Bản đồ thế giới của Hoàng Đế Càn Long

30/05/14, 02:18 Cổ Học Tinh Hoa

Vua Càn Long luôn là chủ đề được những người yêu mến nghệ thuật Trung Hoa quan tâm. Dưới thời kỳ trị vì của ông, một số tác phẩm nghệ thuật thuộc hạng tinh xảo nhất đã ra đời. Các nhà sưu tập tìm kiếm những con dấu hoàng gia dưới các đồ sứ và đồ ngọc bích, bởi các con dấu thật biểu thị giá trị lich sử và chất lượng của cổ vật.



“Tấm Bản Đồ Toàn Vẹn của Đế Chế Đại Thanh Thống Nhất Vĩnh Hằng”; Trung Quốc, triều đại nhà Thanh, thời kỳ vua Gia Khánh (1796–1820) khoảng năm 1811. Bức tranh gồm tám tấm gấp, giấy in ép lên gỗ, màu xanh trên nền trắng, bề rộng 112 cm và 249 cm. (AJ Reading/ Bộ Sưu Tập MacLean 2005)

Một loại cổ vật ít được sưu tầm hơn ra đời trong triều đại nhà Thanh (1644-1911) có con dấu hoàng tộc nhưng chứa đựng nhiều nét tinh tế hơn; đó là các tấm bản đồ của lãnh thổ Trung Quốc, của  thế giới và các chuyến ngao du của riêng nhà vua. Chúng giúp các nhà quan sát chuyên nghiệp nắm được những đầu mối về chính sách quản lý đất nước của nhà Thanh, chính sách đối ngoại, và di sản của dòng tộc hoàng gia Mãn Châu.

“Bản Đồ Các Nước Chư Hầu của nhà Thanh (Sử Dụng) Phép Chiếu Kinh Tuyến và Vĩ Tuyến Mercator Trong Một Phép Chiếu Lập Thể Cũ và Mới.” Trung Quốc, nhà Thanh, thời kỳ vua Gia Khánh (1796–1820), có niên đại vào khoảng năm 1800. Người tổng hợp và biên tập, Tràng Đình Phục (1728–1800). Cuộn tranh treo tường, mực và màu trên giấy, bề rộng 60 cm và 93 cm (ảnh chụp), 211 cm và 127 cm (tổng thể). (James Prinz/MacLean Bộ Sưu Tập 1900)

Như một trong những hoạt động của Tuần Lễ Châu Á, Viện Trung Quốc đã tổ chức buổi đón tiếp tiến sỹ Richard Pegg, giám đốc và quản lý của bảo tàng Nghệ Thuật Châu Á thuộc Bộ Sưu Tập Maclean, một bảo tàng tư nhân chuyên trưng bày các tấm bản đồ và các tác phẩm nghệ thuật của người Hoa và Người Nam Á ngoài khu vực thành phố Chicago.

Trong buổi thuyết giảng ngày 21 tháng 3 trước nhóm khán giả am hiểu về ngành bản đồ học, Tiến sỹ Pegg đã trình chiếu một số tấm bản đồ mà ông mới nghiên cứu. Nhìn chung, những tấm bản đồ này giúp khán giả hiểu khái quát về tầm nhìn của Hoàng Đế Càn Long về các chính sách đối nội, đối ngoại, và các sự vụ trong hậu cung.

Trị Vì Đế Chế

Rất khác với nhận thức thời hiện đại của chúng ta về các tấm bản đồ, “Tấm Bản Đồ Trọn Vẹn của Đế Chế Đại Thanh Thống Nhất Vĩnh Hằng” đã bẻ cong tỷ lệ và khoảng cách địa lý chuẩn tắc để hiển thị các cấp cai quản khác nhau theo các khu vực thu tô thuế rộng lớn của đế chế Đại Thanh.

Tấm bản đồ gồm các khu vực mới sáp nhập của Mông Cổ, kéo dài đến tận Tây Tạng ở phía nam, nơi thuộc địa của Trung Quốc vào năm 1710, vùng Tân Cương ở phía Tây, và tất cả mọi vùng ở phía nam. Anh Quốc và Hà Lan xuất hiện ở tận cùng góc bên trái bản đồ dưới dạng các hòn đảo nhỏ, xa rời khỏi phạm vi cai quản của nhà Thanh bởi hai nước này không nằm trong khu vực thu tô thuế.

Dưới thời trị vì của vua Càn Long (1660–1760), lãnh thổ đế quốc Trung Hoa đã tăng lên gấp đôi. “Thành quả này đạt được vào năm 1759 nhờ đến tất cả mười chiến dịch quân sự của nhà vua,” Tiến sỹ Pegg nói. “Vào năm 1760, diện tích của đế quốc đã tăng lên bằng diện tích Trung Quốc ngày nay và gồm cả các khu vực về phía bắc, phía tây, và phía nam. Vào năm 1767, kỷ niệm thành quả này, vua Càn Long đã ban lệnh thực hiện một số tác phẩm lớn, và một trong số đó là tấm bản đồ này.

Mỗi thủ phủ của một tỉnh, quận, quan lại của quận độc lập, các bộ, quận nhỏ,  và người đứng đầu khu vực lân cận được đánh dấu trên tấm bản đồ với những hình khác nhau bằng màu trắng trên nền xanh chàm. Họ đánh dấu chấm lên phong cảnh và chúng trông giống như các ngôi nhà có ánh đèn khi nhìn từ bầu trời đêm, từ đó cho thấy mức độ dân số đông đúc của triều đại nhà Thanh.

Thế Giới Bên Ngoài

Tấm bản đồ có nhiều dữ kiện mang tên “Bản Đồ Các Nước Chư Hầu của nhà Thanh (Sử Dụng) Phép Chiếu Kinh Tuyến và Vĩ Tuyến Mercator Trong Phép Chiếu Lập Thể Cũ và Mới” mô tả rõ nét nhất Trung Quốc như một trung tâm văn hóa của thế giới lúc bấy giờ.

Trong đó, thế giới được vẽ trên hai bán cầu sử dụng phép chiếu Mercator. Nó gồm các đường kinh tuyến và vĩ tuyến, cũng như 24 hướng quay của mặt trời, tương ứng với vị trí của mặt trời tại các thời điểm khác nhau trong năm dựa vào độ nghiêng của trục trái đất.

Đoạn ghi chú dài trên hai bán cầu mô tả hệ thống các nước chư hầu, theo sau bởi danh sách các thành phố chính ở Châu Á và tọa độ của chúng. Bởi vì giờ trung bình tại Greenwich (GMT) chưa được thiết lập đến tận năm 1972, và cũng bởi Trung Quốc khi đó được xem là trung tâm của cả thế giới, nên tấm bản đồ sử dụng giờ trung bình tại Bắc Kinh làm chuẩn.

Trên tấm bản đồ này, các tuyến đường định hướng của các nhà thám hiểm Châu Âu được sao chép rất chuẩn xác. Tiến sỹ Pegg tin rằng có lẽ một số thông tin đến từ những bản đồ của Châu Âu được các nước chư hầu mang đến Trung Quốc, bởi tấm bản đồ này hoàn thành ngay sau chuyến viếng thăm Trung Quốc  của George Macartney vào năm 1793. Macartney đến Bắc Kinh để thuyết phục vua Càn Long cho phép Anh Quốc mở đại sứ quán vĩnh viễn và trung tâm buôn bán ở đây. Nhiệm vụ này đã thất bại. Cũng trong chính năm đó vua Càn Long viết thư gửi đến Vua George đệ tam và tuyên bố thẳng thừng rằng Trung Quốc “không có nhu cầu đối với các sản phẩm của nước bạn.”

Tuy nhiên, rõ ràng người Trung Quốc đánh giá cao bản đồ phương Tây.

Người Mãn Châu Cai Quản Nhà Hán

Trong tất cả các tấm bản đồ Tiến sỹ Pegg thuyết giảng, tấm bản đồ mang nhiều thông tin cá nhân nhất là một cuộn giấy cầm tay ghi lại chuyến hành hương của vua Càn Long đến khu mộ tổ tiên ở phía đông. So với hai cuộn trước, cuộn này có nhiều khác biệt về hình thức bên ngoài.

Sáu chiếc lá dài cuộn ra từ một quyển sách, mỗi nếp cuộn đại diện cho 24 giờ đồng hồ trong chuyến hành hương kéo dài 56 ngày của hoàng đế từ Bắc Kinh đến Mãn Châu và ngược lại. Một vạch thẳng màu đỏ đánh dấu mỗi phần của chuyến đi. Các ngọn núi, các con suối,và những cột mốc ranh giới thể hiện những cảnh quan vua Càn Long nhìn thấy trên đường. Một chuyến du hành như vậy tiêu tốn chi phí rất lớn: với hơn 3.000 người và 5.000 con tuấn mã tạo thành hai đoàn tùy tùng theo hoàng đế. Hai đoàn sẽ thay nhau trước mỗi điểm dừng chân của hoàng đế.

Tầng lớp cai trị của nhà Thanh là người Mãn Châu, hậu duệ của người Nữ Chân, vốn là dân du mục chăn nuôi ngựa sống ở vùng đông bắc Trung Quốc ngày nay. Phong tục tập quán, trang phục, và ngôn ngữ của họ đều rất khác với đại bộ phận các đặc điểm của người Hán, vốn gắn liền với lối sống trồng trọt và xu hướng an cư lạc nghiệp. Theo truyền thống, người Hán nhìn nhận tất cả những nhóm dân du mục ở phương bắc như những kẻ man di mọi rợ, và vì vậy họ đã xây bức tường thành ngăn người Mãn Châu tiến vào vùng đất trung tâm. Những nhà cầm quyền nhà Thanh hiểu rất rõ về sự khác biệt trong văn hóa này, và đã cố gắng có sự cân bằng giữa quản lý theo phương thức người Hán với việc duy trì di sản văn hóa của dân tộc họ.

Tất cả các chú thích trên “Bản Đồ Tảo Mộ Tổ Tiên Hoàng Tộc” là theo thể thức chữ Mãn Châu viết theo hàng dọc, cùng một số đoạn dịch bằng tiếng Trung.

“Vua Càn Long và ông nội là Hoàng Đế Khang Hi đều rất chú trọng đến bảo tồn các đặc điểm của người Mãn Châu trước sự đồng hóa từ các đặc điểm của người Hán, và tấm bản đồ này là một minh chứng tuyệt vời cho điều đó,” Tiến sỹ Pegg nói.

Tiến sỹ Richard A. Pegg hiện đang là Giám Đốc và Quản Lý của Nghệ Thuật Châu Á thuộc Bộ Sưu Tập MacLean, đây là một bảo tàng tư nhân và thư viện bản đồ riêng, nằm ngoài thành phố Chicago. Tiến sỹ Pegg đã viết hai cuốn sách sưu tập đạt giải thưởng, “Đồng Thiếc Trong Nghi Thức Trung Quốc: Bộ Sưu Tập MacLean,” và “Bảo Vệ Trí Khôn: Bìa Sách Tây Tạng từ Bộ Sưu Tập MacLean.” Một quyển sách so sánh các tấm bản đồ của Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc sẽ được xuất bản cuối năm nay. 

Theo Đại Kỷ Nguyên 

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x