Biến đổi khí hậu khiến 5 hòn đảo biến mất ở Thái Bình Dương

21/12/16, 08:42 Thảm họa

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dần hiện rõ hơn khi nước biển dâng và nhấn chìm 5 hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương.

dao bien mat
Những hòn đảo biến mất là một phần của quần đảo Solomon, quần đảo đã chứng kiến mực nước biển dâng lên 10 mm mỗi năm trong vòng 2 thập kỉ qua. (Ảnh: Internet)

Theo tạp chí The Guardian, 5 hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương đã biến mất do nước biển dâng và xói mòn. Các nhà nghiên cứu tại Úc đã có những xác nhận khoa học đầu tiên về tác động của biến đổi khí hậu trên bờ biển Thái Bình Dương.

Những hòn đảo biến mất là một phần của quần đảo Solomon, quần đảo đã chứng kiến mực nước biển dâng lên 10 mm mỗi năm trong vòng 2 thập kỉ qua. Đây là nghiên cứu mới nhất được công bố trên tạp chí trực tuyến về môi trường Environmental Research Letters.

Những hòn đảo biến mất có kích thước từ 1 đến 5 ha, bao gồm Kakatina, Kale, Rapita, Rehana và Zollies. Các hòn đảo này không có con người sinh sống nhưng có các thảm thực vật nhiệt đới rậm rạp bao phủ. Tuy nhiên, hai trong số 5 hòn đảo đã bị cuốn trôi một phần xuống biển, các nhà nghiên cứu tìm thấy toàn bộ những ngôi làng đã bị phá hủy và người dân buộc phải di dời chỗ ở. Họ cũng cho biết, 1 hòn đảo khác mang tên Nuatambu là nơi cư ngụ của 25 gia đình nhưng hiện chỉ còn một nửa diện tích sinh sống và 11 ngôi nhà cũng đã biến mất.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hình ảnh theo thời gian và hình ảnh vệ tinh chụp các hòn đảo từ năm 1947 cũng như các kiến thức và carbon phóng xạ cho các loại cây và thấy rằng, các hòn đảo đã biến mất hoàn toàn hoặc bị bào mòn nghiêm trọng do nước biển dâng. Quần đảo Solomon là một quốc gia với dân số 640.000 nguời, được tạo thành từ hàng trăm hòn đảo và nằm khoảng 1.000 dặm về phía Đông Bắc của Australia.

Biến đổi khí hậu đã nhấn chìm 5 đảo trên Thái Bình Dương - 1
Phần còn lại của 1 trong 6 hòn đảo bị xói mòn tại Solomon. (Ảnh: HANDOUT/Reuters)

Nghiên cứu cũng đặt ra những câu hỏi về vai trò của chính phủ trong việc lập kế hoạch di dời cho người dân.

Người đứng đầu Hội đồng Thảm họa Quốc gia Quần đảo Solomon phát biểu: “Cần kêu gọi sự ủng hộ và giúp đỡ từ các đối tác phát triển và các cơ chế tài chính quốc tế như Quỹ Green Climate”.

Quỹ Green Climate, một phần của Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, được thành lập nhằm giúp các nước ứng phó với biến đổi khí hậu. Quần đảo Solomon cũng nằm trong 175 quốc gia đã ký một thỏa thuận toàn cầu tại Paris nhằm hạn chế biến đổi khí hậu.

Nghiên cứu cũng cho biết việc tái định cư bộc phát của người dân cũng đang là vấn đề rất nghiêm trọng. Một số cư dân trên đảo Nuatambu đã di chuyển đến các đảo láng giềng hoặc các hòn đảo núi lửa cao hơn, những cư dân khác lại buộc phải rời khỏi đảo Narato, nơi bắt đầu chứng kiến sự xâm lấn của nước biển. Sirilo Sutaroti, 94 tuổi di cư từ đảo Narato cho biết, “Nước biển đã bắt đầu xâm chiếm đất liền, chúng tôi buộc phải di chuyển lên đỉnh đồi và xây lại những ngôi làng đã bị cuốn trôi”.

dao bien mat 1
Đa số các hòn đảo tại Solomon đều nằm dưới thấp và dễ bị ngập khi nước biển dâng. (Ảnh: http://radiovenadotuerto.com)

James Hansen làm việc cho NASA là một nhà khoa học rất có ảnh hưởng với những nghiên cứu về biến đổi khí hậu đã dự đoán rằng, nước biển có thể dâng lên 7 mét trong thế kỉ tới. Nếu được chứng minh là chính xác, con số này sẽ lấy đi 1/10 diện tích của các cộng đồng ven biển.

Losing Ground, một báo cáo được thực hiện bởi tổ chức tin tức phi chính phủ ProPublica vào năm 2014 đã chứng minh rằng những mảng lớn của bờ biển Louisiana đang biến mất do nước biển dâng.

Nghiên cứu năm 2011 của U.S. Geological Survey cũng xác nhận vùng đất ngập mặn của nước này cũng đang dần biến mất với tốc độ được ví như “một sân bóng đá trên một giờ”. South Florida, Carolinas, và Jersey Shore cũng đang trong nguy cơ bị mất đất do hiện tượng nước biển dâng theo như bản đồ tương tác của một tổ chức các nhà khoa học Climate Central.

Hiện tượng nước biển dâng chỉ đang gây ra những sự hủy diệt tại một số địa điểm nhất định, nhưng đó cũng là dấu hiệu rõ ràng cho thấy biến đổi khí hậu có thể đe dọa đến việc tái định cư của người dân trong tương lai gần.

Hiện tại, những gì đang diễn ra tại Solomon là một thông điệp đáng lo ngại về biến đối khí hậu và nuớc biển dâng không chỉ đối với những người dân ven biển mà còn đối với hầu hết các thành phố lớn gần sông, biển.

Khampha.vn

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x