Bí ẩn về người không trí nhớ: Bị giam cầm trong chính thời gian và tâm trí bản thân

22/12/21, 15:16 Cuộc sống

Với trí nhớ chỉ được lưu giữ được chỉ trong 1 phút, người đàn ông này dường như bị kẹt trong thực tại suốt 55 năm. Ông đã trở thành đề tài cho nhiều nghiên cứu khoa học quan trọng trong lĩnh vực thần kinh mà hiện nay con người vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, khám phá.

Tác dụng phụ của cuộc phẫu thuật não

Henry Gustave Molaison, sinh năm 1926 trong một gia đình lao động bình thường ở gần Hartford, bang Connecticut. Tuổi thơ trôi qua yên ổn, nhưng đến năm lên 10 tuổi thì Molaison bắt đầu bị đau đầu và chứng động kinh hành hạ.

Những cơn co giật ngày càng trở nên tồi tệ khiến cậu bé phải sử dụng nhiều loại thuốc, trong đó có thuốc chống động kinh với liều cao. Các cơ co giật nhẹ dần chuyển nặng khi bệnh nhân 16 tuổi. 11 năm sau, chàng trai trẻ không thể tiếp tục làm việc hoặc sống một cuộc sống bình thường, thậm chí người ta còn khuyên Henry không nên lập gia đình và sinh con.

Trước tình hình này, năm 1953, Henry được đưa đến Bệnh viện Hartford ở Connecticut nơi bác sĩ phẫu thuật thần kinh William Beecher Scoville công tác. William Beecher Scoville đã thử nghiệm những cách điều trị nhằm kiểm soát chứng động kinh của Henry, ngoài việc dùng thuốc hằng ngày. Có chuyên môn về phẫu thuật thùy não, ông tin mình đã xác định phần não có liên quan đến động kinh.

Henry Gustave Molaison (1925 – 2008)

Những năm 40, 50 ở thế kỷ trước, khi hiểu biết về thần kinh của con người còn rất sơ khai thì bác sĩ Scoville đã tiến hành nhiều ca mổ xẻ rất “mạnh tay”, đặc biệt là phẫu thuật não cho những người nổi tiếng. Với trường hợp của Henry, vị bác sĩ gợi ý Henry nên cắt bỏ một phần não để chấm dứt các cơn động kinh. 

Mặc dù đã biết đây chỉ là cuộc thử nghiệm ẩn chứa nhiều nguy cơ, nhưng những hứa hẹn được giải thoát khỏi căn bệnh động kinh đang hành hạ khiến Henry chấp nhận phẫu thuật. 

Vào ngày 25/8/1953, Henry đã trải qua một tiến trình phẫu thuật ghê rợn, khác xa so với kỹ thuật tiên tiến đang được thực hiện tại một số cơ sở hiện đại: Scoville khoan sọ bệnh nhân bằng một chiếc máy khoan cầm tay, với một ít thuốc gây tê cục bộ. Sau đó các phần não ( một phần não, nửa trước đồi hải mã và hầu hết hạch hạnh nhân) được cho là nguyên nhân gây ra các cơn co giật bị loại bỏ.Trước khi đóng hộp sọ trở lại, Scoville đã đưa vào não người bệnh những mảnh kim loại nhỏ để đánh dấu, xác định chính xác vùng đã cắt.

Hai phần ba hồi hải mã của Henry đã bị cắt bỏ. (Ảnh qua Wikimedia C)

Ban đầu, có vẻ như là tiến trình phẫu thuật thành công mỹ mãn. Tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn động kinh đã giảm đáng kể, tính cách của bệnh nhân vẫn như cũ, kết quả các bài kiểm tra trí thông minh vẫn không thay đổi.

Nhưng chẳng bao lâu, những phản ứng phụ bắt đầu xảy ra: Henry thường xuyên mất phương hướng, không thể nhận ra những con đường xung quanh bệnh viện và không nhớ gì về cuộc sống hằng ngày của mình.

Mặc dù anh có ký ức cuộc sống tuổi thơ và phần lớn quá khứ của mình trước phẫu thuật, nhưng gặp khó khăn trong việc hình thành những ký ức mới, không thể nhớ những gì đã xảy ra ngày hôm trước, hoặc nhớ tên các bác sĩ mà anh đã gặp chỉ vài phút trước đó, thậm chí quên cả lối vào phòng tắm hằng ngày. 

Ảnh chụp Henry Gustave Molaison năm 1958.

Mặc dù vậy, bệnh nhân cũng được đưa về nhà cho gia đình chăm sóc. Từ đây, những điều kỳ quặc tiếp tục xuất hiện: Henry không nhớ bất cứ thứ gì và nơi xảy ra sự việc, đọc đi đọc lại cùng một tạp chí mà không hề biết mình đã đọc rồi. Anh còn quên nơi để đồ vật, kể đi kể lại những câu chuyện giống nhau, và không nhớ những gì vừa mới làm.”Giống như tỉnh dậy từ một giấc mơ. Mỗi ngày đều cô độc”, Henry miêu tả.

Điều may mắn là trí thông minh và khả năng ngôn ngữ, ký ức về quá khứ vẫn còn tương đối nguyên vẹn, bệnh nhân vẫn biết rõ tên mình, lịch sử gia đình cũng như sự kiện thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1929. 

Đối tượng nghiên cứu đặc biệt

Các nhà khoa học cho rằng, Henry đang mắc một trường hợp cấp tính, gọi là “Quên thuận chiều” (Anterograde amnesia), tức là hoàn toàn mất khả năng hình thành ký ức mới (hay không có khả năng hình thành trí nhớ mới). Trong trường hợp của Henry, anh chỉ có thể lưu giữ những ký ức mới trong khoảng 1 phút, sau đó chúng hoàn toàn biến mất.

Điều này gây khó khăn cho công việc của Henry. Anh phải được đào tạo lại liên tục vì không thể nhớ được mình đang làm gì. Sức khỏe và vệ sinh cá nhân cũng bị ảnh hưởng, bởi anh không nhớ mình đã đánh răng chưa, đã ăn những gì, thậm chí cha mẹ đã qua đời, anh cũng không nhớ họ còn sống hay không. Những nhà nghiên cứu hầu như phải giới thiệu lại bản thân mỗi ngày, khi họ đến tìm hiểu về anh.

Trong quá trình “tắt trí nhớ” này, Henry là đối tượng của các thí nghiệm, đã giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học thần kinh và hoạt động của não. Một số nghiên cứu cho rằng, anh là “bệnh nhân quan trọng nhất từng được nghiên cứu về tâm thần kinh”.

Anh đã thay đổi cách nhìn của các nhà khoa học vào sự hoạt động của bộ não, họ khám phá những thứ mà Scoville đã loại bỏ ở não của Molaison chính là nơi hình thành ký ức theo từng giai đoạn mới, chuyển ký ức từ trí nhớ ngắn hạn sang ký ức dài hạn (các kỹ năng vận động và trí nhớ dài hạn được lưu giữ ở nơi khác).

Suzanne Corkin, giáo sư thần kinh học tại Viện Công nghệ Massachusetts tham gia theo dõi Henry từ ngày vẫn còn là nghiên cứu sinh. Bà kể rằng cứ mỗi lần ra ngoài, chỉ một phút sau Henry lại quên mất họ vừa ngồi với nhau rồi tự giới thiệu như thể hai người không quen không biết. Trải qua 55 năm, Henry không nhớ được bất cứ ai trong nhóm chuyên gia cùng làm việc. Hầu hết thời gian ông ở bệnh viện giải đố chữ. Nói cách khác, cho đến cuối đời, Henry bị giam cầm trong chính thời gian và tâm trí bản thân.

Tuy vậy, dưới góc nhìn cá nhân, Corkin cho rằng chứng quên của Henry cũng đem tới một số lợi ích. Bệnh nhân không bao giờ buồn bã hay thất vọng, dường như đạt đến trạng thái tinh thần mà việc tập thiền ngày nay cố hướng tới. Trong trường hợp của Henry, mất trí nhớ vừa là một nhà tù vừa là một sự giải thoát.

Ảnh chụp Henry Molaison năm 1986. (Ảnh qua Jenni Ogden)

Năm 1962, tiến sĩ Brenda Milner từ Đại học McGill (Canada) công bố kết quả của loạt thí nghiệm tiến hành với Henry sau thời gian gặp gỡ, nghiên cứu theo lời đề nghị từ bác sĩ Scoville. Nổi bật nhất là lần nhà khoa học đề nghị bệnh nhân vẽ đi vẽ lại một đường thẳng giữa hai ngôi sao. Henry không nhớ mình đã hoàn thành yêu cầu nên cứ vẽ tiếp mỗi khi được phát giấy mới. Cùng với thời gian, ông vẽ ngày càng đẹp. Điều đó chứng tỏ dù không ý thức, Henry vẫn học được các kỹ năng vận động mới bằng cách thực hành nhiều lần. 

Loại trí nhớ này, do vậy, phải tách biệt khỏi hệ thống ghi nhớ sự kiện, khuôn mặt, kinh nghiệm và được đặt một nơi nào đó không hề bị ảnh hưởng từ ca mổ năm 1953. Nhờ Henry, Milner đã khám phá ra con người sở hữu nhiều hệ thống trí nhớ nằm tại các vị trí khác nhau trên não. Đây được coi như bước tiến vượt bậc trong ngành khoa học thần kinh.

Khi tuổi cao, sức yếu, Henry đề nghị hiến tặng bộ não cho khoa học, để tình trạng của ông có thể được hiểu rõ hơn. Ông đã sống một cuộc sống mà thực sự không biết đến bất cứ ai, hầu như mỗi ngày đều mới mẻ đối với ông. Những khuôn mặt và sự kiện dần biến mất, mọi người xung quanh ông đều là những người xa lạ và cuộc sống của ông về cơ bản bắt đầu lại từ đầu theo từng phút.

Tập bản đồ não kỹ thuật số của Henry. (Ảnh qua BrainandSociety)

Khi ông qua đời ở tuổi 82, vào ngày 2/12/2008 vì chứng suy hô hấp tại một viện dưỡng lão ở Windsor Locks, Connecticut, giáo sư Corkin đã nhanh chóng đến phẫu thuật lấy não của ông về nghiên cứu. Nó đang được đặt tại Đại học California, San Diego, được xem là “bộ não nổi tiếng nhất từng có, một sự tưởng nhớ trường tồn dành cho người đàn ông đã quên tất cả”.

Nhớ lại bệnh nhân năm xưa, giáo sư Corkin không ngừng cảm phục: “Tôi không nghĩ ai đó sẽ muốn thế chỗ Henry”, bà nói. “Ông ấy chịu một số phận bi thảm nhưng đã tận dụng nó tốt nhất có thể. Ông ấy cho thế giới thấy mình vẫn đủ khả năng cống hiến dù bị khiếm khuyết. Câu chuyện về Henry quả thực đầy cảm hứng”.

Thiện Thành (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x