Bị phát hiện giả mạo, tại sao ‘bác sĩ Khiêm’ vẫn được phân công đi chống dịch?

23/02/22, 11:27 Việt Nam

Theo Sở Y tế, dù phía Đại học Y Dược TP.HCM đã xác định ‘bác sĩ Khiêm’ giả mạo sinh viên từ tháng 9/2021, nhưng sau đó UBND quận 12 vẫn tiếp tục điều Khiêm đi chống dịch Covid-19.

‘Bác sĩ giả’ Nguyễn Quốc Khiêm. (Ảnh: VTC News/moh.gov.vn)

Liên quan đến vụ việc Nguyễn Quốc Khiêm (SN 1996, quê Bình Thuận) giả danh là sinh viên trường y để được vào khu cách ly điều trị Covid-19 ở TP.HCM, sau đó ‘hô biến’ mình thành thạc sĩ, bác sĩ cứu sống được nhiều bệnh nhân nặng, Sở Y tế TP.HCM chiều 22/2 cho biết đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra, làm rõ vụ việc.

Báo Vnexpress dẫn nguồn tin từ Sở Y tế cho biết, Khiêm là một tình nguyện viên đăng ký tham gia chống dịch qua Đại học Y Dược TP.HCM, tuy nhiên lại không có tên trong danh sách sinh viên khóa 2012 đến 2020 của trường ở tất cả các ngành học.

Cơ quan chức năng bước đầu xác định, vào ngày 9/7/2021, UBND quận 12 có công văn gửi Đại học Y Dược TP.HCM về việc đề nghị hỗ trợ tình nguyện viên tham gia chống dịch. Nhận được yêu cầu này, trường đã kêu gọi các tình nguyện tham gia.

Sau đó, trường tuyển được 8 tình nguyện viên, trong đó có tên Nguyễn Quốc Khiêm, có công văn cử sinh viên, học viên tham gia hỗ trợ tại khu cách ly Cao đẳng Điện lực TP.HCM, gửi Sở Y tế TP.HCM và UBND Quận 12. Công văn này được Sở Y tế chấp thuận.

Đến ngày 16/8/2021, UBND quận 12 có quyết định thành lập khu cách ly tập trung cho F0 trên địa bàn quận 12 tại Cao đẳng điện lực TP.HCM. Trung tâm y tế quận 12 đã ban hành quyết định điều động nhân sự hỗ trợ khu cách ly trên, trong đó Khiêm được phân công làm nhiệm vụ nhận bệnh, hậu cần.

Đáng lưu ý, vào thời điểm tháng 9/2021, Trung tâm y tế quận 12 có yêu cầu Đại học Y Dược xác minh xem Khiêm có phải là thạc sĩ, bác sĩ của trường không. Và trường Đại học Y Dược đã trả lời rằng Khiêm không phải là sinh viên của trường, thẻ sinh viên mà Khiêm có không phải do trường cấp.

‘Bác sĩ Khiêm’ nói rằng bản thân làm giả giấy khen của Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ để ‘khoe với ngoại’ chứ không có mục đích khác. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Đại học Y Dược TP.HCM thừa nhận có sự sơ suất vì đưa Khiêm vào danh sách sinh viên tình nguyện đi chống dịch khi chỉ căn cứ vào tấm ảnh thẻ sinh viên giả mạo mà người này cung cấp.

Dù vậy, đến ngày 1/10/2021, UBND quận 12 lại ban hành Quyết định số 4561/QĐ-UBND về việc tiếp nhận phân công tình nguyện viên trường Đại học Y dược TP.HCM tham gia các khu cách ly tập trung bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn quận 12. Trong quyết định, Khiêm lại tiếp tục được phân công làm việc tại khu cách ly Cao đẳng Điện lực TP.HCM (phường Thạnh Lộc, quận 12).

Hiện tổ công tác của Sở Y tế đang khẩn trương liên lạc và mời ông Khiêm đến Sở làm việc.

‘Bác sĩ Khiêm’: Tôi đã sai, muốn nói lời xin lỗi cộng đồng

Theo báo VTC News, vào ngày 22/2, Nguyễn Quốc Khiêm đã thừa nhận việc bản thân giả danh bác sĩ để điều trị cho F0 trong khu cách ly, nhưng chỉ với mục đích tham gia chống dịch.

Khiêm cho biết bản thân học hệ trung cấp liên thông ở Trường Cao đẳng Sài Gòn – Gia Định, niên khóa 2016 – 2018, chuyên môn y sĩ đa khoa. Và chưa bao giờ học ở Trường Đại học Y Dược TP.HCM, cũng chưa từng thực tập, làm việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Về giấy khen giả của Bệnh viện Chợ Rẫy, Khiêm đã chép trên mạng, vì ‘muốn khoe với ngoại’ chứ không vì mục đích gì khác. Khiêm tự nhận đã sai, rất cắn rứt, muốn nói lời xin lỗi tới cộng đồng, người bệnh và các đơn vị liên quan vì đã làm một việc không đúng với nghĩa vụ mình.

Lý giải việc mạo danh bác sĩ để vào chữa bệnh cho F0, Khiêm cho biết, khi dịch bắt đầu bùng phát, bản thân có tham gia trong đội lấy mẫu cộng đồng của quận 3. Trong một lần lên trang ‘Chia sẻ y học…’, thấy Trường Đại học Y Dược TP.HCM đăng thông tin tuyển tình nguyện viên nên đăng ký và đến 13/7/2021 có quyết định đến khu cách ly của Trường Cao Đẳng Điện lực TP.HCM làm việc đến ngày 1/10/2021.

Tại khu cách ly, Khiêm làm các công việc như ghi lại số thuốc trong ngày, phát thuốc theo phác đồ của Bộ Y tế; thăm khám kiểm soát nồng độ SpO2 (oxy trong máu), theo dõi nhiệt độ, nếu bệnh nhân chuyển nặng sẽ chuyển lên tuyến trên điều trị.

“Ban đầu, tôi chỉ muốn tham gia chống dịch thôi. Lỗi của tôi rất lớn đã giả mạo như thế, nhưng tôi không hề trục lợi gì cho bản thân và gia đình”, Khiêm khẳng định và cho biết mỗi khi có nhà hảo tâm tài trợ rau, gạo, Khiêm đều cùng một chị (lúc ấy là trưởng khu cách ly) phát cho người dân, người bệnh.

Tất cả tiền bạc mà mọi người ủng hộ cho khu cách ly đều do thủ quỹ giữ, Khiêm không hề đụng vào các khoản tiền đó. Và trong suốt thời gian tham gia tình nguyện, Khiêm chỉ được nhận 6 triệu đồng chống dịch. 

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x