Bảo hiểm y tế của Trung Quốc rất khác với bảo hiểm y tế của các nước dân chủ

24/10/20, 12:15 Góc Nhìn

Nhiều người nghèo ở Trung Quốc mắc bệnh nan y và đành phải trở về nhà nằm chờ chết chứ không đi chữa trị mặc dù là có “bảo hiểm y tế”, nhiều người ở nước ngoài không thể lý giải được, nhưng ở Trung Quốc thì chuyện này không có gì là lạ.

Bảo hiểm y tế của ĐCSTQ rất khác với bảo hiểm y tế của các nước dân chủ
Nhân viên y tế đang đo thân nhiệt cho bệnh nhân. (Ảnh qua Getty Images)

Cách đây một thời gian, một người hàng xóm khoảng ngoài 50 tuổi ở làng của tôi, chị dâu thứ hai của anh phát bệnh và chết trước khi đi ngủ vào buổi tối, lẽ ra ngày hôm sau sẽ đến lượt cô ấy đi chăm sóc người cha già, nhưng chị gái của cô ấy đợi mãi cho đến chiều tối cũng không thấy đâu, gọi điện thoại nhiều lần cũng không thấy ai bắt máy, phải gọi cho con gái của cô đến kiểm tra thì mới phát hiện ra cô đã nằm chết từ lâu ở sảnh chính của ngôi nhà.

Có thể có người sẽ hỏi: Chẳng phải ĐCSTQ nói “Ngày nay người Trung Quốc đều có bảo hiểm y tế” sao? Tại sao họ không thể đến bệnh viện khám trước để phát hiện và điều trị sớm? Kỳ thực, “bảo hiểm y tế” của ĐCSTQ có sự khác biệt với bảo hiểm y tế của các nước dân chủ. Các nhà độc tài luôn coi đó là một ngành công nghiệp, một công cụ kiếm tiền, khác hoàn toàn với sự đảm bảo cơ bản cho người dân được sống và làm việc trong một quốc gia dân chủ.

Ngay cả khi người dân Trung Quốc có “bảo hiểm” như vậy, họ vẫn phải trả tiền trước khi khám bệnh. Dù là kiểm tra sức khỏe hay là điều trị, nếu không trả tiền thì nói gì cũng vô ích. Thậm chí khi trả tiền khám sức khỏe định kỳ, do máy móc thiết bị đã qua sử dụng lâu nên hầu hết các bệnh viện chỉ dừng lại ở việc đo huyết áp, nhiệt độ, nói theo cách nói của người bình thường thì là “có bệnh cũng kiểm tra không ra”.

Chữa bệnh vẫn phải thanh toán tiền trước, sau đó mới làm thủ tục xin hoàn trả và nhận lại phần hoàn trả của bảo hiểm y tế sau hoặc vào cuối năm. Theo kiểu “bảo hiểm y tế” như vậy, nếu người dân có ốm đau bệnh tật, trong tay không có tiền cũng không làm được chuyện gì. Vì không trả tiền nên bạn không thể tiến hành điều trị, ngay cả khi bạn đóng phí sớm để bắt đầu điều trị. Nếu bạn không thể thanh toán cho lần điều trị tiếp theo, việc điều trị sẽ bị dừng ngay lập tức, thậm chí bị chặn ngoài cửa.

Để ngăn người dân lựa chọn tìm kiếm các dịch vụ y tế tốt hơn, ĐCSTQ còn quy định tỷ lệ hoàn trả tỉ lệ nghịch với mức độ dịch vụ y tế, nói cách khác, nếu bạn đến bệnh viện cấp huyện để khám bệnh, bạn sẽ được thanh toán ít hơn ở bệnh viện xã. Người ngoài có thể không biết trình độ của các bệnh viện cấp xã ở Trung Quốc như thế nào. Tôi đã chứng kiến là đến cả ống dẫn tiểu họ còn không biết cách lấy ra.

Hơn nữa, người dùng bảo hiểm y tế cũng không được lựa chọn hiệu thuốc mà là do chính phủ căn cứ theo hộ khẩu hoặc các yêu cầu chính thức khác để chỉ định người dân. Người dân chỉ được mua thuốc điều trị ở những nơi chỉ định, nếu mua thuốc ngoài nơi chỉ định, thì sẽ không được hoàn tiền điều trị. Mà ở những nơi do chính phủ chỉ định, phí dịch vụ hoặc giá thuốc thường cao hơn giá thị trường. Có người đã đi điều tra và phát hiện ra rằng, cái phần giá cao hơn đó vừa vặn đúng bằng phần “trợ cấp” được đề cập trong cái gọi là “bảo hiểm y tế”.

Vì vậy, người dân nếu bị nhức đầu, cảm lạnh hay mắc bệnh vặt khác thì có thể điều trị bằng cách uống thuốc là được, dứt khoát không dùng cái gọi là “bảo hiểm y tế”, để tránh việc giúp các cơ sở y tế được chỉ định kiếm tiền.

Còn với bệnh nặng… Mới đây, có một người bạn trên Twitter cho biết: “Một người dân cảm thấy thân thể không thoải mái đã đến bệnh viện kiểm tra và sau khi phát hiện ra bệnh nan y đã quay người rời đi. Bác sĩ hỏi người bệnh: ‘Cô không chữa sao?’ Người này trả lời: ‘Chữa thì cửa nát nhà tan, không chữa thì dù người bị bệnh chết nhà cũng không tan nát… ‘”. Nghe vậy vị bác sĩ im lặng. Sự chua xót của bệnh nhân này đã nói lên tiếng lòng của hàng nghìn người dân nghèo khổ, nói lên hiện thực đắng lòng.

Tôi không thể không nghĩ đến Trịnh Diễm Lương, một nông dân ở Hà Bắc, người đã cắt bỏ chiếc chân bệnh tật của mình ở nhà bằng một lưỡi cưa và một con dao gọt hoa quả vào năm 2013. Đây quả thực là một bức tranh phản chiếu chân thực về số phận của những người dân bị vây hãm, và tình trạng này trước nay về cơ bản chưa bao giờ được thay đổi.

Mặc dù như vậy, trên danh nghĩa, “Người Trung Quốc đã có bảo hiểm y tế.” Dưới sự tuyên truyền gian dối của ĐCSTQ, thậm chí nhiều người ở các nước dân chủ tin rằng người Trung Quốc đều đã có bảo hiểm y tế.

Rất nhiều người đều biết, “bảo hiểm y tế” mà ĐCSTQ đề cập về cơ bản khác với bảo hiểm y tế mà mọi người thường nghĩ. Điều này cho thấy rằng tuyên truyền dối trá của ĐCSTQ đối với bên trong và bên ngoài là khá thành công, và nhiều người đã bị lừa. Tình hình này chỉ có thể được thay đổi một cách cơ bản khi Trung Quốc thiết lập một hệ thống dân chủ hợp hiến, và người dân trở thành những cử tri có thể bảo vệ lợi ích của chính mình và quyết định vận mệnh của đất nước.

Tác giả: Trần Quang Thành

(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của BBT Tinhhoa.net)

Minh Huy

Theo secretchina.com

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

Ad will display in 09 seconds

Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao hòa thượng cướp dâu?

Ad will display in 09 seconds

Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

    Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

    Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Vì sao hòa thượng cướp dâu?

    Vì sao hòa thượng cướp dâu?

  • Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

    Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

x