Bộ Ngoại giao Mỹ lên án vụ tấn công xưởng in của báo Epoch Times tại Hồng Kông

14/04/21, 16:43 Thế giới

Ngày 13/4, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên án vụ tấn công của 4 tên côn đồ đeo mặt nạ vào xưởng in ấn của báo Epoch Times Hồng Kông. Đồng thời, Mỹ cũng thúc giục các cơ quan chức năng của thành phố nhanh chóng tiến hành điều tra sự việc.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken. (Ảnh: AFP)

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao cho biết: “Chúng tôi lên án vụ tấn công vào xưởng in của tờ báo Epoch Times, đồng thời kêu gọi chính quyền Hồng Kông điều tra kỹ lưỡng, và sớm đưa thủ phạm ra trước công lý”.

“Mỹ lo ngại về những động thái đàn áp tiếng nói tự do của các phương tiện truyền thông độc lập (tại Hồng Kông) ngày càng gia tăng, bao gồm các hành vi xuất phát từ động cơ chính trị nhắm vào các nhà báo. Chúng tôi cam kết ủng hộ quyền tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin và khuyến khích các tư tưởng tự do trên toàn thế giới”. 

Người phát ngôn nói thêm: “Quyền tự do ngôn luận, bao gồm tất cả các thành viên của báo chí, là yếu tố then chốt đối với sự minh bạch”.

Ngày 12/4, bốn người đàn ông đeo khẩu trang đã cố tình xông vào cơ sở in, đập phá thiết bị bằng búa tạ, và rải các mảnh vỡ xây dựng từ một chiếc túi. Nhiều máy tính và một máy phát đã bị hỏng, buộc cơ sở này phải tạm dừng hoạt động.

Kể từ năm 1997, khi lãnh thổ cũ của Anh – Hồng Kông quay lại quyền cai trị của Trung Quốc, tự do báo chí đã suy giảm dần. Trước đó, nơi đây từng được ca ngợi là “ngọn hải đăng của quyền tự do ngôn luận”

Năm 2002, xếp hạng của Hồng Kông trên ấn phẩm ‘Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới’ của tờ ‘Tổ chức Phóng viên Không Biên giới’ đã từ vị trí thứ 18 giảm xuống vị trí thứ 80.

Theo một cuộc khảo sát từ Hội nhà báo Hồng Kông, trong suốt khoảng thời gian đưa tin về phong trào ủng hộ dân chủ bắt đầu vào tháng 6/2019, ít nhất 141 nhà báo đã báo cáo về việc bị cảnh sát bạo hành bằng lời nói hoặc thể chất, và hàng chục người khác đề cập đến việc bị đối xử thô bạo bởi những người có quan điểm chính trị đối lập.

Trong năm 2020, Bắc Kinh vẫn tiếp tục đưa ra các chính sách thắt chặt quyền kiểm soát đối với thành phố này. Các nhà phê bình chỉ ra rằng điều này phản ánh tham vọng của Bắc Kinh trong việc kiểm soát lãnh thổ Hồng Kông, bất chấp lời hứa bảo tồn quyền tự chủ của Hồng Kông đến năm 2047.

Năm 2020, chính phủ Hồng Kông đã thông qua luật an ninh quốc gia, nhằm dập tắt phong trào ủng hộ dân chủ từng phát triển mạnh mẽ trước đây. Tiếp đó là các cải cách sâu rộng trong bầu cử được đưa ra vào tháng 3/2021, nhằm đảm bảo những người trung thành với Bắc Kinh sẽ tiếp tục lên nắm quyền cai trị thành phố trong tương lai.

Ngoài ra, chính quyền đã truy tố hàng chục nhà hoạt động ủng hộ dân chủ, trong đó có một nhà xuất bản báo địa phương nổi tiếng. Vụ tấn công vào xưởng in của tờ Epoch Times lần thứ hai trong vòng 18 tháng, diễn ra chỉ vài ngày trước khi một tòa án được thiết lập để công bố kết án những nhà hoạt động ủng hộ dân chủ chủ chốt.

Một ảnh chụp màn hình CCTV cho thấy những kẻ đột nhập mặc đồ đen cầm búa tạ đập phá thiết bị in ấn tại xưởng in của Epoch Times ở Hồng Kông vào ngày 12/4/2021. (Ảnh: Epoch Times)

Thời điểm xảy ra vụ phá hoại đang làm dấy lên nghi ngờ rằng, nó được dàn dựng để cản trở sự đưa tin của báo chí về sự kiện này, Guo Jun – Giám đốc của ấn bản Hồng Kông cho biết trong một cuộc họp báo ngày 13/4.

Ông Guo cho hay trong những tháng gần đây, các nhà báo của tờ báo Hồng Kông nói rằng họ bị theo dõi, và các nhân viên in ấn đã phát hiện những chiếc xe lạ bám theo sau đuôi họ.

Năm 2019, một chuỗi cửa hàng tiện lợi nhượng quyền nổi tiếng tại địa phương đã chấm dứt hợp đồng ở Hồng Kông, mà không có bất kỳ lời giải thích nào. Cédric Alviani – Giám đốc văn phòng Đông Á của tờ ‘Tổ chức Phóng viên không biên giới’, nói với tờ Epoch Times vào thời điểm đó rằng họ “không thể thấy lý do chính đáng nào ngoài áp lực từ chính quyền Trung Quốc đối với việc rút lui này”.

“Tự do báo chí là yêu cầu tuyệt đối ở bất kỳ quốc gia nào tôn trọng pháp quyền”, phát ngôn viên của Liên minh Nghị viện về Trung Quốc – một nhóm các nhà lập pháp đa đảng quốc tế, cho biết trong một tuyên bố với tờ Epoch Times.

Thiết bị in ấn bị đập phá. (Ảnh: Epoch Times)

“Nếu chính quyền Hồng Kông thực sự là những nhà bảo vệ tự do cho hệ thống dân chủ, thì họ sẽ bảo vệ tờ báo Epoch Times”, người phát ngôn nói thêm, “Chính quyền sẽ không cho bạn biết tất cả những gì bạn cần biết: Hồng Kông đã sa vào vòng kiểm soát của một đảng cộng sản độc tài, và không hề khoan nhượng trước những lời chỉ trích.”

Ông Anders Corr – nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị có trụ sở tại New York, ví vụ tấn công giống như một “huân chương danh dự” dành cho báo Epoch Times, mặc dù nó là một “huân chương đắt tiền”.

Ông nói với tờ Epoch Times: “Việc này cho thấy tờ báo đang sản xuất báo chí chống lại ĐCSTQ một cách hiệu quả, vào thời điểm mà việc vạch trần ĐCSTQ là cực kỳ quan trọng đối với tự do không chỉ hôm nay mà còn trong tương lai không xa”.

“Việc sử dụng búa tạ chống lại báo chí cho thấy thế giới đang có nguy cơ đối mặt với một ‘tương lai côn đồ’, nếu ĐCSTQ không bị ngăn chặn”, ông nói thêm rằng: “Thời gian để ngăn ĐCSTQ không gây tổn hại lớn cho toàn cầu đang ngày càng ngắn lại.”

Khánh Nghi

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

"Biết đủ" là một loại phúc

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

    Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • "Biết đủ" là một loại phúc

    "Biết đủ" là một loại phúc

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

x