20 nước kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh vì vi phạm nhân quyền

07/12/21, 17:34 Thế giới

Đến nay đã có 20 quốc gia gồm Mỹ, Canada, Anh, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ… từ chối ký vào nghị quyết “Thỏa thuận Ngừng bắn Olympic” để phản đối Bắc Kinh đăng cai Thế vận hội. 

Mỹ cùng nhiều quốc gia kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh 2022. (Ảnh: AFP)

Vào ngày 2/12, “Nghị quyết Ngừng bắn Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh” do Bắc Kinh và Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) cùng soạn thảo đã được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua. 

Nghị quyết ngừng bắn kêu gọi các quốc gia tạm gác lại xung đột trước và sau 7 ngày khai mạc Olympic Bắc Kinh, Thế vận hội Người khuyết tật Bắc Kinh. Để hai sự kiện thể thao này có thể diễn ra tốt đẹp trên nền tảng thúc đẩy đối thoại hòa bình và hoà giải. 

Tuy nhiên, theo kênh truyền thông Úc Sydney Morning Herald đưa tin, đến nay đã có 20 quốc gia gồm Mỹ, Canada, Anh, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ,… từ chối ký vào nghị quyết này. 

Bà Jen Psaki, thư ký báo chí Nhà Trắng cho biết: “Chúng tôi sẽ không cử bất kỳ đại diện nào tới Thế vận hội mùa đông 2022 và Thế vận hội VĐV khuyết tật Bắc Kinh do nước này đã vi phạm nhân quyền nghiêm trọng liên quan đến tội ác diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và các hành vi vi phạm khác”.

Phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng từ chối ký thỏa thuận với lý do tương tự.

Đáp lại lời từ chối trên, ngày 6/12, ông Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng việc kêu gọi tẩy chay Thế vận hội 2022 là hành động quá khích. Ông khuyên mọi người nên dừng làn sóng này để không ảnh hưởng đến đối thoại và hợp tác giữa 2 nước Mỹ và Trung Quốc. “Nếu Mỹ cố ý thực hiện chủ trương này, Trung Quốc sẽ có các biện pháp đối phó kiên quyết”, ông nói thêm.

Trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cũng bóng gió về việc Mỹ không được mời đến thế vận hội lần này nên không có quyền tẩy chay.

Tội ác nhân quyền của Trung Quốc 

Liên quan đến vấn đề này, nhà bình luận chính trị Lam Thuật (Lan Shu) phân tích với The Epoch Times rằng, mục đích Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa ra “Thỏa thuận Ngừng bắn Thế vận hội Mùa đông” là do sợ các nước phương Tây chỉ trích những hành vi vi phạm nhân quyền, không có nhân đạo… trước và sau khi diễn ra Olympic.

Các nước phương Tây đã nhận ra âm mưu của ĐCSTQ có thể đe dọa hòa bình các nước trong tương lai. Họ bày tỏ lo ngại về vấn đề nhân đạo, nhân quyền ở Trung Quốc.

Quốc tế tẩy chay Thế vận hội Mùa đông 

Thế vận hội Mùa đông dự kiến ​​khai mạc vào ngày 4/2/2022 tại Bắc Kinh. Kể từ năm 2020, rất nhiều tổ chức nhân quyền và các nhà dân chủ đã đứng ra kêu gọi tẩy chay thế vận hội tổ chức ở quốc gia này. Đến nay khi thời điểm Olympic ngày càng đến gần thì làn sóng tẩy chay lại càng trở nên dữ dội hơn.

Nhà nghiên cứu Trung Quốc Trương Kiện cho biết, khi Bắc Kinh đăng cai Thế vận hội Mùa hè năm 2008, khắp nơi đã kêu gọi tẩy chay. Những người ủng hộ khi đó cho rằng, sự kiện thể thao lớn này sẽ khiến Trung Quốc có cái nhìn lại, cải thiện tình trạng nhân quyền.

Thế nhưng 13 năm trôi qua, ĐCSTQ không những không trở nên tốt đẹp hơn mà còn ngày càng tàn bạo, người dân nước này đang phải sống trong một thời đại sợ hãi. “Vì vậy, tẩy chay Thế vận hội Mùa đông đã trở thành một nỗ lực về nhân quyền của những người khao khát tự do, công lý và hòa bình”, ông Trương nói. 

Ngày 2/12, Chủ tịch Quốc hội và Hành chính Ủy ban Trung Quốc, Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Mỹ, ông Jeff Merkley cùng ông James McGovern, đồng Chủ tịch của Ủy ban, Đại diện Đảng Dân chủ, đã tuyên bố khởi động dự án “Tù nhân Olympic” (Olympic Prisoner) và chỉ trích Trung Quốc làm ô uế tinh thần Thế vận hội.

Họ tuyên bố sẽ tập trung vào những người ở Trung Quốc đã bị bỏ tù oan, đồng thời khuyến khích mọi người tuyên truyền, kêu gọi buộc ĐCSTQ trả tự do cho các tù nhân lương tâm, để tránh bôi nhọ tinh thần của Thế vận hội.

Yên Yên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

x