Điều gì khiến hai vị bác sĩ tin rằng: “Niệm 9 chữ vàng có thể giúp người vượt qua đại dịch”
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, đã có nhiều thông tin về việc các bệnh nhân thoát chết và khỏi bệnh một cách kỳ diệu sau khi thành tâm niệm 9 chữ đặc biệt, mà người ta thường gọi là “Chín chữ vàng”…
Có một cặp vợ chồng đều là bác sĩ Tây y, cả hai không may đều bị nhiễm COVID-19. Nhưng sau đó một người cháu trai đã dạy họ niệm “Chín chữ vàng” (Cửu tự chân ngôn). Họ đã thành tâm niệm và đều sớm bình phục. Sau đó, cả hai đã bắt đầu gạt những hiểu biết y học của mình sang một bên và bắt đầu nghĩ về sự việc mà Tây y không thể nào lý giải được. Đây rõ ràng là một hiện tượng đáng để khám phá và suy ngẫm.
Nhiều người có thể cho rằng đầu óc của cặp vợ chồng này có vấn đề, và không hiểu họ thực sự đang nghĩ gì? Tuy nhiên, với tư cách là bác sĩ, họ biết rằng cho đến khi tìm thấy loại vaccine phù hợp để chống lại virus, thì biện pháp lúc này chỉ là tiêm hoặc thuốc uống tạm thời, ngoài ra không còn cách nào khác.
Virus Vũ Hán đã lan rộng khắp nơi, thời gian ủ bệnh rất bất thường, thậm chí một số trường hợp không có triệu chứng nào cả. Cặp vợ chồng này đã nhận ra những hạn chế của y học hiện đại và đang chuyển sang tìm hiểu y học Trung Quốc thời cổ đại.
Theo học thuyết Trung Y, nguyên nhân một người nhiễm ôn dịch là do “dương khí” của người đó bị suy yếu. Dương suy có nghĩa là chính khí không đủ, dẫn tới một cơ thể yếu nhược. Người thiếu dương khí tinh thần thường trì trệ, tư duy chậm chạp hoặc không rõ ràng. Khi chính khí giảm, cơ thể trở nên yếu ớt, chức năng hệ miễn dịch cũng yếu theo và không còn sức đề kháng để vượt qua đại dịch.
Virus viêm phổi Vũ Hán, theo Trung Y được gọi là tà khí (ý chỉ những thứ không tốt cho cơ thể từ bên ngoài). Để hàn phục tà khí từ bên ngoài thì ta cần phải nâng cao chính khí từ bên trong. Vấn đề đơn giản chỉ có vậy.
Người xưa thường làm thế nào để chống lại dịch bệnh?
Trong “Hoàng Đế Nội Kinh” – một cuốn sách được xem là triết lý cơ bản của Đông Y có đoạn hỏi đáp giữa Hoàng đế và một trong số các quan đại thần – Kỳ Bá như sau:
Hoàng đế hỏi: Năm loại bệnh dịch đang đến, tuổi tác nào phân biệt, dù trẻ hay già, đều dễ dàng nhiễm bệnh, triệu chứng lại giống nhau. Nhiễm trùng nhưng lại không thể chữa từ bên ngoài, làm thế nào để tránh?
Kỳ Bá đáp: Người miễn nhiễm thường chính khí ngút ngàn, [do đó] tà ác không dễ dàng xâm phạm.
Thời Trung Quốc cổ đại lại có Văn Thiên Tường, ông được coi là một vị anh hùng, là biểu tượng của chính nghĩa và lòng yêu nước của người Trung Quốc. Văn Thiên Tường là một chính trị gia, một nhà thơ sống vào cuối đời Nam Tống. Một bài thơ khá nổi tiếng của ông là “Chính Khí Ca” đã kể về thời gian mà ông bị quân đội Nguyên Mông giam giữ năm 1278.
Khi đó ông đã bị tra tấn vì đã từ chối quy hàng Mông cổ, ông bị giam cầm trong hầm ngục tối tăm và ẩm ướt, không khí u ám, đầy phân, nước tiểu và chuột bọ. Trong môi trường đó dĩ nhiên tà khí rất mạnh, dễ dẫn tới các loại bệnh truyền nhiễm thời bấy giờ như dịch hạch. Dù bị giam cầm trong đó suốt 2 năm nhưng Văn Thiên Tường vẫn không bị nhiễm bất kỳ bệnh tật nào. Thật kỳ diệu, sức khỏe ông vẫn rất tốt. Theo ông, trong suốt thời gian đó ông đã hiểu ra nhiều triết lý nhân sinh, và nhờ đó ông mới giữ được mình để không phạm phải những sai lầm đối với quốc gia và dân tộc.
Câu chuyện của Văn Thiên Tường là minh chứng cho những gì được ghi chép trước đó trong Hoàng Đế Nội Kinh: “Chính khí tồn trong thân, tà ác bất xâm nhập”. Vậy, làm thế nào để chính khí luôn tồn tại trong thân thể?
Người xưa cho rằng, khi một người thường xuyên tu tâm dưỡng tính, thì sẽ sản sinh ra nhiều năng lượng mang tính tích cực, và đó là cách giúp cho cơ thể duy trì được trạng thái hài hòa, không bệnh tật, không bị ô nhiễm bởi những nhân tố tiêu cực mang tính ác như vi khuẩn, virus không thể nhìn thấy bằng mắt thường [nhưng vẫn luôn tồn tại trong tự nhiên].
Một người được cho là ác theo quan niệm cổ xưa, họ sẽ tương thích với các nhân tố tiêu cực này và chắc chắn sẽ mắc bệnh. Lịch sử [ngàn năm qua] đã cho thấy, chỉ có những người nội tâm cao thượng, trong sáng mới vững vàng trước những nhân tố tiêu cực bên ngoài.
Năm 2016, một tạp chí của Mỹ đã xuất bản một bài nghiên cứu về vai trò của suy nghĩ nội tâm. Báo cáo ghi rõ: “Khi một người ở trạng thái tâm lý bình thường hà hơi lên nước đá, chất rắn trong suốt thì hơi thở bám lên sẽ không có màu sắc. [Nhưng] khi những người trong trạng thái phẫn nộ, tức giận, sợ hãi và ghen tuông hà hơi vào ly nước đá, thì hơi thở ngưng tụ sẽ hiển thị ra [một số] màu sắc khác nhau. Qua phân tích hóa học, người ta thấy rằng suy nghĩ tiêu cực có thể tạo ra độc tố bên trong lượng chất lỏng của cơ thể người”.
Mặt khác, đối với những người có tư duy tích cực, luôn nói những ngôn từ tử tế và thiêng liêng, chẳng hạn như: “Chân – Thiện – Nhẫn là tốt”, thì người ta thấy rằng luôn có một động lực giúp cơ thể sản sinh ra năng lượng tích cực. Chính năng lượng tích cực này sẽ giúp cơ thể chống lại những nhân tố tà ác (vi khuẩn, virus..) từ môi trường bên ngoài.
Vậy, câu chân ngôn tích cực, kỳ diệu và mạnh mẽ mà chúng tôi muốn nói đến là gì? Dĩ nhiên, đó là do bạn lựa chọn. Là một học viên và là người nhận được nhiều lợi ích khi tập luyện Pháp Luân Công, nên chân ngôn tích cực mà tôi khuyên bạn, đó là 9 chữ vàng: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”. Những người từng thật tâm và thành kính đọc câu chân ngôn này luôn cảm nhận được nguồn chính khí mạnh mẽ bên trong thân thể. Đó là cách nhanh nhất, nhưng cũng không chỉ nên dừng lại ở đó, hãy nuôi dưỡng tâm hồn, kiên trì trau dồi đức hạnh, tâm tính, tư duy để có được một cơ thể khỏe mạnh, nội tâm an hòa.
Việt Anh (Theo Vision Times)