Big Pharma với thủ đoạn tiếp thị vô đối để bán “nỗi sợ bị loãng xương” cho người tiêu dùng
Trong những thập kỷ qua, ngành công nghiệp dược phẩm đã sử dụng chiến thuật đe dọa để thuyết phục dân chúng tin rằng: Họ có nguy cơ bị loãng xương. Tất nhiên giải pháp cho người dân sẽ là những viên thuốc do các hãng dược sản xuất.
Tuy nhiên, những gì mà Big Food và Big Pharma cung cấp lại được chứng minh rằng: Nó mang đến nhiều lợi ích và lợi nhuận cho công ty hơn là xương của người tiêu dùng. Thậm chí, một số sản phẩm còn là tác nhân chính góp phần gây loãng xương.
Nỗi sợ hãi của người dùng sữa
Gần 20 năm trước, ngành công nghiệp sữa đã công bố một cuộc khủng hoảng canxi hư cấu. Nguyên nhân được xác định là do có quá nhiều thanh thiếu niên sử dụng các loại đồ uống khác ngoài sữa. Thời điểm này là lúc doanh số bán sữa bị suy giảm, những con bò bị tiêu hủy và chính phủ đã phải mua các loại sữa dư thừa mà không ai cần đến.
Đó là lý do mà lời cảnh báo được đưa ra cùng với các sản phẩm sữa đóng chai được thiết kế mới mẻ. Chúng được cho là sẽ giúp cho việc uống sữa trở nên thú vị hơn.
Kèm theo đó là chiến dịch “Sữa: Mang đến cơ thể khỏe mạnh”. Thông qua chiến dịch này các nhà sản xuất đã tuyên truyền với thanh thiếu niên rằng: Mọi người nên uống sữa ngay bây giờ để ngăn ngừa bệnh loãng xương sau này.
Nhưng có hai vấn đề nổi trội tồn tại trong chiến dịch là: Trẻ em không cần phải lo lắng về tình trạng loãng xương của mình cho đến 58 tuổi và sữa không phải là nguồn cung cấp canxi tốt nhất hoặc duy nhất.
>>> 5 sự thật huyền thoại mà ngành công nghiệp sữa không muốn bất cứ ai biết đến
Trong khi đó, mặc dù doanh số bán sữa giảm, bò bị “tiêu hủy” để giữ giá khỏi trượt dốc, và chính phủ đã mua thặng dư sữa mà không ai muốn, nhưng công ty Monsanto trong những năm 1990 luôn bận rộn với các dự án phát triển hormone tăng trưởng tái tổ hợp ở bò (rBGH). Đây là một loại hormone được sản xuất trong tuyến yên của loài vật này. Nó sẽ được tiêm vào bò để gia tăng lượng sữa, cho phép các nhà sản xuất có thể thu được từ 3-6 kg sữa/ngày/con.
Các dự án này tiến hành không lâu trước khi những câu hỏi được đặt ra về số phận một sản phẩm phụ của rBGH, thứ được gọi là yếu tố tăng trưởng giống Insulin 1 hoặc IGF-1 trong cơ thể con người.
Theo đó, tờ New York Time cho biết, những con chuột được dùng trong thí nghiệm có khối u nang phát triển bất thường trên tuyến giáp và tuyến tiền liệt.
Nhưng điều này cũng không ngăn được bà Donna Shalala – Thư ký Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) – từ chối yêu cầu của thượng nghị sĩ về việc mở một cuộc điều tra cho vấn đề: Liệu Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) có bỏ qua các bằng chứng cho thấy sự kém an toàn của rBGH hay không.
Bà thậm chí còn góp phần vào việc vận động Hội đồng sữa quốc gia và Quỹ quốc gia về loãng xương của Mỹ thực hiện cuộc diễu hành “sữa di động” tại 100 thành phố. Mục đích chính của chiến dịch này là cung cấp việc kiểm tra mật độ xương miễn phí và cơ hội quảng bá sự quan trọng của sữa.
Được biết, rBGH bị cấm sử dụng ở 30 quốc gia khác nhau vì sự nguy hiểm đối với sức khỏe con người, bao gồm cả nguy cơ ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Thuốc chống loãng xương “bone-anza” của Big Pharma
Khác với Big Food, Big Pharma đã thực hiện công việc tuyên truyền tốt hơn để bán các loại dược phẩm. Chúng đặc biệt có hiệu quả cao đối với chị em phụ nữ, những người luôn lo sợ bản thân sẽ mắc phải căn bệnh loãng xương.
Cụ thể, khi liệu pháp thay thế hormone (HRT) được chứng minh là lừa đảo sau 40 năm tồn tại, Big Pharma đã tung ra một chiến dịch “loãng xương” khác để giữ chân khách hàng nữ.
Theo đó, họ đã truyền đi thông điệp rằng: Xương của bạn sẽ mỏng đi và nhanh chóng bị gãy. Khi này bạn sẽ phải đi đứng với tư thế khó khăn và tệ hại nhất là bạn sẽ già đi trông thấy.
Ngay sau đó, họ tiếp tục tung ra chiến dịch truyền thông hiệu quả bằng cách sử dụng hình ảnh đại diện của những người nổi tiếng. Và tương tự như người mẫu Lauren Hutton từng làm đại diện cho các sản phẩm HRT, các ngôi sao nổi tiếng như Meredith Vieira (trong chương trình Today), cựu thành viên của nhóm nhạc Angel Charlie – Cheryl Ladd và nữ diễn viên Sally Field đã trở thành những người bán thuốc chống loãng xương Bisphosphonate (thuốc chống loãng xương cho phụ nữ tiền mãn kinh và người già).
Các sản phẩm dòng Bisphosphonate bao gồm: Fosamax, Boniva, Actonel and Reclast, từng được chứng minh là “bone-anza” của Big Pharma. Đây là tên gọi được dùng để chỉ quá trình ngăn chặn sự phục hồi tự nhiên của khung xương sau khi bị tổn thương.
Trong đó các mô xương trưởng thành được lấy ra khỏi khung xương thông qua quá trình tái hấp thu. Kết quả là khung xương mới được hình thành và những loại thuốc này xuất hiện để ngăn ngừa loãng xương hoặc gãy xương.
Nhưng không lâu sau đó chính Big Pharma đã thừa nhận rằng thuốc bisphosphonate có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Chúng liên quan đến các căn bệnh như: tim mạch, đau kinh niên, hoại tử xương hàm, ung thư thực quản và gãy xương. Do đó, Big Pharmar đã phải ra lệnh ngừng bán loại thuốc này.
Khi này nhiều người đã tự hỏi rằng tại sao một loại thuốc như vậy lại được xét duyệt.
Các công ty biết được sự thật nhưng không lên tiếng
Một số tài liệu của tòa án cho thấy rằng Merck, nhà sản xuất Bisphosphonate Fosamax đã biết về tác dụng phụ gây hoại tử xương hàm của thuốc từ những năm 1970, nhưng các sản phẩm vẫn tiếp tục được tiếp thị.
Trong thực tế người đầu tiên báo cáo tác hại này là một nha sĩ chứ không phải là FDA hay Big Pharma.
Theo đó vào năm 2013, Merck đã đồng ý chi trả khoản bồi thường lên đến 27,7 triệu USD cho nhiều vụ kiện liên quan đến Fosamax.
Cũng trong năm 2013, khi bác sĩ phụ khoa và nhà hóa học William Banks Hinshaw sống tại bang North Carolina được phỏng vấn về những tác dụng phụ của loại thuốc loãng xương phổ biến, ông đã nói rằng:
“150 năm trước, những người thường xuyên tiếp xúc với chất phốt-pho trắng tại các nhà máy sản xuất diêm ở Mỹ và châu Âu đã mắc phải chứng teo xương và bệnh loãng xương đùi. Nó tương tự như những tác dụng phụ mà bisphosphonate gây ra cho con người ngày nay.
Cho nên có thể nói thủ phạm gây ra hiện tượng này chính là một hợp chất phốt-pho trắng ức chế enzym tham gia vào quá trình củng cố sự chắc khỏe cho khung xương.
Thực tế cho thấy bisphosphonate đã được phát triển một cách ngây thơ như là phiên bản tổng hợp của hoạt chất này”.
Ngoài ra, có nhiều bằng chứng cho thấy Big Pharma không chỉ nắm rõ tác dụng phụ của thuốc gây hoại tử xương hàm, mà họ còn nhận ra khả năng gây loãng xương và gãy xương ở những người dùng thuốc. Điều này đã được báo cáo trong các tạp chí Y Khoa.
Theo đó, các nhà khoa học tham gia vào cuộc nghiên cứu về nội tiết học và chuyển hóa lâm sàng năm 2008 cho biết: “Chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện của tình trạng loãng xương không điển hình trong ba đối tượng, sau khi họ tiến hành liệu pháp điều trị tái tạo lâu dài cùng với sản phẩm Bisphosphonate”.
Một bài báo cũng đề cập đến vấn đề này được đăng tải với tiêu đề: “Một mô hình mới nổi của hiện tượng gãy xương ức chế tiểu cầu: Một biến chứng lâu dài của liệu pháp Alendronate [Fosamax]?”.
Vậy làm cách nào mà những loại thuốc nguy hiểm như vậy lại trở thành sản phẩm bán chạy nhất? Đó là câu hỏi được các phóng viên đặt ra cho bác sĩ Hinshaw.
Ông đã trả lời rằng: “Sự hỗ trợ nhiệt tình của ngành công nghiệp tiếp thị, kết hợp với các thử nghiệm lâm sàng đã hỗ trợ đắc lực cho bisphosphonate. Họ đã thuyết phục mọi người rằng loại thuốc này mang đến những lợi ích giả định lớn hơn bất kỳ rủi ro nào”.
Thậm chí các nhà sản xuất thuốc còn thực hiện một kế hoạch lén lút khác. Cụ thể hơn, họ đã thuê công ty tư vấn của nhà nghiên cứu thuốc Jeremy Allen làm dấy lên những lo ngại về sự loãng xương và nguy cơ bị loãng xương. Theo đó, họ đã cho lắp đặt máy đo mật độ xương tại các văn phòng y tế trên toàn quốc. Nhưng thực tế các loại máy đo này lại không hề hoạt động.
Theo Đài Phát thanh Quốc gia (NPR), ông Allen đã thành lập “viện đo lường xương” giả mạo để cảnh báo hiện tượng “loãng xương” như là một loại dịch bệnh. Ông Thậm chí còn thông qua Đạo luật đo khối lượng xương (BMMA) để chuyển những phí tổn của việc quét xương đến chương trình Medicare. Tất cả chỉ với một mục đích là làm giàu cho Big Pharma.
Sự ra đời của một loại thuốc mới “unBisphosphonate” cũng tệ hại như loại thuốc cũ
Những người thường xuyên theo dõi các sản phẩm của Big Pharma nhận thấy, các loại thuốc sinh học biến đổi gen là chất lỏng chứ không phải là thuốc (Humira, Remicide và Xolair). Chúng chính là những sản phẩm trọng tâm mang đến nguồn lợi nhuận mới cho các tập đoàn dược phẩm. Vì vậy, khi loại thuốc tiêm Prolia sinh học điều trị loãng xương được phê duyệt vào năm 2010, cả Phố Wall và Pharmar đều có hi vọng cao.
Người ta không chỉ mong rằng nó có thể giúp mỗi bệnh nhân tiết kiệm khoảng 20.000 USD/năm mà còn hy vọng sản phẩm sẽ không mang đến các tác dụng phụ nghiêm trọng như bisphosphonates.
Nhưng chỉ 2 năm sau, nhà sản xuất thuốc Ploria – Amgen đã đưa ra một số cảnh báo về tác hại của thuốc, bao gồm cả các rủi ro đã từng tồn tại trong loại thuốc bisphosphonate và thậm chí còn nhiều hơn thế.
Cụ thể, loại thuốc này có thể gây ra tình trạng “giảm canxi trong máu, nhiễm trùng nghiêm trọng, gãy xương đùi không điển hình, ức chế sự phát triển của khung xương, bao gồm cả hoại tử xương hàm và một số tác dụng phụ ngoài da”.
Tương tự như thuốc bisphosphate, các tác dụng phụ của Prolia có thể dễ dàng được dự đoán. Bảng thống kê từ các cuộc điều trần của FDA cho thấy, những con khỉ đã phát triển tình trạng áp xe trên hàm và răng khi được cho dùng thuốc.
Và khi con người sử dụng loại thuốc này, nó đã dẫn đến sự phát triển của bệnh ung thư tử cung, buồng trứng, tuyến tụy, dạ dày và tuyến giáp.
Trong thời gian cuộc thử nghiệm diễn ra, 10 người đã phải nhập viện do viêm da, nhiễm trùng da và một người đã chết.
Bảng thống kê còn cho thấy sự thật rằng ung thư vú chính là “diễn biến bất lợi phổ biến nhất dẫn đến việc ngưng dùng thuốc” trong thí nghiệm.
Khi này, FDA cho biết thuốc sinh học Prolia có khả năng ảnh hưởng đến nhiều phân lớp của hệ thống miễn dịch. Theo đó, đã có 3 người phải nhập viện vì bệnh viêm phổi sau khi tiêm 1 liều duy nhất. Chính vì vậy, FDA phải công nhận Prolia là loại thuốc nguy hiểm sớm hơn 2 tháng so với dự định.
Nhưng thời điểm này công ty Amgen đã phát triển 1000 điểm bán thuốc trên khắp nước Mỹ.
Hãy hỏi bác sĩ của bạn….
Hầu hết các chiến dịch tiếp thị dược phẩm được thực hiện với mục đích bán ra các loại thuốc bom tấn chữa trị nhiều căn bệnh.
Mô-típ quen thuộc là các nhà sản xuất thuốc sẽ đưa ra những khuyến cáo về bệnh tật, sau đó họ sẽ giới thiệu các sản phẩm đến bệnh nhân và khuyến khích họ sử dụng trong thời gian dài.
Ví dụ điển hình là trầm cảm, đòi hỏi người ta phải dùng các loại thuốc suốt đời, mặc dù nó là một tình trạng chứ không được xem là bệnh.
Hay bệnh trào ngược thực quản (GRED) đã được Big Pharma quảng bá nổi bật như một căn bệnh phổ biến, để bán ra loại thuốc đắt tiền. Loại thuốc này được gọi là chất ức chế bơm proton (PPI). Nó gồm các sản phẩm điển hình như: Prilosec, Prevacid, Nexium và Protonix.
Tuy nhiên, thực tế căn bệnh này chỉ đơn giản là chứng ợ nóng và chỉ cần dùng thuốc TUMS hoặc Maalox là được. Hay cách đơn giản nhất chính là ăn ít hơn một chút.
Mặt khác, theo một bài viết được đăng tải vào năm 2013 trên tạp chí Rheumatology International, loại thuốc PPI được Big Pharma bán ra có thể gây loãng xương.
Theo đó, một báo cáo khác cũng được công bố sau khi cuộc nghiên cứu dịch tễ học năm 2011 được tiến hành. Nó cho thấy thuốc PPI có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và cột sống.
Riêng các loại thuốc chống trầm cảm tích cực như SSRI bao gồm: Celexa, Paxil, Prozac và Zoloft cũng được cho là có mối liên quan đến tình trạng gãy xương.
Trong báo cáo của Medical News Today có đoạn trích dẫn của một bài báo được đăng trên tờ BMJ Injury Prevention rằng: “SSRI có thể làm tăng nguy cơ loãng xương. Thậm chí, việc sử dụng SSRI còn là nguyên nhân gây gãy xương ở phụ nữ trung niên”. Trang WebMD cũng hoàn toàn đồng ý với quan điểm này.
Cách giữ gìn sự chắc khỏe cho khung xương
Như chúng ta đã biết, có nhiều bằng chứng cho thấy bisphosphonate và Prolia là thứ làm suy yếu sự chắc khỏe của khung xương. Nhưng cũng có khả năng tình trạng loãng xương còn xuất phát từ chế độ dinh dưỡng ít chất béo bão hòa và chất xơ mà Big Food cung cấp cho moị người.
Trên thực tế, người dân ở những nước nghèo hơn, nơi ít tiêu thụ sữa, thường có tỉ lệ gãy xương thấp hơn so với Mỹ. Thông tin mà tiến sĩ T. Colin Campbell ghi nhận đã vạch trần ý tưởng “thiếu hụt sữa” trước đó.
Theo một bài báo trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition: “Phụ nữ lớn tuổi có chế độ ăn kiêng cao với thịt động vật và thực vật thường bị tổn thương ở vùng cổ xương đùi nhanh hơn. Ngoài ra, nguy cơ gãy xương hông của họ cũng cao hơn so với những người bình thường”.
Khi này tạp chí Consumer Reports cho biết: Cách tốt nhất để tránh loãng xương là làm theo lời khuyên của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Những lời khuyên đã được đưa ra từ rất lâu, trước cả khi ý tưởng “thiếu hụt sữa” và thuốc bisphosphonates ra đời.
Cụ thể hơn, mọi người nên thường xuyên thực hiện các hoạt động thể dục như: Đi bộ, khiêu vũ, thiền định, kết hợp với một chế độ ăn uống bổ dưỡng.
Trong một số trường hợp đặc biệt, có thể bổ sung canxi nhưng cần phải cẩn thận. Tốt nhất nên có sự kết hợp phù hợp giữa việc bổ sung canxi và vitamin.
>>> Big Pharma, Big Oil và Big Banks đã “khủng bố” nước Mỹ như thế nào?
>>> Phơi bày sự thật về 13 tập đoàn tạo nên “Big Pharma”
Tú Văn, theo OC