Australia: Tình trạng báo động của mức độ tẩy trắng san hô

22/09/16, 15:51 Thảm họa

Hơn 90% nhiệt từ sự nóng lên toàn cầu được đại dương hấp thụ, và các rạn san hô dưới biển đang cố gắng để sinh tồn.

Cảnh tượng san hô chết đi và để lại “xương trắng” dưới đáy biển được gọi là “tẩy trắng san hô”.

Mức độ nghiêm trọng

Một nghiên cứu đo lường mức độ tẩy trắng của rạn san hô Great Barrier của Australia cho thấy một số rạn san hô phía Bắc rơi vào “tình trạng cực kỳ nguy cấp”.

Việc đánh giá mức độ đã được thực hiện sau nhiều tháng khảo sát trên không và dưới nước sau khi hiện tượng tẩy trắng tồi tệ nhất được ghi nhận lần đầu tiên trong lịch sử lại trở nên rõ rệt vào tháng 3/2016 là do sự ấm lên bất thường của nước biển.

93% của 2.300 km các rạn san hô bị tẩy trắng, theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Excellence for Coral Reef Studies ARC.

“Trong khoảng 1.000 km, trên tất cả các hướng từ phía Bắc khu vực cảng Douglas tới eo biển phía Bắc Torres giữa Australia và Papua New Guinea, các rạn san hô đã bị tẩy trắng hoàn toàn”, Andrew Baird thuộc Trung tâm ARC nói.

“Tại một số rạn san hô, số lượng san hô chết khả năng vượt quá 90%. Khi vấn đề tẩy trắng trở nên nghiêm trọng, nó sẽ khiến các loài san hô trở nên già và chậm phát triển; sẽ mất hàng thập kỷ hoặc lâu hơn nữa để hồi phục”.

Giáo sư Terry Hughes, người triệu tập Hội nghị Quốc gia Taskforce về vấn đề tẩy trắng san hô đã ví mức độ tẩy trắng các rạn san hô phía Bắc như “10 cơn lốc xoáy tiến vào bờ cùng một lúc”.

Mức độ tẩy trắng làm giảm dần về cuối phía Nam của rạn san hô, chỉ bằng 1% của khu vực phía Nam, gần một phần ba các rạn san hô. Tuy nhiên, ngay cả trong khu vực không bị ảnh hưởng, chỉ có một phần tư của các rạn san hô được coi là chưa tẩy trắng.

Điều tồi tệ nhất của tẩy trắng là ở một phần ba phía Bắc của rạn san hô, đó là một trong những điểm du lịch quan trọng nhất của đất nước Australia. 81% các rạn san hô được khảo sát tại khu vực này rơi vào mức độ tẩy trắng nghiêm trọng.

Nguyên nhân

Great Barrier Reef nhìn từ trên không. (Ảnh: Internet)

Nguyên nhân gây tẩy trắng san hô là: tảo sống trong các rạn san hô đánh bật màu của những rạn san hô này, do nhiệt độ nước biển tăng hoặc do điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

El Nino là nguyên nhân gây ra việc tẩy trắng san hô giống như ở Hawaii và Fiji. Các chuyên gia nói rằng hiện tượng tẩy trắng này xảy ra là do sự nóng lên toàn cầu và hiện tưởng El Nino, sự ấm lên các vùng trên biển Thái Bình Dương thay đổi thời tiết trên toàn thế giới. Nước bị nóng lên gây sức ép lên san hô, dẫn đến nó chuyển sang màu trắng và trở nên dễ mắc bệnh. Các rạn san hô khác thậm chí phải chịu tổn thất nặng nề hơn do hiện tượng tẩy trắng mới đây.

Tuy nhiên tẩy trắng san hô cũng là hậu quả của “sự tác động rộng rãi và dễ thấy nhất của biến đổi khí hậu”, theo ủy ban Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu. Những sự kiện như này ở Great Barrier Reef là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mà các nhà khoa học đã dự đoán và lo sợ.

Đây là lần thứ 3 xảy ra hiện tượng tẩy trắng san hô hàng loạt và khắc nghiệt nhất ở vùng Great Barrier Reef trong vòng 18 năm qua, và ở các khu vực này trải qua hiện tượng tẩy trắng tồi tệ nhất là những vùng có nhiệt độ nước nóng nhất và chu kỳ thời gian dài nhất.

Vùng Great Barrier Reef đã trải qua “hai sự kiện tẩy trắng lớn trong những thập kỷ gần đây”, vào năm 1998 và 2002. Các mức độ tẩy trắng trong suốt những mùa hè, tuy nhiên tất cả đều không đáng kể so với những phát hiện lần này. Trong năm 1998 và 2002, lần lượt tương ứng 42% và 54% các rạn san hô đã bị tẩy trắng.

“Buồn thay, đây là vùng đất xa xôi nhất của các rạn san hô, và sự xa xôi này đã bảo vệ nó khỏi những áp lực từ con người: nhưng không tránh được tác động của biến đổi khí hậu”, Baird nói.

Biện pháp

Các phương pháp tiếp cận thực nghiệm để làm giảm hiện tượng tẩy trắng san hồ bao gồm thử nghiệm làm giảm nhiệt độ nước xuống thấp hơn bằng cách sử dụng màu để phủ san hô. Nhưng nỗ lực này đòi hỏi cần một lượng lớn chế phẩm và chỉ có thể thực hiện với diện tích nhỏ. các giải pháp khác là giảm thiểu các sức ép lên các rạn san hô dễ bị tổn thương này.

Năm ngoái, Liên Hợp quốc bày tỏ quan ngại về tình trạng của rạn san hô Great Barrier và đã hối thúc nước Australia thúc đẩy các nỗ lực để bảo tồn các rạn san hô này.

Theo CNN

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

x