Ai là người có lý? Cuộc tranh biện giữa thiền sư và cậu bé 7 tuổi
Giữa vị thiền sư và cậu bé 7 tuổi đã có một cuộc tranh biện thú vị, mọi người xung quanh cũng khó mà phân định thắng thua. Vậy rốt cuộc ai mới là người có lý?
Có một đứa trẻ, mới 7 tuổi, nhưng thường tìm thiền sư Vô Đức, cùng ông nói lung tung một trận các chuyện đông nam tây bắc. Thiền sư Vô Đức nhận thấy đồng tử này thông minh siêu phàm, ăn nói lưu loát, lại thường có một chút ý vị của Đạo Phật.
Một ngày nọ, thiền sư Vô Đức nói với cậu bé: “Lão tăng mỗi ngày đều bề bộn công việc, không có thời gian để thỉnh thoảng ở đây tranh biện với ngươi. Bây giờ ta cùng ngươi hãy tiếp tục tranh biện một phen. Nếu ngươi thua, ngươi phải mua bánh mời ta; còn nếu ta thua, ta sẽ mua bánh cho ngươi”.
Đồng tử nghe xong nói: “Vậy thỉnh sư phụ đưa tiền ra trước!”.
Thiền sư Vô Đức nói: “Tranh biện thua mới phải chịu mất tiền, còn biện thắng thì không mất gì. Thứ nhất, giả sử lão tăng ta là một con gà trống”.
Đồng tử nói: “Vậy thì ta là con côn trùng nhỏ”.
Thiền sư Vô Đức được thế, bèn nói: “Nếu đúng ngươi là con côn trùng nhỏ, thì ngươi phải mua bánh cho ta, bởi vì gà trống ăn côn trùng!”.
Đồng tử không chịu thua, nói: “Không thể thưa sư phụ! Ông cần mua bánh cho ta mới đúng. Ông là gà trống lớn, ta là côn trùng nhỏ, ta vừa nhìn thấy ông đã bay mất tiêu luôn rồi. Bởi vì giữa sư đồ không nên tranh luận, không hơn thua với nhau! Vì vậy ông chẳng phải là đã thua rồi sao?”.
Thiền sư Vô Đức dắt tay đồng tử, dẫn cậu đến chỗ có đông người qua lại, thiền sư Vô Đức nói:
“Chuyện này so với cuộc chiến và khuôn phép là giống nhau. Nếu quan phủ không thể phân xử, thì sẽ nhờ đến thôn dân phán xét. Ở đây có ba trăm thôn dân, vì thế không thể ai cũng không đưa ra ý kiến. Mọi người à! Thỉnh các người phán đoán một chút, giữa lão tăng và đồng tử đây, ai là người có lý?”. Rồi ông bắt đầu kể về cuộc tranh biện của hai người họ.
Nghe xong ai nấy cũng gật gù, nhưng cuối cùng cũng chẳng ai có thể phân định được thắng thua, thế là thiền sư Vô Đức nghiêm túc nói: “Phải mở to mắt ra mới có thể phân định được”.
Ba ngày sau, tất cả mọi người đều thấy, thiền sư Vô Đức lặng lẽ đi mua bánh cho đồng tử 7 tuổi kia.
Gà trống và con côn trùng nhỏ, hai người một già một trẻ này, giữa hai người họ, đã có rất nhiều câu chuyện lý thú như vậy.
Nhà Phật lấy thanh tĩnh làm tôn chỉ để xét tỏ chân lý, vậy nên không có lớn nhỏ, dài ngắn, đúng sai, thật giả, đương nhiên cũng không có thắng thua.
Ở câu chuyện trên cũng thấy, thiền sư Vô Đức càng muốn tranh luận thắng thua, thì tâm càng nặng; còn cậu bé thì ngược lại, không tranh không chấp lòng khoáng đãng.
Thiền sư Vô Đức vừa bắt đầu đã nghĩ thắng đồng tử 7 tuổi kia, nhưng đồng tử lại tự nguyện làm một kẻ yếu là con côn trùng nhỏ. Đối với con gà trống to lớn kia mà nói, thì con côn trùng nhỏ quả đúng là miếng mồi ngon. Nhưng con côn trùng lại có thể bay đi, không cho con gà trống có cơ hội tiếp cận. Điều này tượng trưng cho việc sư đồ không nên tranh biện, thầy không nên chấp trò…
Thanh tĩnh chính là không tranh luận, không so đo cao thấp với ai. Làm người nếu đạt được cảnh giới này quả là bậc đại trí.
Theo secretchina