Bánh mì Việt Nam được tôn vinh trên trang chủ Google vào hôm nay

24/03/20, 15:51 Cuộc sống

Vào hôm nay, 24/3/2020, khi truy cập vào trang tìm kiếm của Google tại hơn 10 quốc gia như Việt Nam, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Áo… hàng ngàn người sẽ được dịp chiêm ngưỡng hình ảnh ổ bánh mì kẹp thịt của Việt Nam được sử dụng làm biểu tượng tạm thời của Google.

Theo dữ liệu, đây là lần đầu tiên trong lịch sử “gã khổng lồ công nghệ” Google thiết kế Doodle nhằm tôn vinh chiếc bánh mì – món ăn phổ biến của người Việt.

Bánh mì Việt Nam được tôn vinh trên trang chủ Google vào hôm nay
Bánh mì Việt Nam được tôn vinh trên trang chủ Google vào hôm nay. (Ảnh: Google)

Sự kiện này đồng thời cũng như một lời chúc mừng 9 năm cụm từ ‘banhmi’ có tên trong từ điển Oxford, xác nhận bản thân nó đã trở thành một danh từ riêng: “Bánh mì”– (banh mi /ˈbɑːn miː/).

Đặc biệt, khi kích chuột vào biểu tượng này, sẽ có hơn 37 triệu kết quả được hiện ra trong vòng chưa đầy một giây với những bài báo ca ngợi về sự thơm ngon của chiếc bánh mì, hay là về nguồn gốc của nó từ trang Wikipedia.

Lịch sử chiếc bánh mì

Kể từ khi quân đội viễn chinh của Pháp chiếm thành Gia Định năm 1859, thì nền ẩm thực của đất nước này cũng bắt du nhập vào Việt Nam, trong đó món bánh mì hay còn gọi là bánh baguette.

Loại bánh này được làm từ bột lúa mì, có phần ruột dày và lớp vỏ mềm hơn bây giờ, dùng để chấm với sữa, ăn không, phết bơ, mù tạt, pate gan gà, gan ngỗng hoặc chấm với súp,.. nhưng những nguyên liệu này lại khá đắt đỏ nên vẫn chưa mấy được ưa chuộng với người Việt.

bánh baguette
Bánh baguette có ruột đặc và lớp vỏ mềm hơn. (Ảnh qua cookrinspanda)

Mãi đến khi chính quyền quyết định cung cấp khẩu phần ăn tiêu chuẩn bao gồm bánh baguette và sữa tới các trường tiểu học, thì bánh mì mới bắt đầu có bước thay đổi đầu tiên. Thông thường một ổ bánh baguette được nướng bằng củi và mỗi mẻ chỉ có khoảng 7-10 cái, không đủ để cung cấp số lượng lớn cho các trường học. Và thế là năm 1970, những lò nướng bằng gạch cao ngất được nhập về từ Nhật, cho phép nướng một lúc hàng chục chiếc bánh mì. Đây cũng là loại lò mà hiện nay người ta vẫn thường dùng để nướng bánh.

Khác với vỉ nướng bằng củi, than, như trước kia… lò Nhật là loại lò đóng kín, cho phép giữ lại hơi nước khi nướng bánh. Ngoài ra để khẩu vị hợp với người dân bản địa hơn, chiếc bánh mì còn được cho thêm nhiều men và nước để làm cho bánh mì nhẹ hơn.

Lò nướng bánh mì bằng củi thời xưa.
Lò nướng bánh mì bằng củi thời xưa. (Ảnh qua vtcorp)

Ngoài ra khác với cách nướng bánh baguette, khi nướng, lò được để ở nhiệt độ cực cao và hơi nước cực nhiều, nên chiếc bánh mì trở nên rỗng ruột, bông xốp hơn trong khi vỏ ngoài giòn rụm, tạo nên một nét riêng biệt rất khác với bánh mì baguette phiên bản ‘mẹ đẻ’

Từ đó chiếc bánh mì đặc trưng của người Việt bắt đầu hình thành và được rất nhiều người ưa chuộng, các lò nướng bánh cũng bắt đầu thi nhau mở, giá thành cũng rẻ hơn, phù hợp với mọi tầng lớp kể cả lao động, tạo nên một thị trường bánh mì rộng lớn trải dài trên khắp Sài Gòn lúc bấy giờ.

Bánh mì được bày bán trên khắp Sài Gòn.
Bánh mì được bày bán trên khắp Sài Gòn. (Ảnh qua vtcorp)

Thậm chí vào thời điểm đó trên khắp các con phố, từ người bán trên xe đạp, xe đẩy, hay trong những thúng nia giản dị đến quán ăn bình dân đều thấy xuất hiện những ổ bánh mì này được rao bán khắp trong cùng ngõ hẻm, những xe bánh mì đi tới đâu đều tỏa ra một mùi thơm phức đặc trưng.

Bánh mì kẹp thịt đầu tiên của Việt Nam

Cửa hàng Hòa Mã tại đất Sài Gòn chính là cái nôi đầu tiên cho ra lò loại bánh mỳ kẹp thịt đặc trưng của Việt Nam. Ban đầu, cửa hàng này cũng chỉ bán riêng bánh mì kèm với các loại thịt nguội tùy theo yêu cầu của khách hàng, nhưng sau đó cảm thấy việc này mất thời gian nên người chủ cửa hàng đã chế ra cách nhận kèm các loại rau thịt vào chiếc bánh mì cho tiện lợi, phòng trường hợp khách hàng không thể ngồi tại quán ăn cũng có thể đem đi, đặc biệt tiết kiệm thời gian cho học sinh và nhân viên công chức bận rộn…

Tiệm bánh mì Hòa Mã
Tiệm bánh mì Hòa Mã. (Ảnh qua Tùng Xích Lô)

Từ đó, chạy dài khắp từ Bắc vào Nam hàng loạt những cửa hàng bánh mì khác cũng bắt đầu học theo cách kinh doanh của cửa hàng Hòa Mã. Chiếc bánh mì ngày càng được biến tấu đi cho phù hợp với khẩu vị của người Việt.

Dần dần vỏ bánh trở nên dày hơn, ruột mỏng đi, bánh mì cũng được điều chỉnh cho nhỏ lại gấp 2-3 lần ổ bánh mì thông thường để khách tiện mang đi và có thể cầm gọn trong lòng bàn tay, bơ động vật cũng được thay bằng bơ dầu để tạo cảm giác thanh nhẹ hơn. 

Những quầy bán bánh mì ngày càng nở rộ.
Những quầy bán bánh mì ngày càng nở rộ. (Ảnh qua Flickr)

Đồng thời, món ăn kẹp với bánh mì cũng đa dạng hơn trước, những tiệm bánh mì biết tận dụng những món ăn quen thuộc và gần gũi với người Việt như cho thêm đồ chua, chả giò, chả lụa, rau ngò, dưa leo,… bánh mì có vị ngọt, mặn, chua, cay đầy đủ tạo thành một nét đặc trưng của bánh mì cho đến tận bây giờ.

Ngày nay hương vị chiếc bánh mì Việt cũng ngày càng cải tiến đa dạng hơn trước, tùy theo nhân bên trong là gì mà có các tên gọi khác nhau như bánh mì xá xíu, bánh mì trứng, bánh mì chả cá nóng, bánh mì kẹp thịt nguội,v.v, nghĩa là bên trong cứ nhân gì thì tên bánh mì sẽ là như thế.

Ngày nay hương vị chiếc bánh mì Việt cũng ngày càng cải tiến đa dạng hơn trước.
Ngày nay hương vị chiếc bánh mì Việt cũng ngày càng cải tiến đa dạng hơn trước. (Ảnh: OLYMPUS DIGITAL CAMERA)

Bánh mì cũng có hương vị và cách làm khác nhau tùy theo từng vùng miền. Giả sử như bánh mì Hà Nội có nhân đơn giản hơn so với Sài Gòn. Còn tại Hội An, nhân bánh thường là thịt đã được làm nóng.

Hành trình đến với bạn bè quốc tế

Con đường lưu danh của bánh mì cũng khá thú vị, bánh mì nổi tiếng nhờ vào việc ‘lưu lạc’ ở khắp nơi theo chân những người Việt xa xứ. Họ đã mang bánh mì quê hương ra khắp thế giới, ban đầu mục đích chỉ để phục vụ những người đồng hương cho đỡ nhớ món bánh quê nhà, nhưng dần dần bánh mì còn thu hút cả những bạn bè quốc tế, và trong mắt họ bánh mì đã trở thành linh hồn của người Việt, đặc biệt là tại Úc và Mỹ, nơi có nhiều người Việt tới định cư nhất. 

Bánh mì ngày nay thậm chí còn khẳng định được đẳng cấp của mình không chỉ đối với tầng lớp bình dân, mà còn được đưa vào món ăn sang chảnh trong các nhà hàng, ví dụ một ổ bánh mì bình thường tại Việt thường bán ra với giá chỉ dao động khoảng 1 USD nhưng tại một số nhà hàng, ví dụ nhà hàng Franklin (chủ là người Việt sinh sống tại Hồng Kông) thì giá bán đến tận 100 USD (giá năm 2017), vậy mà vẫn được nhiều thực khách ưa chuộng và đánh giá cao.

Phần bánh mì 100 USD tại nhà hàng của Franklin
Phần bánh mì 100 USD tại nhà hàng của Franklin. (Ảnh qua Kênh 14)

Chính điều này đã dần khẳng định được vị thế của bánh mì Việt, bánh mì nghiễm nhiên được lọt vào Top 10 món ăn đường phố ngon và hấp dẫn nhất thế giới, đồng thời cũng nhận được nhiều sự tán thưởng của các chuyên gia ẩm thực và báo chí truyền thông quốc tế.

Báo The Guardian của Anh từng xếp bánh mì Việt Nam ở vị trí thứ hai trong danh sách “10 món ăn đường phố ngon và hấp dẫn nhất thế giới” đã viết: “Có một bí mật ít người biết đó là, chiếc sandwich ngon nhất thế giới không phải ở Rome (Italy), Copenhagen (Đan Mạch) hay thành phố New York (Mỹ), mà là trên những đường phố Việt Nam”. 

Cây bút chuyên về du lịch và ẩm thực của tập đoàn truyền thông BBC David Farley cũng đã khen ngợi bánh mì là “loại sandwich ngon nhất thế giới”

Lúc sinh thời, đầu bếp Anthony Bourdain – một trong những chuyên gia ẩm thực có ảnh hưởng nhất thế giới, cũng đã dành nhiều lời khen dành cho món bánh mì trong chương trình truyền hình No Reservation của ông trên đài CNN.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x