Alibaba bên ngưỡng suy tàn sau những kì vọng lớn lao

11/05/15, 08:54 Kinh tế, Thế giới

Alibaba, biểu tượng của ngành thương mại điện tử Trung Quốc, đang gặp phải những khó khăn do được đặt kỳ vọng quá lớn. Tập đoàn này sẽ không thể chết, nhưng nếu không thay đổi, nó cũng sẽ như những công ty lớn khác với hoạt động gói gọn trong phạm vi nước nhà.

Chủ tịch tập đoàn Alibaba – Ông Jack Ma

Đối với giới trẻ Trung Quốc, Alibaba chính là biểu tượng cho sự tăng tốc về kinh tế của nước nhà trong những năm qua.

Thành công của Alibaba đến từ sự năng động và khả năng chớp bắt thời cơ tuyệt hảo. Bằng cách đóng vai trò làm cầu nối giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước thông qua hệ thống thương mại điện tử, Alibaba đã làm nên một cuộc cách mạng.

Được cho là đi lên từ hai bàn tay trắng và bằng một con đường chưa từng được khai phá trước đó ở Trung Quốc, ông chủ của Alibaba là Jack Ma nhờ đó mà được xem là Bill Gates của Trung Quốc.

Nhưng Alibaba có được xem là một Microsoft của Trung Quốc hay không, thì chưa ai khẳng định được, bởi nhiều người cho rằng nó đang đứng trước ngưỡng suy tàn.

Theo các số liệu thống kê, loại hình thương mại mới của Alibaba đã loại bỏ hàng trăm nghìn cửa hàng bán lẻ truyền thống. Mua sắm ở Trung Quốc giờ đây chỉ là những cái click chuột hoặc lướt tay trên smartphone.

Đây được xem là một lĩnh vực mới, rất giàu tiềm năng. Theo đó, do đánh hơi thấy sự béo bở này, hàng loạt các nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào Alibaba, biến nó trở thành một ông trùm thực sự trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Sự thăng tiến của Alibaba nói riêng, và sự phát đạt của kinh tế Trung Quốc trong những năm qua nói chung, đã khiến cho tiền và kỳ vọng đổ vào tập đoàn này nhiều hơn bao giờ hết. Thậm chí, Jack Ma đã phải tuyên bố sự kỳ vọng quá lớn của các nhà đầu tư sẽ là mối đe dọa lớn nhất với Alibaba.

Và có vẻ như lời tuyên bố đó đã trở thành sự thật. Khi kinh tế Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng chậm lại và không còn hấp dẫn các nhà đầu tư như trước, thì lớp sơn trên bề mặt của Alibaba cũng dần bị rửa trôi đi. Làn sóng các nhà đầu tư rút vốn khỏi thị trường Trung Quốc kể từ giữa năm 2014 ngày càng gia tăng, và Alibaba cũng không là ngoại lệ.

Chưa kể các mảng bán lẻ trực tuyến Taobao Marketplace và Tmall.com bị khách hàng cáo buộc bán hàng giả. Chính phủ cũng đã chỉ trích Alibaba là “đánh mất tín nhiệm” do thất bại trong việc ngăn chặn lừa đảo và quản lý các chương trình khuyến mãi “ảo” của mình.

Mặt khác Alibaba còn phải cạnh tranh với các đối thủ đáng gờm khác trong lĩnh vực thương mại điện tử như JD.com và Tencent Holdings. Thậm chí hai công ty này còn đang tích cực hợp lực lại để nhanh chóng hạ bệ Alibaba.

Ngoài ra, các biến động chính trị cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển của một tập đoàn lớn tại Trung Quốc. Alibaba sẽ không thể tiếp tục phát triển nếu có những đường lối và chính sách đi ngược lại những định hình của chính quyền Trung Quốc, vốn không bao giờ bỏ qua những món hời kinh tế.

Theo ước tính kể từ tháng 11/2014 đến nay, sự sụt giá cổ phiếu đã khiến Alibaba mất đi khoảng 70 tỷ USD, một con số khổng lồ. Nền kinh tế tăng trưởng chậm lại khiến cho nhu cầu thương mại điện tử giảm đi, cũng khiến cho lợi nhuận của Alibaba sụt giảm. Động thái gần nhất là Alibaba tuyên bố bổ nhiệm một CEO mới là ông Daniel Zhang, để thay đổi tình hình. Việc thay đổi giám đốc điều hành lần này cũng được xem như một cách để tạo thêm niềm tin cho các nhà đầu tư.

Giống như những con sam bám trên vách đá bờ biển. Khi mà nền kinh tế Trung Quốc khỏe mạnh và thịnh vượng, thì Alibaba và các tập đoàn khác cũng thế. Nhưng khi kinh tế Trung Quốc hắt hơi, thì Alibaba và các tập đoàn khác cũng bị “cảm lạnh”.

Alibaba về cơ bản cũng mắc một nhược điểm giống như mọi tập đoàn khác của Trung Quốc, là khả năng đầu tư ra thế giới cực kỳ khiêm tốn. Chỉ có khoảng 5% doanh thu của Alibaba đến từ thị trường ngoài Trung Quốc. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa Alibaba với những Microsoft hay Apple, những tập đoàn hiện diện khắp thế giới, và không bị ảnh hưởng bởi sự thăng trầm của nền kinh tế quốc nội.

Về cơ bản, với vị thế gần như thống trị trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Trung Quốc, Alibaba sẽ không thể chết, nhưng nếu không thay đổi, nó sẽ vĩnh viễn chỉ là một tập đoàn hoạt động gói gọn trong phạm vi nước nhà, như bao tập đoàn khác của Trung Quốc.

Lối thoát duy nhất cho Alibaba lúc này có thể chính là phải đầu tư ra nước ngoài như những gì Microsoft hay Apple đang làm, nếu không Alibaba sẽ mãi là một kỳ vọng. Đó là câu chuyện của Alibaba, và cũng là câu chuyện của cả nền kinh tế Trung Quốc.

Theo bizlive.vn

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x