Ảnh chụp từ vệ tinh: Xuất hiện gần 8.000 hồ nước xanh ở Nam Cực
Trong bài nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Geophysical Research Letters, các nhà khoa học cho biết tại Nam Cực đã hình thành hàng nghìn hồ nước do băng tuyết tan.
Trong bài nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Geophysical Research Letters, các nhà khoa học cho biết tại Nam Cực đã hình thành hàng nghìn hồ nước do băng tuyết tan. Họ đã đưa ra lời cảnh báo nếu nước từ các hồ đó thấm xuống dưới sông băng thì băng Nam Cực sẽ không tồn tại được lâu.
Để đưa ra những kết luận này, các nhà khoa học đã phân tích hàng trăm bức ảnh chụp từ vệ tinh và phân tích các dữ liệu quan sát khí tượng đối với sông băng Langhovde ở phía đông Nam Cực. Họ đã thống kê được rằng từ năm 2000 đến năm 2013, tại đây đã hình thành gần 8.000 hồ mới, một hiện tượng chưa từng xảy ra ở Nam Cực. Các chuyên gia Anh nghiên cứu về hiện tượng này và lo lắng về sự tồn tại của băng Nam Cực khi quá trình trên mang tính không thể đảo ngược.
Hai hiện tượng thiên nhiên giống nhau về bản chất, nhưng hiện nay ở Greenland, cũng vì nguyên nhân như Nam Cực nhưng với quy mô lớn hơn, trong vòng 3 năm từ năm 2011 đến năm 2014, trên 1.000 tỷ tấn băng đã tan chảy. Các nhà nghiên cứu cảnh báo điều tương tự hoàn toàn có thể xảy ra ở Langhovde – Đông Nam Cực trong tương lai.
Tháng 5/2016, các chuyên gia đã nhận thấy một sông băng khác – Totten bị nước mặn ấm làm tan chảy có thể làm tăng mức nước đại đương lên trên 2m dù quá trình này phải mất vài thế kỷ. Rất khó ngừa núi băng tan chảy vì biến đổi khí hậu. Các chuyên gia cho rằng một trong những lý do là loại nước mới được phát hiện ở Nam đại dương ở độ sâu trên 3 km, không tham gia vào lưu thông và chưa bị sự ấm lên toàn cầu “động chạm” đến.
Theo motthegioi