Duyên phận phu thê là Thiên định, thế nhân chớ phụ nghĩa tào khang

Trong văn hóa xưa, hôn nhân là đại sự của đời người, là việc mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, hơn nữa còn là nền tảng của luân lý làm người. Khi kết hôn, hai vợ chồng bái lạy trời đất, tổ tiên, cha mẹ để chứng giám cho lời thề sắc son của họ.

phim
Hôn nhân không chỉ là đại sự của đời người, mà còn là nền tảng của luân lý xã hội. (Ảnh qua Tintucphim)

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, quan niệm về hôn nhân đã có sự khác biệt rất lớn so với thời xưa, nam nữ sống với nhau không cần sự chứng giám của trời đất, cha mẹ và gia đình. 

Thậm chí, có những cặp vợ chồng, khi giàu sang phú quý thì dễ dàng từ bỏ gia đình, người chồng khi làm nên sự nghiệp liền bỏ rơi người vợ tảo tần thuở khó khăn, người vợ khi nhìn thấy vinh hoa liền mặc kệ người chồng trong cơn hoạn nạn,… Đây không chỉ là trái với văn hóa truyền thống, mà còn là trái với luân lý làm người mà Trời cao đã an bài cho xã hội nhân loại.

Nguyên nhân của sự thay đổi này có lẽ là do lối tư duy, quan niệm biến dị, thói sống ích kỷ, đề cao cái tôi của bản thân, chỉ theo đuổi sự lãng mạn, ham muốn vật chất dục vọng, và không tin vào nhân quả báo ứng.

Cho nên ngày nay rất nhiều người thường thích đàm luận đến chữ “ái”, họ cho rằng chỉ cần tình cảm đôi bên tốt đẹp là có thể kết hôn, thậm chí không kết hôn cũng đã “sống thử”, chỉ cần không hợp là chia tay. 

Hôn nhân thời xưa phải dựa vào việc tu dưỡng phẩm hạnh bản thân và thuận theo quy luật tương sinh tương khắc trong tự nhiên mà kết thiện duyên, hóa giải ác duyên. Nền tảng hôn nhân trong lý niệm của người xưa ngoài tình yêu nam nữ ra, còn có điều khác cao cả hơn, đó là trách nhiệm và đạo đức.

Người xưa quan niệm hôn nhân là Thiên định

Người xưa có câu “Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu nghìn năm mới nên duyên vợ chồng’’. Có thể nói từ thuở sơ khai, hôn nhân đã được coi trọng và tôn vinh trong suốt chiều dài lịch sử của nền văn hóa phương Đông. Giữa biển người mênh mông, hai người xa lạ có thể đến với nhau. Do vậy, người xưa tin rằng, nhân duyên là do Thiên định, vợ chồng đến với nhau cũng là do ông mai bà mối kết tóc se tơ mà thành.

Vì hôn nhân là chuyện đại sự của đời người nên được đối đãi hết sức cẩn thận, cần phải được Trời Đất và Thần linh an bài chứng giám, do đó mà tân lang và tân nương phải bái thiên địa. 

phu thê
Hôn nhân cần được trời đất và Thần linh chứng giám, do đó mà tân lang và tân nương cần phải bái thiên địa. (Ảnh qua Phunuvagiadinh)

Nhiều người thường cho rằng, việc phu thê bái thiên địa chỉ là hình thức do cổ nhân phương Đông đặt ra, còn người phương Tây thì cởi mở, hiện đại và văn minh hơn… Nhưng thực chất, trong văn hóa truyền thống của phương Tây cũng vậy, khi cử hành hôn lễ trong giáo đường, người nam và người nữ đều cần phát thệ trước Thiên Chúa, xin Thiên Chúa chứng giám cho họ.

Vào thời cổ đại, trong hôn lễ truyền thống của người Á Đông phải trải qua 6 lễ nghi (lục lễ), bao gồm: nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ, thân nghinh. 

– 納 採: Lễ “nạp thái”, nhà trai sẽ mời bà mối đến nhà gái để đề nghị kết thông gia. Sau khi nhà gái đồng ý, nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật đến cầu hôn.

– 問 名: “Vấn danh” tức là xem bát tự, bà mối sẽ hỏi ngày sinh tháng đẻ của cô dâu và họ tên cô dâu để tìm ngày lành tháng tốt. 

– 納吉: “Nạp cát” – sau khi nhà trai đã chọn được ngày lành, sẽ chuẩn bị lễ đến báo cho nhà gái.

– 納征: “Nạp tệ” tức là nhà trai chọn ngày lành đến nhà gái để tiến hành định hôn.

– 請期: “Thỉnh kỳ” tức là xin ngày giờ để cử hành hôn lễ (lễ cưới).

– 親迎: “Thân nghinh” – lễ nghi long trọng nhất trong sáu lễ, vào ngày đã chọn, chú rể tự mình đến nhà gái rước cô dâu về nhà mình. Trong lễ thân nghinh, chú rể có thể đi bộ hoặc ngồi kiệu đến nhà cô dâu, thường là kiệu tám người khiêng. 

Vì hôn nhân là do Thiên định, cần phải theo ý cha mẹ và dựa vào mai mối nên điều tiên quyết là ở xem tử vi và bát tự hai bên để tác thành nên đôi lứa. Điều này cũng rất khoa học, vì theo âm dương ngũ hành thì tính cách, năng lực, xu thế đời người đều có quan hệ mật thiết tới giờ, ngày, tháng, năm sinh. Nếu bát tự phù hợp thì đặc trưng sinh mệnh hai bên có thể bao dung lẫn nhau. Người xưa cho rằng đây là tiền đề cơ bản của hạnh phúc hôn nhân gia đình.

Người xưa nhìn nhận hôn nhân là để cá thể thông qua các mối quan hệ mà thăng hoa, gia đình là môi trường rèn luyện sự trung hậu, nhân nghĩa và bao dung. Khi quan hệ vợ chồng dung hòa, gia đình hoà ái, thì toàn thể xã hội cấu thành từ những “tế bào” gia đình sẽ an định, thiên hạ nhờ đó mà thái bình. 

Trong lịch sử đã có rất nhiều tấm gương điển hình, dù giàu sang, vinh hiển nhưng không từ bỏ người vợ xấu xí, hèn kém của mình.

Yến Anh một lòng một dạ chung thủy với người vợ tào khang

Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc (770-221 TCN), Tề quốc có một vị tướng nổi tiếng và rất tài giỏi, tên là Yến Anh. Ông một đời thanh liêm và thường có những lời can gián chí tình chí lý giúp Tề Cảnh Công trị quốc.

Ngưỡng mộ tài đức của Yến Anh, Tề Cảnh Công ngỏ ý muốn gả con gái yêu của mình cho ông. 

Yến Anh
Yến Anh tuy đạt được vinh hiển cũng không phụ bạc người vợ tào khang. (Ảnh qua Pinterest)

Trong một lần thưởng nhạc, thấy vợ của Yến Anh đi qua, Tề Cảnh Công liền hỏi: “Đây là thê tử của khánh à?”.

Yến Anh trả lời: “Tâu đại vương, đó đúng là thê tử của thần”.

Tề Cảnh Công bèn nói: “Vợ khanh vừa già vừa xấu. Ta có một tiểu nữ, tuổi còn trẻ lại xinh đẹp, muốn gả cho khanh, không biết ý khanh thế nào?”.

Nghe vậy, Yến Anh vội đặt đũa xuống, nhanh chóng đứng dậy, kính cẩn thưa: “Thê tử của thần tuy già và xấu, nhưng khi nàng còn trẻ đẹp đã trao thân gửi phận cho thần, nguyện cùng thần chung sống trọn đời. Nàng đã phó thác cuộc đời cho thần. Nay đại vương ngỏ ý muốn gả con gái quả là một vinh dự với hạ thần, nhưng thần làm sao có thể phụ bạc lòng tin của thê tử được?”

Nói rồi Yến Anh bái tạ Tề Cảnh Công và thẳng thắn từ chối. Tề Cảnh Công thấy Yến Anh dứt khoát, coi trọng tình nghĩa vợ chồng như vậy nên từ đó trở đi cũng không nhắc lại lần nào nữa. 

Yến Anh tuy giữ chức vị cao nhưng trước cám dỗ ông không vì thế mà bỏ rơi người vợ tảo tần của mình. Phẩm chất cao quý của ông đã được người người truyền tụng mãi về sau.

Vợ chồng Khích Khuyết “tương kính như tân”

Tấn Văn Công là một trong năm vị bá chủ nổi tiếng thời Xuân Thu. Em trai của Tấn Văn Công là Tấn Huệ Công có vị thầy giáo tên là Khích Nhuế.

Sau khi Tấn Huệ Công qua đời, Tấn Văn Công về triều chấp chính, không nhường quân vị cho con trai của Huệ Công.

Khích Nhuế trước kia hầu hạ Tấn Huệ Công, nay vì sợ Tấn Văn Công hãm hại bèn cùng với một cựu thần âm mưu sát hại Tấn Văn Công, nhưng không thành. Cuối cùng Khích Nhuế và cựu thần kia bị xử tử, gia tộc họ vì vậy cũng bị giáng hạ thành bậc thường dân.

Một ngày nọ, Cửu Quý, một vị quan đại thần của Tấn Văn Công phụng mệnh đi tuần, trên đường đi ngang qua vùng Hà Bắc, gặp một chàng trai trẻ tuổi đang làm cỏ ngoài ruộng. Cửu Quý nhận ra người này chính là con trai của Khích Nhuế, Khích Khuyết.

Lúc này, vợ của Khích Khuyết đem cơm trưa ra ngoài ruộng, hai tay bưng lấy cơm, kính cẩn mà đưa cho chồng; người chồng cũng trang trọng mà nhận lấy bát cơm từ người vợ, cung kính chúc nhau, cảm ơn ân huệ của trời xanh, sau đó ông mới bắt đầu dùng bữa.

Trong lúc Khích Khuyết đang dùng cơm, vợ của ông đứng cạnh bên, cung kính đợi ông ăn xong, sau đó dọn dẹp chén bát. Trong cả bữa ăn trưa ấy, hai vợ chồng họ đối đãi với nhau đoan trang lễ phép như khách quý.

tương kính như tân
Phu thê “tương kính như tân”, không chỉ cần tình cảm, mà còn cần tôn trọng lẫn nhau. (Ảnh qua Songdep)

Cửu Quý về triều, gặp Tấn Văn Công liền trịnh trọng tiến cử Khích Khuyết, nói: “Tôn trọng người khác là biểu hiện điển hình của đức hạnh. Khích Khuyết tôn trọng người khác, nhất định là người có đức hạnh. Xin đại vương trọng dụng ông ta”.

Tấn Văn Công có chút không yên tâm, vì dù sao cha của Khích Khuyết là Khích Nhuế cũng từng âm mưu tạo phản, tuy vậy Văn Công vẫn trọng dụng Khích Khuyết. Tấn Văn Công bổ nhiệm Khích Khuyết làm Hạ quân đại phu.

Vào thời Tấn Tương Công, Khích Khuyết đã lập công lớn trong trận chiến ở đất Ký. Sau khi giành chiến thắng trở về, Tấn Tương Công liền ban tặng đất Ký cho Khích Khuyết. Cửu Quý cũng được ban thưởng nhờ công lao tiến cử Khích Khuyết.

Sau này Khích Khuyết trở thành trọng thần của nước Tấn, lấy tên hiệu là Thành Tử.

Có câu thành ngữ: “Tương kính như tân”, ý nhắc đến câu chuyện phu thê tôn trọng lẫn nhau của Khích Khuyết và vợ.

Vợ chồng cần yêu thương và kính trọng lẫn nhau, làm tròn bổn phận của mình, không làm việc trái luân lý đạo đức, “tương kính như tân”, có việc thì cùng bàn bạc để làm. Làm được như thế thì gia đình sẽ thuận hòa, xã hội sẽ an định. Mối quan hệ vợ chồng vì thế mà trở thành đạo nghĩa, hòa hợp ở cảnh giới tốt đẹp. 

An Nhiên (Theo Vision Times)

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

    Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

    Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

x