Bắc Cực tan băng, virus chết chóc từ thời cổ đại có nguy cơ sống lại

27/03/20, 08:47 Thảm họa

Vào năm 2012, Sue Natali, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về những tác động của biến đổi khí hậu, khi đến khảo sát tại vùng Duvanny Yar (Siberia), bà đã tận mắt chứng kiến những tác động đáng sợ của quá trình băng tan ảnh hưởng nghiêm trọng thế nào đến nhân loại.

Tốc độ tan chảy rất nhanh của tầng băng vĩnh cửu đã gây ra các vụ sụt khổng lồ ở vùng Bắc Cực
Tốc độ tan chảy rất nhanh của tầng băng vĩnh cửu đã gây ra các vụ sụt khổng lồ ở vùng Bắc Cực. (Ảnh: Sue Natalia)

“Sự tan băng nhanh chóng tại đây đã gây ra vụ sụp lún lớn nhất từng được ghi nhận. Đi kèm với đó là các hố sụt khổng lồ, to như một tòa nhà cao tầng nằm giữa lãnh nguyên Siberia…”, GS. Natali cho hay.

Điều này cho thấy lớp băng vĩnh cửu này đến nay đang tan dần và chuẩn bị hé lộ nhiều bí mật ẩn giấu, trong đó các bệnh thời xa xưa cũng có thể thoát ra khi lớp băng này tan chảy.

Băng tan ở Bắc Cực khiến nhiều virus chết chóc thoát ra ngoài
Băng tan ở Bắc Cực khiến nhiều virus chết chóc thoát ra ngoài. (Ảnh: Nasa)

Các virus nguy hiểm từ thời cổ đại có thể sống lại

Vào năm 2014, tại Pháp, các nhà khoa học đã lấy thử một mẫu virus 30.000 năm tuổi bị đóng băng trong các lớp băng vĩnh cửu. Ngay sau khi được làm ấm, loại virus này lập tức sống lại mặc dù đã “ngủ đông” 300 thế kỷ.

Điều này cũng có nghĩa là tảng băng chỉ đóng vai trò như một chủ thể lưu trữ virus tạm thời chứ không thể làm nó chết đi. Thậm chí có những loại virus có khả năng phát triển và sinh sôi ở nhiệt độ thấp, trong khoảng từ −20°C đến 10°C.

“Băng vĩnh cửu có khả năng ‘giam giữ’ vi khuẩn và virus rất tốt vì nó lạnh, tối và không có oxy. Nhiều virus gây bệnh ở người và động vật, kể cả các loại từng gây ra dịch bệnh khủng khiếp trên toàn cầu, có thể đang nằm im dưới các lớp băng vĩnh cửu”, nhà sinh học tiến hóa Jean-Michel Claverie tại Trường ĐH Aix-Marseille (Pháp) nhận định.

Vi khuẩn dưới lớp bang tan.
Vi khuẩn dưới lớp bang tan. (Ảnh: Cultura RM)

Vào năm 2015, một nghiên cứu khác của các nhà khoa học, đã tiến hành khoan độ sâu 50m xuống tảng băng Guliya thuộc vùng cao nguyên Tây Tạng, Tây Nam, Trung Quốc. 

Đây là tảng băng có độ tuổi trên 15.000 năm, và họ đã lấy ra mẫu hai lõi băng về để nghiên cứu, kết quả phát hiện 33 loại virus khác nhau đang tồn tại. Trong số đó, chỉ có 4 loại virus được xác định theo hệ thống phân loại virus chuẩn của thế giới, đồng nghĩa với việc các loại virus còn lại hoàn toàn mới mẻ đối với khoa học hiện đại.

Hai nhà khoa học Boris Revich và Marina Podolnaya cũng từng gửi lời cảnh báo đến nhân loại rằng: “Hậu quả khi băng vĩnh cửu tan chảy là nhiều căn bệnh chết chóc ở thế kỷ XVIII và XIX sẽ quay lại, đặc biệt là tại những khu vực chôn nạn nhân của những căn bệnh này”.

Ví dụ ở lãnh nguyên Alaska, các nhà khoa học từng phát hiện ra một virus bệnh cúm Tây Ban Nha còn nguyên vẹn có từ năm 1918. Chúng nằm trong những bộ xương đóng băng bị chôn vùi dưới đất.

Hay vào mùa hè năm 2016, một đoàn người du mục chuyên chăn tuần lộc đã đồng loạt bị ốm vì một căn bệnh bí ẩn, rất giống như dịch bệnh vốn đã biến mất từ năm 1941. Và lần cuối cùng khi dịch bệnh này xuất hiện đã cướp đi sinh mạng của một cậu bé và 2500 con tuần lộc trong vùng. 

Các nhà khoa học sau đó đã bắt tay vào nghiên cứu và tìm tác nhân gây bệnh chính của dịch bệnh này là từ vi khuẩn than. Chúng đã thoát ra từ xác của một con tuần luật rã đông và xác nạn nhân tử vong vì dịch bệnh từ 75 năm trước.

Báo cáo về Bắc Cực năm 2018 cũng suy đoán rằng, các mầm bệnh từng gây kinh hoàng trong lịch sử như Cúm Tây Ban Nha, đậu mùa, dịch hạch vốn đã bị xóa sổ và một loạt các căn bệnh nguy hiểm vẫn chưa khám phá được có thể vẫn được lưu trữ trong lớp băng tan ngàn năm.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x