Ai có công trong tăng trưởng kinh tế Mỹ?

29/11/17, 08:10 Kinh tế, Thế giới

GDP tăng 3% trong quý 3, chỉ số S&P 500 tăng 15% trong năm nay, và tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ ở mức thấp chưa từng thấy kể từ đầu những năm 2000. Khung cảnh này đặt ra cho những người ủng hộ của cả 2 đảng, cả cựu tổng thống và đương kim tổng thống câu hỏi rằng ai đã làm nên những điều tuyệt vời như vậy.

104568736-GettyImages-806383022-nyse-wall-street
Một góc phố Wall, New York, Mỹ. (Ảnh: Internet)

Tổng thống Donald Trump thường xuyên đăng trên Twitter về tình hình thị trường chứng khoán và được công nhận vì những biểu hiện tốt này. Mặt khác, những người ủng hộ ông Obama cho rằng ông Trump chỉ đơn thuần là gặt hái lợi ích từ chính sách của chính quyền trước. Nhưng cả hai phe đều bỏ qua bức tranh toàn cảnh.

Tổng thống không thuê mướn nhân công

Mặc dù ông Trump quản lý một doanh nghiệp thành công với hàng nghìn nhân viên, nhưng công ty của ông không thuê số lượng nhân công lên đến hàng triệu người để góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp. Chính phủ cũng không thuê số lượng nhân công nhiều đến vậy, vì số người làm việc của các chính phủ liên bang, tiểu bang và địa phương gần như không đổi trong năm 2017.

Thay vào đó, các công ty tư nhân như UPS, Macy và United Health Group của Mỹ tạo thêm 20.000 việc làm vào năm 2016, và hàng triệu doanh nghiệp nhỏ dưới 500 lao động đã góp phần tuyển thêm nhân viên.

“Tất cả các hành động hợp lý đều bắt nguồn từ hành động cá nhân. Chỉ có cá nhân biết suy nghĩ. Chỉ có cá nhân biết suy luận. Chỉ có cá nhân biết hành động”, nhà kinh tế học nổi tiếng người Áo, Ludwig von Mises, đã từng viết vào đầu thế kỷ 20.

Vì vậy, các cá nhân riêng lẻ chính là người đã nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm, thành lập doanh nghiệp. Và có những người làm việc cho các công ty lớn hoặc phụ trách các công ty nhỏ đã đứng ra thuê mướn lao động.

Tương tự như sự tăng trưởng GDP và biểu hiện của thị trường chứng khoán: khu vực tư nhân có công lớn, dễ thấy là vì chi tiêu trực tiếp của chính phủ (được tính vào GDP) đã giảm kể từ năm 2009.

Những chính sách phù hợp

Tổng thống không đi thuê nhân công, họ không tham gia sản xuất, họ cũng không bán sản phẩm. Tuy nhiên, sự tham gia của chính phủ vào nền kinh tế tư nhân, thông qua việc phân phối lại tài sản, chi tiêu trực tiếp của chính phủ hoặc quản lý bằng luật pháp, vẫn quan trọng và có ảnh hưởng đến cách thức các cá nhân theo đuổi mục tiêu kinh tế của họ.

Trong kế hoạch quản lý kinh tế tổng quát, ta cần lưu ý điều quan trọng là văn phòng của tổng thống tương đối ít quyền lực, mặc dù nó được giới truyền thông chú ý nhiều nhất. Với một Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát, ông Obama chỉ đạt được một số ít mục tiêu đã đề ra, ngoại trừ việc thông qua Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền. Đạo Luật Dodd-Frank (Đạo luật Cải cách Tài chính Phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng) cũng chưa bao giờ được thực thi đầy đủ.

Mặc dù có đa số ủng hộ trong Quốc hội, ông Trump vẫn không thể đạt được sự đồng thuận cần thiết cho những sáng kiến ​​lớn như cải cách thuế và bãi bỏ Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền.

George Friedman của hãng nghiên cứu Geopolitical Futures viết: “Nói chung, tổng thống sẽ chỉ là tổng thống và quyền lực đơn phương của ông sẽ bị hạn chế. Đối với hầu hết những điều ông ấy muốn làm, ông ấy cần được Quốc hội đồng ý”.

Tuy nhiên, mặc dù ông Trump đang chờ đợi một chiến thắng lập pháp quan trọng là cải cách thuế sắp tới, tình hình kinh doanh và tâm lý người tiêu dùng đã tiến triển tốt kể từ khi ông đắc cử. Các chỉ số quản lý doanh nghiệp dẫn đầu, cũng như niềm tin của người tiêu dùng đang ở mức cao, một phần bởi vì ông Trump đã cam kết thực hiện các chính sách có lợi cho tăng trưởng như cắt giảm thuế cũng như bãi bỏ một số quy định.

Lịch trình bãi bỏ quy định và những cải cách đã hứa là có lợi cho tăng trưởng, vì thế thúc đẩy tâm lý kinh doanh.

Cả 2 bước khởi đầu ​​này sẽ làm giảm ảnh hưởng của chính phủ trong nền kinh tế và mang lại nhiều quyền hành và nguồn lực hơn cho các đơn vị cá nhân mà Ludwig von Mises đề cập đến. Và ai lại không vui khi có thêm nguồn lực và tự do kia chứ?

Khi sử dụng một trong số ít quyền lực đơn phương của tổng thống, ông Trump đã ký một sắc lệnh vào tháng Giêng yêu cầu các cơ quan liên bang bãi bỏ 2 điều lệ cho mỗi đề xuất mới. Nhà Trắng cũng đã loại bỏ hơn 800 đề xuất của chính quyền Obama.

Về vấn đề chậm trễ cắt giảm thuế, Giám đốc Quỹ phòng hộ Mark Hart của Corriente Advisors cho rằng, bãi bỏ các quy định là yếu tố quyết định cho sự lạc quan về kinh doanh dưới sự điều hành đất nước của ông Trump.

“Người ta có thể cho rằng chương trình nghị sự của Trump không thực sự kích thích thị trường. Nhưng tôi nghĩ nó tập trung nhiều hơn vào việc bãi bỏ quy định”, Hart nói với RealVisionTV. “Ngành hành pháp có nhiều quyền lực và kiểm soát các công chức nhiều hơn là ban hành luật. Vì vậy, ông (Trump) có thể tác động thay đổi thông qua việc bãi bỏ quy định bằng cách thay đổi người kiểm soát các bộ máy hành chính. Và ước tính khoảng 1.700 – 1.800 tỷ USD thất thoát mỗi năm vì các quy định”.

Ví dụ, các cổ phiếu tài chính tăng vọt ngay khi có một ít khả năng Đạo luật Dodd-Frank bị bãi bỏ sau khi ông Trump thắng cử.

Tuy nhiên, lưu ý rằng nhiều chính sách khác của ông Trump, dù là hành pháp hay lập pháp, vẫn chưa được thực hiện; thêm nữa, các chính sách phải mất một thời gian mới tác động tới nền kinh tế, vì vậy cũng khó mà nói rằng ông Trump có toàn bộ công lao trong việc tăng GDP hoặc thu nhập các công ty gần đây.

Tuy nhiên, lịch trình bãi bỏ quy định và những cải cách được ông Trump hứa hẹn là có lợi cho tăng trưởng, vì thế đã thúc đẩy tâm lý kinh doanh. Điều đó phản ánh trong việc thị trường chứng khoán tăng điểm và nhiều hoạt động kinh tế diễn ra do người dân và công ty cảm thấy đầu tư của họ sẽ được đền đáp xứng đáng trong tương lai khi các chính sách này có hiệu lực.

Trong khi đó, các quy định và chương trình chi tiêu của chính phủ Obama, cũng như Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền không phải là các chính sách hỗ trợ kinh tế, và rất khó để nói tác động tích cực lâu dài đối với nền kinh tế của các chính sách trên sẽ phát huy sau khi ông hết nhiệm kỳ.

Dĩ nhiên, các biện pháp kích thích sớm trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông đã ngăn chặn nền kinh tế phá sản sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Nhưng khi chính phủ can thiệp quá sâu vào thị trường, thì tăng trưởng chậm lại với 9.000 tỷ nợ chính phủ, hoạt động kinh doanh và sự tự tin của người tiêu dùng trở nên mờ nhạt. Với tất cả những gì ông Obama nói và làm, ông là tổng thống duy nhất khi tại vị không bao giờ đạt được một năm tăng trưởng GDP trên 3%.

Những nhân tố khác

Bên cạnh các chủ thể tư nhân, luật pháp liên bang và các lệnh hành pháp, có những yếu tố chính khác ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Nhân tố kể đến đầu tiên là Cục dự trữ liên bang (Fed). Bằng cách kiểm soát tiền và tín dụng thông qua hệ thống ngân hàng, nó kiểm soát nền kinh tế mà trong đó cá nhân là thành viên.

Dưới thời ông Obama, Fed, cùng với các tổ chức tài chính mà nó kiểm soát, là nhân tố chủ yếu gây ra cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn, làm ảnh hưởng đến cả các khu vực lành mạnh của nền kinh tế. Sau đó, nó đảm bảo cứu trợ ngành tài chính và nền kinh tế bằng cách giải ngân hàng tỷ USD cho các khoản cho vay và bảo lãnh cho các công ty tài chính và bằng cách mua một lượng lớn nợ chính phủ do Kho bạc phát hành với sự trợ giúp của Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát.

Hoạt động của doanh nghiệp tư nhân trơn tru hơn và các đơn vị tư nhân mạo hiểm hơn vì họ biết Fed sẽ giải cứu khi có cuộc khủng hoảng. Và trong năm 2017, năm đầu ông Trump đắc cử và được cho năm lãi suất sẽ tăng theo chu kỳ, Fed đã trì hoãn việc tăng lãi suất lâu hơn dự kiến; chỉ số điều kiện tài chính của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Chicago vẫn ở mức thấp kỷ lục.

Đặc biệt đối với thị trường chứng khoán, chính sách tiền tệ nới lỏng này là yếu tố chính đẩy chỉ số S&P 500 từ mức thấp nhất là 666 vào tháng 3/2009 lên 2.578 vào tháng 11/2017 khi các chỉ số đánh giá mở rộng và thu nhập doanh nghiệp bị đình trệ, giống tình hình vào giữa nhiệm kỳ của ông Obama.

Tuy nhiên, vì đã giữ các khoản nợ xấu, khuyến khích chi tiêu chính phủ, lãng phí tài chính, và giải vây cho những công ty gặp rủi ro, Fed cũng phải chịu trách nhiệm về sự tăng trưởng kinh trưởng chậm chạp dưới thời ông Obama, bởi vì nó ngăn cản thị trường loại bỏ nợ xấu và các công ty xấu để có thể phục hồi.

Và với các kết quả tích cực dưới sự quản lý của Tổng thống Trump, có thể là chúng ta đang nhìn thấy đỉnh cao của chu kỳ Fed kiểm soát việc phá sản thị trường lần cuối cùng thì vỡ nợ cũng có thể đi liền sau đó như quy luật thị trường. Vậy nên không thể đổ lỗi cho ông Trump nếu xảy ra phá sản.

Một yếu tố bên ngoài khác, thường bị bỏ qua nhưng đóng một vai trò quan trọng trong việc phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính, là quyết định của Trung Quốc đã dành hàng nghìn tỷ USD để kích thích nền kinh tế của họ, làm tăng nhu cầu xuất khẩu nguyên vật liệu thô và công nghệ từ nhiều nước phát triển vào Trung Quốc.

Một tổng thống có thể làm cho nền kinh tế bùng nổ. Nhưng trong một nền kinh tế tương đối tự do và toàn cầu kết nối, không một người nào có thể chịu trách nhiệm về mọi thứ. Thay vào đó, hành động của hàng triệu người khác nhau đã tạo ra tăng trưởng và đình trệ kinh tế cũng như phúc lợi của chúng ta.

Bạch Vân, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x