Các Lạt-ma Tây Tạng niệm chú có thể khiến tảng đá bay cao 250 mét
Tây Tạng được mệnh danh là thánh địa linh thiêng, nơi đó không chỉ có trời xanh mây trắng, mà còn có tín ngưỡng vào Thần, điều mà con người đã lãng quên từ lâu. Cũng chính vì vậy, vùng đất này có thể xuất hiện rất nhiều kỳ tích mà thế giới không thể tưởng tượng được.
Trong con mắt của những người vô thần, Tây Tạng là một nơi vô cùng bí ẩn và lạc hậu, đó là một vùng đất cằn cỗi mà sự hiện đại hóa không thể nào du nhập tới được. Thế nhưng nếu muốn sử dụng những thứ như sắc đẹp, hoặc những cám dỗ hưởng lạc nơi trần tục để lôi kéo người Tây Tạng thì quả thật rất khó.
Bởi vì đối với người dân Tây Tạng, không có tín ngưỡng trong tâm cũng đồng nghĩa với việc mất đi sinh mệnh, vậy nên họ mới không màng đến những vật chất hưởng thụ trước mắt. Nếu như giết chết sự khao khát về tâm linh của họ cũng tương đương với việc lấy đi mạng sống của họ vậy.
Không những vậy, Tây Tạng vẫn luôn là xứ sở huyền bí với những câu chuyện tưởng như khó tin. Một trong những câu chuyện đó là việc các Lạt-ma ở đây sử dụng âm thanh để nâng những khối đá nặng hàng tấn lên độ cao hàng trăm mét để xây dựng các tu viện cheo leo trên vách đá.
Năm 1997, trong cuốn sách “The bridge to Infinity”, tác giả Bruce Cathie đã kể về câu chuyện được Tiến sĩ y khoa Jarl, người Thụy Điển, tốt nghiệp đại học Oxford chứng kiến tại Tây Tạng vào năm 1939.
Trong lần ghé thăm Tây Tạng để chữa bệnh cho một Lạt-ma, Jarl đã tận mắt chứng kiến các tăng nhân ở đây sử dụng âm thanh từ những cây kèn dài và niệm chú để đưa những tảng đá nặng hàng tấn lên những vách núi thẳng đứng cao hàng trăm mét.
Hôm đó, Tiến sĩ Jarl được đưa đến một sườn núi đầy cỏ, xung quanh là những vách đá cao chót vót. Trên một trong những vách đá có một phiến đá nhô ra, ở đó có một hang động cách mặt đất 250m.
Các tăng nhân ở đây muốn đưa một tảng đá có kích thước 1 x 1,5m từ bãi cỏ dưới chân vách đá lên một cửa động nằm trên vách núi đá cao 250m. Để làm được điều này, các tăng nhân huy động 13 chiếc trống và 6 chiếc kèn, xếp thành một cung phần tư của một đường tròn có bán kính 63m.
Tảng đá cần nâng lên được những chú bò Tây Tạng kéo và đặt trên một phiến đá khác rộng chừng 1m, chính giữa phiến đá này được tạc lõm sâu xuống khoảng 15cm, tạo thành hình dáng như một chiếc bát. Phiến đá này và tảng đá cần nâng lên nằm ở chính tâm đường tròn hình bán kính 63m tạo bởi 19 nhạc cụ và cách chân vách đá 250m.
Về phần nhạc cụ, thân của trống làm từ sắt miếng có độ dày 3mm. 8 chiếc trống có đường kính 1m, chiều dài 1,5m; 4 chiếc có đường kính 0,7m và chiều dài 1m; chiếc trống còn lại có đường kính 0,2m và chiều dài 0,3m.
6 chiếc kèn có chiều dài 3,12m và đường kính phần loa kèn là 0,3m. Tất cả các trống và kèn đều được đặt cố định trên các giá treo và có thể điều chỉnh để hướng chính xác về tảng đá.
Công đoạn cuối cùng là sắp xếp gần 200 nhà sư ở phía sau 19 cái nhạc cụ, mỗi nhạc cụ xếp một hàng người, mỗi hàng khoảng 8 đến 10 người. Khi tất cả mọi người đã vào vị trí, nhà sư đứng phía sau chiếc trống nhỏ phát ra tín hiệu bắt đầu trình diễn.
Âm thanh của chiếc trống nhỏ vô cùng sắc bén, vẫn có thể nghe rõ nó ngay cả khi các loại nhạc cụ khác phát ra tiếng động ồn ào; những chiếc trống lớn tạo âm thanh trầm hơn với cường độ cực lớn và ngân dài. Các tăng nhân phía sau cũng đồng thanh tụng kinh với nhịp độ càng lúc càng nhanh.
Không có gì xảy ra trong 4 phút đầu tiên. Nhưng khi tiếng trống và tiếng tụng niệm càng lúc càng dồn dập, thì tảng đá bắt đầu lắc lư rồi đột nhiên bay lên không trung với tốc độ tăng dần theo hướng cửa động. Sau ba phút đi lên, nó hạ cánh nhẹ nhàng xuống cửa động trên vách đá.
Cảnh tượng diễn ra thật phi thường. Những tảng đá (cùng kích thước với những tảng đá dùng để xây kim tự tháp) chỉ mất 3 phút bay theo hình vòng cung dài 500 mét giữa không trung rồi đặt vào đúng vị trí cần di chuyển đến. Bằng cách này, họ đã di chuyển được 5-6 tảng đá lớn trong một giờ.
Vị tiến sĩ sợ rằng mình có thể đã bị thôi miên nên đã đặt máy quay phim để quay lại toàn bộ quá trình. Những đoạn tài liệu này vì lý do nào đó đã bị các nhà chức trách của Anh “phân loại” và đến nay nó vẫn chưa được công bố ra công chúng.
Cảnh tượng ngoạn mục này đã hé lộ ra một bí mật từ lâu nay, đó là sự rung động và nén của trường âm thanh có thể làm mất tác dụng của lực hấp dẫn. Khám phá này đủ để làm rung chuyển thế giới quan của chúng ta.
Sức mạnh của âm thanh cộng hưởng
Lý giải về khả năng vật nặng bằng âm thanh của các Lạt-ma Tây Tạng, Tiến sĩ Bruce Cathie, một người chuyên nghiên cứu về mạng lưới các đường năng lượng bí hiểm của trái đất và các hiện tượng phản trọng lực, cho rằng phản ứng của viên đá không đến từ những bí mật tôn giáo thần bí, mà đến từ kiến thức vật lý vượt trội của các tăng nhân cao cấp Tây Tạng.
Bí mật nằm ở vị trí hình học của các nhạc cụ và sự điều chỉnh hài hòa của tiếng trống và kèn; tiếng tụng kinh kết hợp của các tăng nhân, việc sử dụng giọng đọc của họ ở một cao độ và nhịp điệu nhất định làm tăng thêm hiệu ứng ứng cộng hưởng khiến cho viên đá có thể được nâng lên một cách nhẹ nhàng, chứ không phải nội dung thần bí của kinh kệ tạo ra.
Ngày nay, các nhà khoa học cũng có thể dùng các máy phát âm thanh và loa công suất lớn cộng hưởng với nhau để nâng những tảng đá nặng hàng chục đến hàng trăm cân như ở video sau:
Gia Hưng (Theo SOH)