Bối ngôi quân: Đội quân bách chiến bách thắng của nhà họ Nhạc

19/05/17, 08:42 Cổ Học Tinh Hoa

Nhạc Phi là một vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Trung Quốc, được nhân dân kính phục bởi tinh thần tận trung báo quốc. Nhắc đến Nhạc Phi, không thể không nhắc đến đội quân tinh nhuệ vang danh của nhà họ Nhạc.

Tạo hình của nhân vật Nhạc Phi – Vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Trung Quốc. (Ảnh: Wmtp.net)

Vào triều Tống, năm Thiệu Hưng thứ 10, quân Kim tiến công về phía Nam với quy mô lớn, khi Kim Ngột Truật nghe tin Khinh kỵ binh của Nhạc Phi đang thẳng tiến đến Yển Thành, thì trong tâm vô cùng sợ hãi, nói: “Bao nhiêu tướng cũng không đáng lo, nhưng chỉ mình Nhạc Phi là không thể cản”.

Nhạc Phi, một nhân vật anh hùng tài ba, không chỉ tạo ra một “Nhạc gia quân” bách chiến bách thắng, mà còn được biết đến với nhân cách trung can nghĩa đảm. “Nhạc gia quân” có thể nói là đội kỵ binh chủ lực tinh nhuệ nhất của nhà Tống, và trong “Nhạc gia quân” thì “Bối ngôi quân” lại được gọi là tinh nhuệ của tinh nhuệ.

Câu chuyện bắt đầu…

Kim Ngột Truật của nhà Kim tập kết 15.000 quân với cái tên “Quải tử mã” (ngựa có khả năng quay đầu ngay lập tức), với kỳ vọng có thể đánh tan đội quân tinh nhuệ của Nam Tống (Nhạc gia quân). Và nếu như có thể đánh bại được Nhạc gia quân, thì việc tiêu diệt Nam Tống chỉ là thuận thế tiến hành mà thôi.

Quân Kim khi tiến đánh đã có chuẩn bị kỹ lưỡng, khí thế ngút trời. Kim Ngột Truật tập kết 15.000 quân mạnh nhất của quân Kim, tiến công thẳng vào thiên hạ của nhà Tống, binh sĩ nhà Tống nhất thời không thể ngăn cản được.

Nhạc gia quân từng trải qua biết bao trận chiến gian nan, nhiều lần giải cứu vương triều thoát khỏi cảnh nguy khốn, với rất nhiều kiêu tướng dũng mãnh, nhưng khi nghe nói Kim Ngột Truật phái 15.000 quân “Quải tử mã” cũng không khỏi lo lắng.

Lúc này “Bối ngôi quân” xuất động

Thời kỳ cường thịnh, Nhạc gia quân có đến 10 vạn người, có thể phân thành: Tiền quân, hậu quân, tả quân, hữu quân, trung quân, du kích quân, quân bàn đạp, quân tiên phong, quân chớp nhoáng, quân công phá, thủy quân, bối ngôi quân, tổng cộng 12 loại quân. Trong đó kị binh của Bối ngôi quân là 8.000, bộ binh có khoản mấy ngàn, là do con trai của Nhạc Phi – Nhạc Vân suất lĩnh.

“Ngôi” vốn là chỉ bình rượu, bình rượu của tướng soái phải do thân tín cầm. Trong “Vân lộc mạn sao” có ghi lại: “Binh sĩ tinh nhuệ của Hàn (Hàn Thế Trung), Nhạc (Nhạc Phi), bình thường đều ở trong quân doanh, hầu cận chủ soái, lưng mang bình rượu, gọi là ‘bối ngôi’. Phàm có quân địch mạnh cỡ nào, phái Bối ngôi quân đi, thì không gì là không thể phá được”.

15.000 chiến mã của quân Kim, trên thân mỗi con ngựa đều là chiến giáp, đao thương bất nhập, chiến sĩ tinh nhuệ của nước Kim trên lưng ngựa đằng đằng sát khí, 3 con ngựa một nhóm, lấy dây thừng buộc lại với nhau, dàn quân rộng khắp với số lượng đông nghẹt, có thể ví như tường đồng không thể xuyên thủng. Uy danh, sát khí tung hoành của quân Kim có thể chấn nhiếp đối phương, khiến cho quân địch chưa đánh đã phải khiếp sợ.

“Bối ngôi quân” nắm lấy trát đao đứng ở trên dải đất hoang, không có ngựa, không binh hùng tướng mạnh, hình đơn thế cô. Họ chỉ có Nhạc gia quân, cũng như cái tâm bảo vệ quốc gia phải tất thắng.

Chiến sự bắt đầu. Nhạc Phi lệnh cho “Bối ngôi quân”, trước tiên dựa vào bộ binh tiến nhập nhập vào trận địa của quân Kim, lấy trát đao chém chân ngựa. Một con ngựa ngã xuống, hai con ngựa còn lại sẽ bị dây thừng trói chặt không thể hành động, “Quải tử mã” vì thế mà tê liệt.

Đồng thời Nhạc Phi lệnh cho Nhạc Vân suất lĩnh tinh kị Bối ngôi quân ở phía sau tấn công vào quân địch. Trước khi xuất binh, Nhạc Phi nói với Nhạc Vân: “Không thắng thì trước tiên sẽ trảm con!”. Cuối cùng đã đại phá được quân Kim.

Sau đó Kim Ngột Truật liền thay đổi chiến lược, tập kết 3 vạn kỵ binh phục kích Dĩnh Xương. Nhạc Vân lại dựa vào 800 kỵ binh của Bối ngôi quân giàn trải ra để quyết chiến, đối phó với địch, một lần nữa đại phá tinh kỵ của quân Kim, từ đó quân Kim không dám vượt sông nữa.

Chiến dịch Chu Tiên Trấn danh chấn kim cổ, cũng là kỷ lục kinh điển khi Bối ngôi quân dựa vào 500 tinh binh mà đại phá hơn 10 vạn quân Kim.

Nhạc Phi từ năm Kiến Viêm thứ 3 đã suất lĩnh quân đội chiến đấu với việc xâm lấn phía Nam của quân Kim, rong ruổi biên cương hơn mười năm, đại đa số các chiến dịch của ông đều là lấy ít thắng nhiều, từ đó mà uy danh của Nhạc Phi vang dội khắp Trung Nguyên, làm quân Kim nghe tiếng đã khiếp đảm, trong quân Kim còn có lưu truyền một câu nói rằng: “Hám sơn dịch, hám nhạc gia quân nan”, ý rằng làm núi lay động thì dễ, làm quân Nhạc lay động thì khó.

Nhạc Phi trị binh vô cùng nghiêm khắc, ngày thường luyện tập nghiêm túc như đang trong chiến sự. Cỡi ngựa hạ sơn thân mang giáp sắt, đối với thân thuộc của mình thậm chí còn nghiêm khắc hơn, có công nhất định thưởng, mắc lỗi phạt gấp bội lần. Con trai Nhạc Vân trong lúc luyện tập đã từng vô ý làm ngựa trượt chân, Nhạc Phi đã tức giận dùng roi trừng phạt Nhạc Vân, dùng nghiêm để kiềm chế bản thân, khiến các binh sĩ đều phải phục tùng quân lệnh.

Binh lính và tướng soái dưới quyền nếu dám tự làm theo ý mình, thì sẽ lập tức áp dụng quân kỳ trảm đầu. Buổi tối khi quân đội nghỉ ngơi, có người dân mở của nguyện mời binh sĩ vào nhà nghỉ ngơi, thì không một binh sĩ nào dám vào nhà, toàn quân từ trên xuống dưới phải tình nguyện để mình chịu đói, cũng không thể để người dân phải chịu tổn thất. Quân hiệu là “Đống tử bất sách ốc, ngạ tử bất đả lỗ”, nghĩa là, thà chết rét không cướp nhà, chết đói không cướp lương thực.

Trong dân gian lưu truyền nhiều câu chuyện, kể rằng khi người dân nghe tin Nhạc Gia quân sắp đến, liền dìu già dắt trẻ, dùng xe trâu kéo lương thực, treo chậu hương để nghênh đón Nhạc Gia quân, thậm chí dân chúng tình nguyện chịu đói để Nhạc Gia quân có đủ lương thực, để đánh đuổi quân Kim ra khỏi Trung Nguyên.

Khi binh sĩ bị bệnh, Nhạc Phi tự thân lấy thuốc chữa trị; khi binh tướng ra bên ngoài phòng vệ, sẽ nói thê tử đến an ủi thân quyến của họ. Có người chết trận nhất định sẽ có hậu đài dưỡng dục; khi thăng cấp hoặc có khao thưởng, Nhạc Phi một chút cũng không lấy, toàn bộ chia đều cho các quân quan, vì vậy tướng sĩ đồng lòng, gặp địch không khuất phục.

Hơn nữa Nhạc Phi xuất binh, chỉ giết người cầm đầu tội ác, phần còn lại thì sẽ nói tín nghĩa lẽ phải với họ, không loạn giết người vô tội, đến địch nhân cũng đều kính trọng nhân phẩm của Nhạc Phi.

Nhạc Phi trị quân, cương nhu linh hoạt, ân uy đồng thời sử dụng, đối với binh pháp đều là “vận dụng chi diệu, tồn hồ nhất tâm” (sự kỳ diệu khi vận dụng, tồn tại ở ngay trong tâm) mà không nhận câu nệ. Đúng như ông từng nói, Truật dụng binh là “Nhân, trí, tín, dũng, nghiêm”, thiếu bất cứ cái nào cũng không thể được.

Nhạc Phi đưa ra tư tưởng: “Võ tướng không sợ chết, quan văn không ham tiền”. Ông thực sự là một tấm gương mẫu mực cho những người làm quan noi theo. Tất cả những đức tính thanh liêm chính trực, không sợ quyền thế, không mê nữ sắc, trị quân nghiêm minh, cùng với tinh thần tận trung đền nợ nước của ông được người dân Trung Quốc vô cùng kính phục.

Lê Hiếu biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x