Bình luận: Chúng ta không chết vì virus mà kết thúc vì hoảng loạn trong lừa dối
Dưới đây là một vài dòng suy nghĩ của tôi về đại dịch COVID-19, còn được gọi là đại dịch Vũ Hán. Hiện tôi chưa thể khẳng định đại dịch đã dần lắng xuống, nhưng có một điều không thể phủ nhận rằng, trật tự xã hội hiện đã sụp đổ và sự hoảng loạn đang bao trùm mọi nơi.
Hình ảnh tràn ngập trên các trang tin tức cho thấy, đại đa số dân chúng buộc phải thực hiện lệnh phong tỏa được ban hành tại mỗi quốc gia kể từ tháng 3. Nhưng một số tiểu bang đã dần gỡ bỏ lệnh cấm để hoạt động trở lại trong sự vui mừng của người dân, dần dần phai nhạt đi các cảnh báo trấn an dịch bệnh.
Bạn có quan tâm đến sinh mệnh con người không? Luật sư John Hinderaker cho rằng, “hàng trăm nghìn người trên toàn thế giới có khả năng sẽ mất mạng, vì phản ứng thái quá của chính phủ các nước với đại dịch COVID-19”. Đây không chỉ là dự đoán của riêng vị luật sư mà nó còn là dự đoán của khối Liên Hợp Quốc. Bạn nghĩ thế nào về việc này?
Luật sư nói tiếp: “Những khó khăn kinh tế mà các hộ gia đình đang phải đối mặt do hậu quả của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, có thể gây ra thêm hàng trăm nghìn cái chết của trẻ em trong năm 2020”. Hơn nữa, “số liệu ước tính cho thấy, sẽ có 42 đến 66 triệu trẻ em lâm vào cảnh nghèo khó cực độ do chịu tác động của đại dịch COVID-19 năm nay”.
Chúng ta có thể thấy rằng, những trường hợp thương vong, và tình cảnh tù túng này là hậu quả không chỉ riêng của chủng virus gây ra dịch bệnh COVID-19, mà còn bởi phản ứng điên rồ, hoảng loạn, phản khoa học của chúng ta với đại dịch. Như tôi đã chia sẻ nhiều lần, toàn bộ những chi tiết dưới đây đều nằm trong phần phụ lục của cuốn sách kinh điển tới từ cố tiểu thuyết gia Charles Mackay mang tên “Extraordinary Popular Delusions and the Madness of Crowds” (tạm dịch: “Ảo tưởng Phi thường Phổ biến và Sự Điên loạn của Đám đông”).
Làm sáng tỏ sự thật
Chúng tôi vẫn chưa đi sâu hẳn. Những chi tiết chính quan trọng nhận được đã làm chúng tôi cảm thấy choáng váng và mất phương hướng. Nỗi đau này vẫn đang đeo bám. Dưới đây là một vài chi tiết làm rõ, trích từ một báo cáo của tổ chức Nghiên cứu Chính sách Thụy Sỹ, “một tổ chức nghiên cứu độc lập phi lợi nhuận, chuyên điều tra sự tuyên truyền địa chính trị tại Thụy Sĩ và trên các phương tiện truyền thông quốc tế”:
- Theo dữ liệu ghi nhận được từ các quốc gia và khu vực tiến hành nghiên cứu hiệu quả nhất, tỷ lệ tử vong trung bình của những bệnh nhân mắc COVID-19 nằm ở mức khoảng 0,2%, tức thuộc phạm vi của bệnh cúm nặng và thấp hơn khoảng hai mươi lần so với giả định ban đầu được Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra.
- Ngay cả tại những vùng tâm dịch nghiêm trọng, thì nguy cơ tử vong nhìn chung ở độ tuổi đi học và độ tuổi lao động vẫn chỉ quanh quẩn trong nhóm ‘đi làm bằng ô tô mỗi ngày’. Nguy cơ tử vong ban đầu bị thổi phồng lên quá đà vì nhiều bệnh nhân chỉ mắc các triệu chứng bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng nhưng không được để ý đến.
- Có đến 80% số bệnh nhân được chẩn đoán dương tính với COVID-19 không có triệu chứng lâm sàng. Ngay cả trong nhóm tuổi từ 70-79 thì cũng có khoảng 60% số người lây nhiễm không có triệu chứng bệnh. Hơn 95% những bệnh nhân nhiễm bệnh đều có triệu chứng phát bệnh nhẹ.
- Có đến 1/3 người dân khả năng đã có miễn dịch nhất định với COVID-19, do đã từng phơi nhiễm với các chủng virus corona trước đây (ví dụ như các loại virus gây cảm lạnh thông thường).
- Độ tuổi tử vong trung bình vì COVID-19 tại đa số các quốc gia (bao gồm Ý) là trên 80 tuổi, và chỉ có khoảng 1% trong số những người tử vong là không xác định được điều kiện tiên quyết nghiêm trọng. Do đó, tỷ lệ tử vong và độ tuổi tử vong vì dịch bệnh về cơ bản có phần tương ứng với tỷ lệ tử vong thông thường.
- Tại hầu hết các quốc gia phương Tây, khoảng 50-70% số ca tử vong xảy ra tại các viện dưỡng lão, địa điểm không được phong tỏa. Hơn nữa, nhiều trường hợp đặt ra nghi vấn rằng, không rõ nhóm đối tượng kể trên đã thiệt mạng vì COVID-19 hay vì phải đối diện với căng thẳng quá độ, sợ hãi và sự cô đơn mà chết.
- Có đến 50% các trường hợp tử vong khác không phải do COVID-19, mà là do tác động của lệnh phong tỏa, sự hoảng loạn và sợ hãi mang lại. Chẳng hạn, tỷ lệ số lần điều trị các trường hợp đau tim và đột quỵ giảm tới 60% vì nhiều bệnh nhân không còn dám đến bệnh viện chữa trị nữa.
- Thậm chí, ngay cả khi xét những “ca tử vong vì COVID-19” thì cũng không thể xác định rõ rằng, những bệnh nhân này tử vong VÌ COVID-19 hay tử vong cùng với COVID-19 (chẳng hạn như tử vong vì mắc một bệnh nền đã có từ trước), hay họ còn bị liệt vào ‘trường hợp tình nghi’ và không được thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, các số liệu chính thức được công bố thường không phản ánh được sự phân biệt này.
- Nhiều mẩu tin từ các hãng truyền thông báo cáo những ca tử vong vì COVID-19 xảy ra ở người trẻ và người khỏe mạnh đều là những tin lá cải: những bệnh nhân trẻ tuổi này không chết vì COVID-19 mà họ đã mắc phải một căn bệnh nghiêm trọng trước đó (chẳng hạn như bệnh bạch cầu chưa được chẩn đoán), hoặc họ thực chất đã 109 tuổi, thay vì 9 tuổi như báo chí đưa tin.
- Con số tử vong thông thường mỗi ngày tại Mỹ rơi vào khoảng 8,000 người, Đức là khoảng 2600 người và Ý là khoảng 1,800 người. Số ca tử vong trong mỗi mùa dịch cúm là 80,000 người tại Mỹ và 25,000 người tại Đức và Ý. Tại nhiều quốc gia, số ca tử vong vì COVID-19 còn thấp hơn cả số ca tử vong do mắc cúm mùa nặng.
Trong tất cả những chi tiết kể trên, có lẽ tôi ấn tượng nhất với trường hợp một bệnh nhân lây nhiễm sinh năm 1911 (hiện đã 109 tuổi), nhưng lại được báo chí đưa tin là chỉ mới 9 tuổi.
Gieo rắc hoảng loạn
Bản báo cáo, và toàn bộ những chi tiết đáng đọc, có trích một câu viết từ cuốn tiểu thuyết “Dịch hạch” của nhà văn Albert Camus: “Yếu tố duy nhất để đẩy lùi đại dịch chính là sự trung thực”.
Những nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta, say sưa trong thứ quyền lực thị oai mà họ đã bác bỏ sự trung thực và reo rắc lên sự hoảng loạn. Họ tuyên bố sẽ nối gót “khoa học”, nhưng trên thực tế lại đi theo những dự tính độc đoán từ những mô hình dự đoán không đáng tin cậy, mà trên hết là mô hình dự đoán từ nhà dịch tễ học Neil Ferguson của trường Cao đẳng Hoàng gia Anh, vốn ban đầu dự đoán sẽ có 500.000 người ở Anh và 2,2 triệu người ở Hoa Kỳ tử vong vì COVID-19, trừ khi các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt được thi hành.
Mô hình dự đoán của nhà dịch tễ học kể trên giờ bị gán cho cái mác “là mô hình tính toán sai lầm nhất mọi thời đại”. Một bài báo được thực hiện bởi hai chuyên gia phần mềm của tờ Telegraph cho hay, “Những người với sự chuyên nghiệp và say mê trong việc phát triển phần mềm, đã nghiên cứu ra một căn cứ cho thấy, các nhà hoạch định chính sách sẽ nghe theo những quyết định dự đoán của bản thân mình, nhằm gây suy thoái nền kinh tế trị giá hàng nghìn tỷ bảng của chúng ta, và khiến hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo đói, túng quẫn. Và chúng tôi dường như bối rối trước những gì mình tìm ra. Mô hình dự đoán dường như hoàn toàn không có cơ sở để tin cậy”.
Thêm hai chi tiết khác từ báo cáo của tổ chức Nghiên cứu Chính sách Thụy Sĩ:
1) không có bằng chứng cho thấy virus lây lan qua không khí hoặc từ tay nắm cửa bị có dính mầm bệnh và các vật dụng tương tự.
2) không có bằng chứng cho thấy tính hiệu quả của khẩu trang đối với những người khỏe mạnh. Trái lại, khẩu trang có khả năng lưu trữ mầm bệnh trên bề mặt và là vật dụng phát tán dịch bệnh.
Sẽ không lâu nữa, chúng ta có thể thức tỉnh khỏi ảo giác xã hội này. Khi đó, chúng ta sẽ tự hỏi tại sao lại có thể cùng nhau tự vẫn đồng loạt vì một căn bệnh chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến người già, người suy giảm miễn dịch và người tử vong do nhiễm bệnh quá nặng.
Với câu hỏi đầy phẫn nộ: “Ai đã làm điều này với chúng ta?”, câu trả lời sẽ thật đáng buồn nhưng lại là thực tế: “Chúng ta đã tự gây ra điều này cho chính mình”.
Huy Hoàng (Theo Epoch Times)
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không phản ánh góc nhìn khách quan của BBT Tinh Hoa