên thì chỉ được chiếc áo mùa đông làm từ lau sậy

Vào mùa đông, người cha bảo Tử Khiên ngồi trước giúp ông đánh xe, Tử Khiên bị lạnh cứng hết tay, nên cứ hay giữ không chặt được dây cương, làm rớt dây biết bao nhiêu lần, nên đã bị người cha trách mắng, Tử Khiên cũng không lên tiếng giải thích cho bản thân mình.

Sau đó người cha nhìn thấy Tử Khiên mặt mày xanh tái, dùng tay chạm vào thì phát hiện quần áo của ông quá mỏng, mở ra xem thì mới biết đó không phải là áo bông, trong khi hai đứa con trai của người mẹ kế thì đều được mặc áo mùa đông toàn bằng bông.

Người cha cảm thấy rất buồn nên quyết định bỏ vợ. Tử Khiên òa khóc như mưa, cầu xin người cha: “Mẫu tại nhất tử hàn, mẫu khứ tam tử đan”, ý rằng mẹ còn ở lại thì chỉ có một đứa con phải chịu cái lạnh giá, nhưng nếu người mẹ đi mất, thì sẽ có đến ba đứa con chịu đựng giá buốt.

Người mẹ kế nghe vậy lòng cảm động vô cùng, cuối cùng đã hối cải, đối xử công bằng với cả ba người con trai bằng tấm lòng nhân hậu. Câu chuyện về lòng hiếu thảo của Mẫn Tử Khiên cũng từ đó mà truyền khắp thiên hạ.

Tuệ Tâm, theo NTDTV

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x