Ẩm thực truyền thống Trung Hoa: món ăn là bài thuốc

01/10/14, 20:47 Dinh dưỡng

Từ xa xưa, người Trung Quốc đã biết kết hợp các loại thảo mộc vào công thức nấu ăn, vừa đảm bảo dinh dưỡng, lại có tác dụng chữa bệnh.

(CCFoodTravel.com, CC BY 2.0)

Bộ Y tế Trung Quốc có hẳn 1 danh sách hơn 80 loại thực phẩm có tác dụng không khác gì thuốc chữa bệnh, hơn 110 loại thảo mộc tốt cho sức khỏe và 59 thành phần bị cấm dùng trong thực phẩm.

Năm ngoái, Bộ khuyến cáo cấm sử dụng đông trùng hạ thảo, một loại thảo dược quý về bản chất là dạng ký sinh của loài nấm trong thực phẩm. Các chuyên gia cảnh báo phải hết sức chú ý khi sử dụng các thành phần thực phẩm có đặc tính dược liệu mạnh.

Đông trùng hạ thảo – một loại thảo dược quý

Đáng lo ngại là sự phát triển quá nhanh của các nhà hàng với xu hướng cung cấp món ăn có tác dụng chữa bệnh, tuy nhiên lại không được sự hướng dẫn của các chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức.

Một bát súp thịt cừu ấm nóng với gừng và bạch chỉ là công thức cổ điển của Trung Quốc trị chứng cảm lạnh và mệt mỏi vào mùa thu và đông. Bạch chỉ là một loại thảo dược truyền thống được sử dụng rất phổ biến. Tính nhiệt của nó có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, trong khi gừng xua tan lạnh, làm ấm cơ thể và thúc đẩy ra mồ hôi.

Thịt cừu bổ sung năng lượng cho cơ thể. Công thức này được soạn thảo lần đầu tiên bởi Trương Trọng Cảnh – một trong những danh y nổi tiếng thời Đông Hán (25 – 220 SCN).

Khoảng 1.800 năm sau, món canh này vẫn hữu dụng trong mùa lạnh cho những người có thể trạng yếu kém, đặc biệt là người già và phụ nữ sau khi sinh.

Một bát súp thịt cừu ấm nóng cho mùa đông

Một ví dụ khác là nhân sâm, phổ biến ở cả Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á, và được dùng như một giải pháp tăng cường năng lượng cơ thể hàng ngày. Tính năng dược liệu của nó là bổ sung khí (năng lượng) và giúp làm dịu thần kinh cho các trường hợp suy nhược.

Tuy nhiên, đối với những người thể trạng cường dương (nhiều năng lượng), nhân sâm có thể dẫn đến chóng mặt, làm tăng sự hưng phấn và ham muốn. Một số thảo dược Trung Quốc được sử dụng phổ biến trong thực phẩm cũng có thể có hại. Nhụy hoa nghệ tây, giúp lưu thông máu và tăng cường khả năng miễn dịch, có thể gây sẩy thai, chóng mặt và tăng phấn khích.

Củ sâm tươi

Hoàng kỳ, còn gọi là gốc cây đậu tằm sữa, có tác dụng bổ sung năng lượng nhưng lại gây nguy hiểm cho những người có tiền lệ xuất huyết não. Có lẽ các nhà hàng cần có bác sĩ y học cổ truyền để làm công tác hướng dẫn và các đầu bếp giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm kết hợp thảo dược, để tạo ra được “món ăn – bài thuốc” thực sự an toàn và hiệu quả cho sức khỏe.

Ngoài ra, các thành phần sử dụng trong thực phẩm chữa bệnh phải được chỉ định trong danh mục do Bộ Y tế phát hành năm 2002, và số lượng các loại thảo mộc được sử dụng không nên vượt ngoài Dược điển Trung Hoa.

Hoàng kỳ hay gốc cây đậu tằm sữa

Ví dụ nhân sâm, bạch chỉ và hoa bách hợp được đun sôi với nhau để bổ sung năng lượng, và có lợi cho phổi. Các thành phần phổ biến khác được dùng làm thực phẩm và thảo dược của Trung Quốc bao gồm táo tàu, hạt sen, quả sơn trà tử, nhãn và củ thiên ma.

Lá bạc hà tươi, húng quế, đậu tằm sữa và hoàng cầm cũng được sử dụng trong các món ăn. Kiều Minh Diệu – tổng giám đốc nhà hàng Thiên Hạ Đệ Nhất Gia ở Bắc Kinh – nói rằng, nhân sâm không còn được dùng nhiều trong các nhà hàng, tuy nhiên đông trùng hạ thảo vẫn xuất hiện trên một vài menu. Ông Kiều khuyến cáo nên ăn thực phẩm dinh dưỡng theo các mùa, tùy điều kiện tài chính và khu vực địa phương.

Hoàng cầm

Ông cho biết các loại thực phẩm bổ sung năng lượng trong mùa xuân bao gồm rau mầm, gan gà, thịt lợn và thịt cừu có lợi cho gan. “Mùa hè là thời điểm của thực phẩm ít năng lượng và thanh nhiệt”, ông Kiều nói, “Lựa chọn tốt nhất là hạt sen, bạc hà, củ năng, chim bồ câu, thịt bò và thịt vịt”.

Đối với mùa thu, ông đề nghị dùng hoa bách hợp khô nấu với bạch quả, kèm thêm 1 đĩa cam và lê. Thịt bò, thịt cừu và thịt nai là những nguồn năng lượng tuyệt vời cho mùa đông. “Khái niệm của tôi về thực phẩm có tính năng như dược phẩm phải dựa trên cơ sở khoa học dinh dưỡng”, ông Kiều nói, “đây sẽ thành một giai đoạn phát triển hoàn chỉnh của các món ăn Trung Hoa, thay vì chỉ đơn giản là một hỗn hợp thảo dược và thực phẩm”.

Việc kết hợp thảo dược trong công thức nấu nướng ngày càng phổ biến

Các loại thảo mộc Trung Quốc và các thành phần thuốc nên được chia theo đặc tính dược liệu nặng nhẹ riêng biệt theo khuyến cáo của bác sĩ. “Những loại thảo dược dùng chung với thực phẩm để điều trị bệnh nên được tư vấn của bác sĩ”, ông Kiều cho biết, “đối với các loại thực phẩm có tác dụng phụ, cần nhắc nhở người dân chứ không nên cấm sử dụng”.

An Nhiên – Theo The Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x