Sự thật về cuộc thỉnh nguyện chấn động thế giới 25/4/1999 (P.1): Sự khai truyền của Pháp Luân Công

19/04/21, 17:37 Trung Quốc

Vào ngày 25/4/1999, ở Trung Quốc đã có một cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công gây chấn động thế giới. Truyền thông quốc tế gọi đây là “sự kiện Trung Nam Hải”. Họ đến Bắc Kinh để đề nghị chính phủ thả 45 người bị bắt trước đó và để họ có một môi trường tập luyện hợp pháp. Tuy nhiên, hành động chính đáng này đã bị chính quyền Giang Trạch Dân chụp mũ là “gây rối”, “bao vây Trung Nam Hải” và mượn cớ để phát động cuộc đàn áp tàn bạo cho đến nay.

Cuộc "thỉnh nguyện 25/4” đã trở thành bước ngoặt truyền rộng Pháp Luân Công  tại Đài Loan
Vào ngày 25/4/1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tự phát đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện ôn hòa, gây chấn động thế giới. (Ảnh: NTDTV)

Trải qua hơn 20 năm, một phần do thời gian lâu dài, một phần do ảnh hưởng của chính trị, sự kiện này chỉ còn là ký ức trong lòng người, rất nhiều người trẻ tuổi hiện nay đã không còn biết hoặc đã hiểu sai lệch về sự kiện này cũng như ảnh hưởng của nó với thế giới… 

Năm 2019, Giáo sư Chương Thiên Lượng trong chương trình ‘Thời điểm Thiên Lượng’ đã có một bài phân tích rất cụ thể và toàn diện về vấn đề này. Nhân ngày “25/4” sắp tới, chúng tôi xin mạn phép chia sẻ với bạn đọc bài phân tích của Giáo sư Chương, ngõ hầu giúp nhiều người hơn nữa có dịp nhìn nhận và đánh giá lại về sự kiện “25/4” từng gây tiếng vang trong dư luận toàn cầu này.

Sau đây là bài phân tích của giáo sư Chương Thiên Lượng:

1. Văn hóa tu luyện và sự khai truyền của Pháp Luân Công 

Khi nói đến lịch sử thì chúng ta có thể nói về lịch sử cổ đại, lịch sử cận đại, lịch sử hiện đại và lịch sử đương đại (contemporary history). Cái gọi là lịch sử đương đại chính là nói về những sự kiện trong trí nhớ của thế hệ những người còn đang sống ở hiện tại.

Nói rộng ra, chừng nào người này còn sống, thì ký ức lịch sử của người này chính là lịch sử đương đại. Nếu nói rằng một đời người sống 100 năm thì những sự tình đã xảy ra trong 100 năm đó được gọi là lịch sử đương đại. Còn theo nghĩa hẹp, chính là chỉ lịch sử của một thế hệ. Thế nào là một thế hệ? Một thế hệ (generation), người hiện đại thường khoảng hơn 20 tuổi là kết hôn, hiện nay rất nhiều người sinh con ngày càng muộn, có lúc đến 30 tuổi thậm chí hơn 30 tuổi mới sinh con, nói cách khác, 30 năm mới sinh ra một thế hệ, nên có lúc lấy 30 năm làm giới tuyến thời gian của một thế hệ, cho nên lịch sử đương đại lấy 30 năm làm ranh giới.

Năm nay là năm 2019, nếu lùi về trước 30 năm thì sẽ là năm 1989, tức là mọi thứ xảy ra sau năm 1989 đều thuộc phạm vi lịch sử đương đại. Hôm nay là ngày 25/4, vào ngày này 20 năm trước, tức 25/4/1999, đã có một cuộc thỉnh nguyện lớn của 10.000 người làm chấn động cả trong và ngoài Trung Quốc, đó là các học viên Pháp Luân Công đã đến Trung Nam Hải thỉnh nguyện với chính phủ trung ương, yêu cầu quyền hợp pháp được luyện công. Thời gian đó, truyền thông quốc tế gọi đây là “Sự kiện Trung Nam Hải”.

Các học viên Pháp Luân Công gọi đây là sự kiện “25/4”, chính là được đặt tên theo ngày hôm đó, vì vậy trong loạt bài này, tôi muốn nhân dịp kỷ niệm 20 năm sự kiện “25/4” để kể cho các bạn nghe về nguyên nhân xảy ra sự kiện “25/4”, quá trình và ảnh hưởng của nó đối với lịch sử hiện đại.

Trước khi nói về nguyên nhân của sự kiện “25/4”, chúng ta nên xem lại một chút về lịch sử lớn 5.000 của nền văn minh Trung Hoa.

1.1. Các học giả trong quá khứ đều có lai lịch

Trên thực tế, người Trung Quốc rất coi trọng những khái niệm như Phật, Đạo, hay tu luyện. Ông tổ đầu tiên đặt nền móng cho văn hóa Trung Hoa chính là Hiên Viên Hoàng Đế. Hiên Viên Hoàng Đế là người tu luyện Đạo gia, nói cách khác văn hóa Trung Quốc ngày đầu tiên bắt đầu tiến vào văn minh thì đã mang theo sắc thái Đạo gia phi thường sâu sâu, cho nên nếu bạn quan sát các học giả trước thời Tần, bao gồm Pháp gia, Binh gia, Nho gia,… thì sẽ thấy họ đều có mối quan hệ vô cùng mật thiết với Đạo gia.

Trong ‘Sử ký’ có đề cập đến rất nhiều học giả, Tư Mã Thiên cũng chỉ rõ tư tưởng của những học giả này gắn liền với tư tưởng của Đạo gia. Chúng ta biết rằng Khổng Tử là người sáng lập ra học thuyết Nho gia, nghĩa là Nho gia bắt đầu từ thời của Khổng Tử. Nhưng trên thực tế, người mà Khổng Tử sùng bái nhất là Chu Công, sống trước thời của ông 500 năm. Nói cách khác, tư tưởng Nho gia của Khổng Tử không phải từ hư không mà sinh ra, nó được Khổng Tử dựa theo tử tưởng của Chu Công mà sáng lập.Tư tưởng của Đạo gia cũng giống như vậy.

Khi nói đến tư tưởng Đạo gia thì cần nói đến Lão Tử, ông gần như là vị Thần Tiên cao nhất mà tất cả người trong Đạo giáo cung phụng, gọi là “Thái Thượng Lão Quân”. Nhưng trên thực tế, trước Lão Tử còn có những vị Thần Tiên khác trong Đạo gia, ít nhất là trước ông 2000 năm còn có Hiên Viên Hoàng Đế.

Hiên Viên Hoàng Đế
Hiên Viên Hoàng Đế – người khai sáng văn minh Trung Hoa, cũng là một người tu Đạo. (Ảnh qua NTD)

Hiên Viên Hoàng Đế bản thân là một người tu luyện Đạo gia, cho nên Đạo gia thời Trung Quốc cổ đại được gọi là “Hoàng Lão chi học”. Chữ Hoàng” trong “Hoàng Lão chi học” chính là chỉ Hiên Viên Hoàng Đế, người Trung Hoa nói rằng mình là “con cháu Viêm Hoàng”, cũng chính là chữ “Hoàng” này. Còn chữ “Lão” trong “Hoàng Lão chi học” là chỉ Lão Tử. Vậy nên học thuyết của Đạo gia còn gọi là học thuyết Hoàng Lão, nói cách khác Lão Tử và người đặt nền móng cho văn minh Hoa Hạ – Hiên Viên Hoàng Đế có quan hệ vô cùng mật thiết. Học thuyết Hoàng Lão trong những năm đầu của triều đại nhà Hán hết sức được tán thưởng, lúc đó mẫu thân của Hán Văn Đế là Bạc thái hậu, mẫu thân của Hán Cảnh Đế là Đậu thái hậu đều rất tin tưởng vào Hoàng Lão, điều này được ghi chép rất rõ ràng trong ‘Sử ký’.

Điều này nói lên rằng người Trung Quốc đối với tư tưởng Đạo gia có nhận thức hết sức sâu sắc, đương nhiên Đạo gia không chỉ là một loại triết học, mà còn có những thứ để tu luyện thân thể con người. Tư tưởng Phật gia bắt đầu truyền vào Trung Quốc từ thời Đông Hán (năm 67 sau công nguyên), lúc đó Hán Minh Đế Lưu Trang phái người đến Tây Vực thỉnh kinh Phật, trong lịch sử gọi là “Vĩnh Bình cầu Pháp”. Năm Vĩnh Bình thứ 10, đại thần được phái đi đã mang kinh Phật về, sau đó ở Trung Quốc thành lập chùa miếu, Phật giáo bắt đầu xuất hiện. Từ đó về sau trải qua 500 năm, đến khi Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc thành lập Thiền tông và lịch sử bước vào thời kỳ của triều đại Tùy Đường, là thời điểm mà Phật giáo phát triển đỉnh cao.

Nói đơn giản thì nó hơi giống lịch sử triết học, nhưng từ đó có thể nhìn thấy người Trung Quốc không lạ lẫm gì đối với việc tu luyện của Phật và Đạo. Trên thực tế trước khi ĐCSTQ cướp chính quyền.thì khái niệm về “Phật”“Đạo” đã in sâu trong tư tưởng văn hóa người Trung Quốc. Sau khi ĐCSTQ nắm quyền, nó trấn áp đối với tín ngưỡng và tôn giáo, mới khiến cho tư tưởng Phật và Đạo trong lòng người Trung Quốc phai nhạt đi.

1.2. Khí công tu luyện thân thể “sinh ra theo thời thế”

Tư tưởng Phật gia và Đạo gia trong thời Trung Quốc cổ sinh ra một bộ phương pháp tu luyện thân thể người. Cho nên, chúng ta nhìn thấy Trung Quốc thời cổ có rất nhiều Nho sinh đều thích ngồi đả tọa, ví như Vương Dương Minh, Chu Hi, còn có rất nhiều Nho sinh khác nữa, họ thường tĩnh tọa theo một phương pháp nào đó.

Vương Dương Minh lúc ở Long Tràng tự mình ngồi tĩnh tọa, sau đó giống như được khai ngộ, làm rạng rỡ truyền thống tinh túy của Nho gia, cho nên lúc bấy giờ Nho sinh đều muốn học theo ông mà đả tọa. Đạo sĩ, hòa thượng đương nhiên là cần đả tọa, cho nên toàn bộ các phương pháp tu luyện Phật Đạo ở Trung Quốc thời cổ vẫn luôn truyền thừa theo dạng này. Trong ‘Sử ký’ có ghi chép: Trương Lương được Lưu Bang phong làm Lưu hầu, trong ‘Lưu Hầu thế gia’ có nói rõ một câu: Trương Lương đến lúc tuổi già liền học “tịch cốc”. “Tịch cốc” là phương pháp thông qua việc tuyệt thực, không ăn cơm, tiếp đến hướng dẫn cách làm sao để chuyển hoán năng lượng trong thân thể, sau đó còn có thuật “đạo dẫn khinh thân”, chính là dẫn dắt năng lượng bên trong thân thể lưu động. Nên trên thực tế, cái mà Trương Lương gọi là “tu luyện Đạo gia” chính là “khí công” mà chúng ta hiện nay vẫn gọi.

Vậy khái niệm “khí công” ở Trung Quốc thời cổ chính là một loại phương pháp tu luyện thân thể. Những thứ chi tiết về phương diện này chúng ta không đi phân tích kỹ càng, bởi vì trong bài giảng thứ nhất của sách ‘Chuyển Pháp Luân’ – quyển sách chính của Pháp Luân Công – đã giảng về điều này rất rõ ràng rồi. Sau khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền, nó tiến hành trấn áp đối với những thứ liên quan đến Phật gia và Đạo gia, nhưng vẫn còn rất nhiều người có nguyện vọng trừ bệnh khỏe thân, hoặc có nguyện vọng muốn sinh mệnh của bản thân được đề cao, lúc này có một số khí công sư vì để tránh bị ĐCSTQ chụp mũ nên đã đưa ra một danh từ gọi là “khí công”. Trên thực tế đây chính là phương pháp tu luyện Phật Đạo trong thời cổ đại.

Như vậy, khí công được truyền ra vào giai đoạn giữa và cuối của cuộc “cách mạng văn hóa” và trở thành một cao trào vào những năm 1980. Thời bấy giờ, có rất nhiều người luyện khí công, khí công chân chính chứ không phải là những khí công giả mạo tự xưng. khí công chân chính chính là đến từ tu luyện của Phật gia hoặc là Đạo gia. Cho nên, người Trung Quốc trong quá trình tiếp nhận khí công thì không có bất kỳ sự mâu thuẫn nào trong văn hóa hay hình thái ý thức, vì nó và toàn bộ nền văn hóa Trung Quốc là có liên hệ với nhau.

Vào đầu thập niên 90, chính trong bối cảnh này Pháp Luân Công được truyền ra. Pháp Luân Công cũng được gọi “Pháp Luân tu luyện Đại Pháp” hay “Pháp Luân Phật Pháp”. Người sáng lập Pháp Luân Công là Đại sư Lý Hồng Chí (cũng là Sư phụ của tôi), ngài lúc ấy chính là lấy hình thực khí công để truyền Pháp, để người học có thể từng bước nhận biết được chân lý Đại Đạo. Ở đây có một vấn đề, nếu như mọi người đối với cuộc đời của đại sư Lý Hồng Chí có hiểu biết, thì sẽ thấy rằng ngài sinh ra trong một gia đình trí thức bình thường, cũng không có bối cảnh đặc biệt hiển hách, cũng không có đi học đại học, cho nên rất nhiều người cảm thấy kỳ lạ…  

Vì sao sau khi truyền ra chỉ trong thời gian 7 năm ngắn ngủi liền có rất nhiều người theo luyện Pháp Luân Công? Mặc dù cho đến hôm nay ĐCSTQ đã trấn áp 20 năm rồi, nhưng tại Trung Quốc đại lục vẫn có thể nhìn thấy rất nhiều học viên Pháp Luân Công kiên trì tu luyện, họ còn phát tài liệu giảng chân tướng về cuộc bức hại vô cớ và tà ác của ĐCSTQ cho nhiều người thế gian hiểu rõ hơn, rất nhiều người chính vì điều này mà bị bắt vào tù. Vì lẽ gì mà họ lại kiên trì đến như vậy? Đây là một hiện tượng rất đáng để thế giới suy ngẫm. 

Từ giác độ của người trong cuộc tôi muốn nói một chút, Pháp Luân Công truyền ra vào ngày 13/5/1992, đến bây giờ đã 27 năm. Có một hiện tượng trùng hợp, đó là mỗi một lần có Thánh Nhân hoặc Giác Giả xuất thế truyền Đạo truyền Pháp, thì thời điểm đó đạo đức nhân loại đều ở vào tình huống phi thường bại hoại, giống như Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, Khổng Tử, những vị này đều là người cùng một thời đại.

Phật Đạo Nho
Lão Tử, Khổng Tử và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đều là người cùng thời đại. (Ảnh qua Phunutoday)

Trước đây khi Lão Tử, Khổng Tử xuất thế, thì Trung Quốc đang ở vào thời loạn thế, chính là những năm cuối thời Xuân Thu. Có rất nhiều cách nói về thời Xuân Thu, chẳng hạn như: 36 thí quân, 52 vong quốc, chư hầu bôn ba, người khó giữ được xã tắc nhiều vô số kể. Lúc ấy là thời điểm rất loạn, Khổng Tử nói rằng đây là thời đại “Lễ băng nhạc phôi” (lễ nghi và âm nhạc băng hoại), bạn có thể đọc thêm cuốn ‘Lễ ký – Lễ vận – Đại đồng thiên’ để hiểu rõ thêm. Lúc bấy giờ Khổng Tử từng nói, thời Tam Đại thượng cổ (thời nhà Hạ, Thương, Chu) đại đạo thịnh hành, con người đều có đạo đức cao thượng, thiên hạ vì công chứ không vì cá nhân, tuyển chọn hiền tài, ai cũng giảng về đức tin, tu luyện và hòa ái.

Lúc ấy người ta có thể đối xử với người già và trẻ nhỏ không thân thích như chính cha mẹ hay con cái của họ, mọi người đều xem nhau như người thân, người già có phúc, người trẻ có ích, trẻ nhỏ khỏe mạnh, kẻ goá bụa cô đơn phế tật đều có người chăm sóc, đó là một xã hội vô cùng hài hòa và an lành. Khổng Tử cho rằng xã hội đến thời của ông thì không còn được nữa, mọi người sống chỉ vì mình, đều đặt lợi ích của bản thân lên cao nhất, tư tâm đã trở nên rất nặng nề. Trên thực tế Lão Tử và Khổng Tử lúc xuất thế chính là thời đại lễ nghĩa và âm nhạc băng hoại, đạo đức con người bắt đầu trượt xuống, từ góc độ của bậc Thánh Nhân thì chính là đã trượt nhanh trên dốc lớn rồi (đương nhiên so với đạo đức con người hiện nay thì vẫn là tốt hơn nhiều). 

Lúc đó cũng là thời điểm Chúa Jesus đang truyền ‘Tân Ước’ của ngài, là thời điểm mà Cơ Đốc giáo khai truyền, kỳ thực cũng chính là giai đoạn đạo Do Thái bắt đầu bại hoại. Khi đọc ‘Tân Ước’ chúng ta có thể nhìn thấy, Jesus lúc ấy tại Thánh Địa Jerusalem đã chỉ trích những kẻ giả mạo, giả nhân giả nghĩa Pharisêu, nói họ mặc dù ở ngoài mặt là tuân theo văn tự ‘luật Moses’, nhưng đối với những tinh thần như “Công nghĩa, thương xót, thành thật, yêu thương” đã không còn thực hành theo nữa, họ chỉ là bề ngoài tuân theo một chút quy định nhưng trong lòng thì đã cách quá xa so với các yêu cầu của ‘luật Moses’ và những quy định ban đầu của Thiên Chúa Jehovah đối với họ. Cho nên vào một thời đại như lúc đó, Jesus đã xuất thế lập ‘Tân Ước’ cho con người, cũng chính là khiến đạo đức con người quay về đường ngay nẻo chính, đem tôn giáo một lần nữa quy chính trở lại.

Vào lúc Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thế, ở Ấn Độ cổ cũng là thời kỳ Bà La Môn giáo đang mạt Pháp và Ấn Độ cổ đang ở trong niên đại chiến loạn. Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng đây là thời đại “ngũ độc ác thế” (ngũ độc: tham, sân, si, mạn, nghi), chính vào giai đoạn lịch sử ấy, ngài đã đem Phật Pháp truyền ra cho con người.

Khi đạo đức của con người trở nên bại hoại, con người thực sự phải đối mặt với hai kết cục, một là Thần nhìn thấy toàn thể nhân loại đã không còn thuốc chữa nữa, liền giáng xuống thiên tai hủy diệt nhân loại, toàn bộ nền văn minh đều có thể bị tiêu hủy. Còn một khả năng nữa, chính là có Giác Giả hoặc là Thánh Nhân xuất thế, giảng đạo lý cho con người để họ biết cách trở thành người tốt, biết cách trở về Thiên quốc, đưa đạo đức nhân loại thăng hoa trở lại.

Vì vậy, Chúa Jesus vào thời điểm đó có giảng một câu: “Người khỏe mạnh không cần gặp bác sĩ, người đau ốm mới cần, ta đến vốn không phải vì kêu gọi người chính nghĩa (hối cải), mà chính là kêu gọi người có tội (hối cải)”. Chính là nói nếu như đạo đức con người đều rất tốt, thì Chúa Jesus không cần đến, cũng là bởi vì đạo đức con người đã bại hoại nên ngài mới đến.

Trên thực tế, nếu chúng ta nhìn vào thời điểm Pháp Luân Công được khai truyền năm 1992, sau nhiều thập kỷ bị ĐCSTQ phá hủy tín ngưỡng và văn hóa truyền thống, đạo đức của người Trung Quốc đã bị băng hoại khá nhiều, nhưng cũng không đến mức tệ hại như hôm nay. Nhìn vào thực trạng đạo đức của người Trung Quốc hiện nay, nhiều người đều có thể hình dung được, khi đi ra ngoài thì sợ mua phải thực phẩm độc hại, khi mua đồ thì sợ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Giữa người với người không dám tin tưởng nhau, khi ai đó nói với bạn một điều gì thì trong đầu bạn sẽ xoay rất nhiều vòng, không biết người đó nói thật hay nói dối. Các loại cờ bạc, khiêu dâm, ma túy tràn lan, toàn bộ chính phủ vô cùng bại hoại, tham ô mục nát.

Trên thực tế, mỗi người hiện nay đang sống ở Trung Quốc đều có chung một ấn tượng, so sánh cuộc sống hiện tại với 20 hoặc 30 năm trước thì đã không còn cảm thấy an toàn nữa. Xác suất chúng ta có thể mua hàng giả hoặc bị người khác lừa gạt ngày càng lớn, điều đó có nghĩa là đạo đức của Trung Quốc đang trong một quá trình bại hoại rất nhanh chóng. Nếu điều này tiếp tục, thì sẽ dẫm vào vết xe đổ vô cùng đáng sợ. Trong hoàn cảnh như vậy, theo ý kiến ​​cá nhân tôi, việc Pháp Luân Công truyền ra thực sự là mang lại cho con người một cơ hội, cho con người biết đến chân lý Đại Đạo, biết thế nào để làm người tốt. Quả thực là sau khi Pháp Luân Công được phổ truyền, bầu không khí của toàn xã hội Trung Quốc đã được cải thiện rõ rệt vào thời điểm đó.

Có người có thể nói, Pháp Luân Công cũng chỉ bất quá là giảng đạo lý mà thôi. Nói làm người tốt thì ĐCSTQ không phải cũng thường xuyên tiến hành giáo dục phẩm chất đạo đức sao? Vì lẽ gì mà sư phụ Lý Hồng Chí giảng về vấn đề này lại khiến nhiều người tin tưởng như vậy? Ban đầu khi Sư phụ Lý ra truyền Pháp thì không có ai biết ngài, như vậy ngài làm thế nào để mọi người nhận thức được mình?

Nếu nhìn vào Kinh Thánh, chúng ta sẽ biết rằng Chúa Jesus cũng ở trong trạng thái như vậy, bởi vì Chúa Jesus không được trải qua một nền giáo dục tốt, tất cả chúng ta đều biết rằng ngài là con trai của người thợ mộc. Khi ngài trở về quê hương, bị mọi người chế giễu, nói rằng người này chẳng phải là con của thợ mộc sao? Chúa Jesus không có gia thế hiển hách, cũng không trải qua nền giáo dục tốt nhất. Vậy Chúa Jesus làm thế nào để người khác tin tưởng ngài? Lúc ấy, Chúa Jesus chính là lựa chọn phương pháp chữa bệnh cho người khác.

Thiên Chúa
Chúa Jesus cũng bắt đầu truyền Pháp bằng việc chữa bệnh cho người thường. (Ảnh qua Abobola)

Kỳ thực không riêng gì Chúa Jesus, mà Trương Đạo Lăng – một trong Tứ đại Thiên sư ở Trung Quốc, khi mới bắt đầu tu Đạo, ông cũng thông qua phương thức chữa bệnh cho người khác, sau đó rất nhiều người đều tin tưởng ông, nhờ vậy mà theo ông học Đạo, nâng cao đạo đức của bản thân. Từ đây Trương Đạo Lăng sáng lập giáo phái đầu tiên và quan trọng nhất của Đạo giáo là “Chính Nhất giáo”. Chính Nhất giáo và Toàn Chân giáo là hai giáo phái lớn nhất trong Đạo gia. Chính Nhất giáo được thành lập vào cuối thời Đông Hán, khi Trương Đạo Lăng thành lập trường phái tu Đạo này, ông đã khởi đầu bằng việc chữa bệnh cho người khác.

Khi Chúa Jesus truyền Pháp cũng bắt đầu bằng việc chữa bệnh cho người khác. Còn Phật Thích Ca Mâu Ni có địa vị tương đối hiển hách, bởi vì ngài là hoàng tử, đọc sách rất nhiều, thông minh tài trí, nên ngài lấy thân phận của bản thân liền có thể khiến rất nhiều người tin tưởng. Lúc ấy ngài đã độ hóa rất nhiều người trong vương tộc xuất gia, ngài không đi con đường chữa bệnh, hay nói chính xác hơn là ngài không có đặc biệt nhấn mạnh đi con đường này. Nhưng vì địa vị cùng thụ nhận giáo dục nên Chúa Jesus chọn phương pháp chữa bệnh cho người khác.

Vì bệnh tình của một người có tốt hay không, thì bản thân người đó biết rất rõ. Cho nên thời gian đầu khi Sư phụ Lý Hồng Chí bước ra truyền Pháp, ngài chính là dùng phương thức trị bệnh cho người khác. Đặc biệt là từ năm 1992 đến năm 1993, Bắc Kinh có hai cuộc triển lãm sức khỏe Đông Phương, lúc đó Sư phụ Lý xuất thủ chữa bệnh cho mọi người, bất kể là loại bệnh khó chữa nào chỉ cần họ đến trước mặt Sư phụ, ngài vẫy tay một cái thì bệnh liền khỏi. Nhiều người cho rằng điều này thật khó tin. Nhưng nếu bạn đã từng đọc qua Kinh Thánh, thì bạn cũng sẽ thấy Chúa Jesus lúc ấy vẫy tay một cái liền khiến người mù mở to mắt, người điếc có thể nghe thấy âm thanh, người câm có thể nói chuyện, người tàn phế hai chân có thể đi lại, thậm chí có thể khiến người chết sống lại.

Nói đến đây, tôi có một trải nghiệm trực tiếp, khi tôi ở Bắc Kinh, cha mẹ tôi sống ở Phong Đài. Có một người hàng xóm, cũng là đồng nghiệp của bố tôi, ông ấy bị u gan từ lâu. Khi bố tôi kể về người hàng xóm này thì giống như đang kể một câu chuyện cười, nói rằng ông ấy cả ngày luyện khí công, không biết ông ấy đã luyện công gì mà vào mùa hè đứng ở đằng kia bất động liền mấy giờ đồng hồ, mồ hôi chảy ướt đẫm hết người, luyện công xong liền đi sắc thuốc Đông y uống, cứ giày vò như vậy suốt thời gian dài mà bệnh tình cũng không có tốt lên. Về sau ông ấy đến Hội triển lãm sức khỏe Đông Phương gặp mặt Sư phụ Lý, sau khi Sư phụ vẫy tay vỗ ông ấy một cái, ông ấy sờ thử thì thấy khối u đã mềm, hai ngày sau liền khỏi bệnh. Điều này có vẻ khó tin, nhưng nó đã xảy ra ngay bên cạnh tôi vào thời điểm đó. 

1.3. Kỳ tích của người mắc bệnh “xơ cứng teo cơ một bên” – Uông Chí Viễn

Còn có một chuyện khác, khi nói đến những chuyện khỏi bệnh thần kỳ loại này thì có đến hàng vạn trường hợp. Vậy nên tôi sẽ nói về một trường hợp điển hình, đây là một người bạn của tôi, người này tên là Uông Chí Viễn (tốt nghiệp Đại học Quân y Trung Quốc khóa thứ IV), lúc đó ông ấy là tổng biên tập một số tạp chí y khoa, là người ở Trung Quốc rất có thành tựu. Năm 1995, ông ấy đến Đại học Harvard để nghiên cứu sinh mệnh học.

Năm 1994, Uông Chí Viễn có một lần bị ngất, ông ấy mắc một căn bệnh, thực sự rất đáng sợ. Vào năm 2014, có một hiện tượng xã hội rất nổi tiếng, trong tiếng Anh gọi là “Go Warriors”, đã được lan truyền khắp nơi vào thời điểm đó, với tên gọi “Ice Bucket Challenge”, là một hoạt động gây quỹ được khởi xướng trên mạng xã hội, nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về bệnh “xơ cứng teo cơ một bên” (ALS, còn được gọi là chứng “dần dần đóng băng người”). Những người tham gia phải dội một xô nước đá lên đầu và tải video về quá trình này lên mạng xã hội.

Hoạt động này lần đầu tiên được khởi xướng bởi một hội ung thư ở New Zealand, mục đích ban đầu là thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ đối với bệnh nhân ung thư và gia đình họ thông qua hành vi “dội nước đá”. Cụ thể là một người tự dội một xô nước đá lên người mình, sau đó người này có thể thách đấu với người khác, nói rằng nếu bạn không muốn dội nước đá vào mình thì bạn hãy quyên góp 100 đô la cho một tổ chức nào đó. Rất nhiều người đã làm loại thách đấu nước đá này, một người có thể thách đấu ba người, kết quả tổ chức kia nhận được rất nhiều tiền.

Tại sao lại thành lập tổ chức này và làm như vậy? Thật ra tổ chức này được dùng để chữa trị một căn bệnh thời đó gọi là “dần dần đóng băng người”. Bệnh “dần dần đóng băng người” chính là thần kinh tủy sống phát bệnh, sau đó dẫn đến một loạt các chứng bệnh, các cơ bên cạnh tủy sống bị xơ cứng và co rút lại, đây là một căn bệnh hiếm gặp. Chưa có phương pháp điều trị hiệu quả và do tỷ lệ mắc bệnh cực kỳ thấp và số lượng ít của bệnh nhân, nên nó đã bị bỏ qua trong một thời gian dài, các công ty dược phẩm cũng ngần ngại tiến hành nghiên cứu và phát triển do không có lãi. Tổ chức ALS hy vọng rằng sau sự kiện này, nhiều người có thể nhận ra và quan tâm đến nhu cầu của bệnh nhân ALS, đồng thời mong rằng sau làn sóng này công chúng sẽ tiếp tục quan tâm đến loại bệnh này.

Vào năm 1993, 1994 ở Trung Quốc có một bộ phim truyền hình tên là ‘Quá bả ẩn’, nam chính trong phim cũng mắc căn bệnh này. Sau khi mắc bệnh (tế bào thần kinh bị tổn thương), anh ta không thể khống chế được cơ thể của mình, rồi từ đầu dây thần kinh từng chút từng chút một tiến đến tim, lan rộng ra đến mắt,…. Người này bắt đầu từ các đầu ngón tay không hoạt động, sau đó đến khuỷu tay cũng không cử động được, rồi lan đến tim phổi, thậm chí nhãn cầu cũng không cử động được, giống như đang dần dần bị đóng băng lại. Đó là lý do tại sao nó được gọi là “dần dần đóng băng người”. Lúc đó, ý thức của người này vẫn rất rõ ràng, nhưng không động đậy được, sau đó cứ như vậy, cơ bắp teo rút lại, tim ngừng đập, phổi ngừng hoạt động, thậm chí mắt cũng không thể động, nhưng ý thức vẫn còn, chính là phải chết trong tình huống thống khổ đến như vậy.

Người bạn Uông Chí Viễn của tôi khi đó mắc căn bệnh này, năm 1994 vì căn bệnh này mà bị ngất, sau đó vào năm 1995, ông ấy hy vọng rằng những cơ sở y tế hàng đầu thế giới như Harvard của Hoa Kỳ có thể có một phương pháp điều trị hiệu quả cho ông ấy. Nhưng lại không có, người mắc loại bệnh này thường chỉ có thể sống từ 3 – 5 năm.

Uông Chí Viễn
Ông Uông Chí Viễn – một học giả Trung Quốc đã thoát khỏi ALS nhờ tu luyện Pháp Luân Công. (Ảnh qua Tamnhinrong)

May mắn thay, ông ấy gặp Pháp Luân Công vào năm 1998, ngay khi nghe người khác giới thiệu ông liền lập tức tham gia luyện công, tối hôm đó khi luyện công ông ấy cảm thấy một loại cảm giác phi thường kỳ diệu, sau khi luyện công xong, toàn bộ các triệu chứng bắt đầu giảm dần và biến mất, ba tháng sau tất cả đều tốt. Tôi vẫn thường gặp ông ấy, thường nếu mắc bệnh này thì chỉ từ 3 – 5 năm là chết, nhưng đến nay ông ấy vẫn đang còn sống.

Tôi chỉ dẫn ra một ví dụ như vậy, vì xung quanh tôi còn rất nhiều trường hợp tương tự, nếu bạn quan tâm có thể vào trang web Minh Huệ (https://vn.minghui.org), có rất nhiều trường hợp khỏi bệnh thần kỳ như thế. Lúc ấy Sư phụ Lý Hồng Chí chính là dùng phương thức này để khiến người khác phải kinh ngạc không nói nên lời, chữa lành bệnh cho rất nhiều người, một khi những người này bình phục sau cơn đau do bệnh tật kéo dài, thì trạng thái tinh thần của họ sẽ trở nên rất tốt, tâm trạng rất thoải mái, và họ muốn duy trì trạng thái này, không bao giờ muốn quay lại trạng thái bệnh tật kia nữa. Tất nhiên họ sẽ hỏi Sư phụ Lý, làm cách nào để giữ được sức khỏe như vậy? Sư phụ liền bắt đầu giảng Pháp. Cho nên những người vào học ở lứa đầu tiên, rất nhiều người đã được Sư phụ chữa lành bệnh, kỳ thực đến bây giờ cũng giống như vậy, ở Trung Quốc đại lục cho dù bị ĐCSTQ đánh mắng như thế nào, cực hình tra tấn ra sao, thì họ vẫn kiên trì tu luyện Pháp Luân Công, chính là vì Pháp Luân Công đã cứu mạng của họ, cho nên họ hiện tại dám vì Pháp Luân Công mà nói lời công đạo.

Lúc ấy, Sư phụ truyền Pháp chính là dùng hình thức này. Sau khi một người khỏi bệnh, thì người nhà sẽ thấy điều đó, đặc biệt là người trước đó bị bệnh nan y, bạn bè họ hàng và đồng nghiệp cũng đều biết: “Bạn mắc bệnh nan y, làm sao mà bây giờ khỏi rồi?” Người này liền nói mình nhờ luyện Pháp Luân Công, người khác thấy vậy bèn hỏi đại khái như “Tôi có bệnh bao tử”, hoặc là “Tôi có bệnh thận”, “Tôi bị viêm khớp”,… liệu nó có thể chữa khỏi được không? Người kia nói: “Có thể được, bạn thử đến luyện công đi”. Rồi đưa cho người bệnh một cuốn sách, chính là cuốn ‘Chuyển Pháp Luân’, nói rằng: “Bạn hãy xem đi, còn dạy động tác luyện công là nghĩa vụ, nếu bạn muốn tu luyện thì hãy đọc ‘Chuyển Pháp Luân’, muốn luyện động tác thì tôi sẽ dạy bạn miễn phí.” Cho nên, lúc ấy trên thực tế chính là dựa vào phương thức miệng truyền miệng giữa các thân bằng hảo hữu, số lượng người tu luyện Pháp Luân Công vì vậy mà tăng lên một cách nhanh chóng.

1.4. Pháp Luân Công lưu lại suy nghĩ cho mọi người

Vậy, có bao nhiêu người đang tu luyện Pháp Luân Công? Thật ra thì không ai biết. Bởi vì tu luyện Pháp Luân Công không có chế độ hội viên, cũng không có thu phí. Bạn chỉ cần mua một cuốn ‘Chuyển Pháp Luân’, hoặc là bạn có thể lên trang web của Pháp Luân Đại Pháp (https://vi.falundafa.org) để download miễn phí băng ghi hình hướng dẫn cách luyện động tác, download các Kinh Sách của Pháp Luân Công thì liền có thể tự mình tu luyện. Cho nên rốt cuộc có bao nhiêu người tu luyện Pháp Luân Công? Không ai biết cả. Lúc đó ĐCSTQ từng làm qua một cuộc điều tra, trước năm 1999, nhiều phương tiện truyền thông đưa tin rằng Pháp Luân Công có hiệu quả trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe, bởi vì người sau khi học Pháp Luân Công thì sẽ tuân theo nguyên lý cốt lõi của Pháp môn này là “Chân, Thiện, Nhẫn” để nâng cao đạo đức của mình, vì vậy vào cuối năm 1998 và đầu năm 1999, đã có nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc đại lục đưa tin rằng có khoảng hơn 100 triệu người ở Trung Quốc đang tập Pháp Luân Công.

Trong bảy năm ngắn ngủi từ năm 1992 đến năm 1999, tốc độ phát triển của Pháp Luân Công đi lên theo đường thẳng, loại tăng trưởng này liền mang đến một vấn đề, chính là ĐCSTQ hết sức cảnh giác với bất kỳ tổ chức phi chính phủ nào có tín ngưỡng khác biệt với họ và không thể kiểm soát được. Họ bắt đầu tự hỏi liệu Pháp Luân Công có vấn đề gì không? Tuy nhiên, ĐCSTQ nhận thấy rằng các học viên Pháp Luân Công thực sự giống như các thành viên bình thường khác trong xã hội, họ có thể là sinh viên, bác sĩ, công nhân, nông dân, binh lính, họ có thể làm trong bất kỳ ngành nghề xã hội nào, hoặc họ thậm chí có thể là quan chức chính phủ, là chủ doanh nghiệp, hoặc làm trong giới nghệ sĩ, giải trí, họ chỉ có một điểm khác biệt duy nhất chính là có trong tay cuốn sách ‘Chuyển Pháp Luân’. Họ tuân theo nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” để trở thành người tốt, sau đó vào buổi sáng hoặc buổi tối, họ ra ngoài luyện công với mọi người, không còn sự khác biệt nào khác, chính là như vậy.

Trước năm 1999, Pháp Luân Công đã phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc. (Ảnh qua Tinhtue)
Pháp Luân Công ở Trường Xuân
Người học Pháp Luân Công luyện công tập thể ở công viên trước năm 1999. (Ảnh qua Tinhtue)

Vì vậy, khi chính phủ điều tra về Pháp Luân Công thì thật ra không tìm thấy điều gì khác thường, lúc đầu chính quyền đối với Pháp Luân Công tất nhiên là do một số bộ phận chức năng đặc biệt, chủ yếu là bộ Công an và bộ Tuyên truyền không mấy thân thiện với Pháp Luân Công, còn trên tổng thể chính phủ đối với Pháp Luân Công thì vẫn ổn. Tôi có đọc một mẩu tin, vào tháng 2/1999, ở Hoa Kỳ có một tạp chí tên là “US News and World Report”, hiện tại tôi không thể tìm thấy bài báo trên tạp chí đó nữa, nhưng vào năm 2001, một báo cáo từ “National Broadcasting Company” (NBC) trích dẫn thông tin từ tạp chí đó, đại khái bài báo cáo nói rằng, sau khi luyện tập khí công người ta trở nên khỏe mạnh và có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí y tế cho đất nước. Người này là một quan chức phụ trách thể thao, tờ báo không trích dẫn tên của quan chức đó, nhưng theo tôi biết đó là Ngũ Thiệu Tổ – Tổng cục Thể thao Nhà nước Trung Quốc vào thời bấy giờ. Ông ấy cho biết, ở Trung Quốc có 100 triệu người tập khí công, nếu mỗi người tiết kiệm được 1.000 nhân dân tệ tiền thuốc một năm thì cả nước sẽ tiết kiệm được 100 tỷ. Ông ấy còn nhắc đến việc Thủ tướng Trung Quốc lúc đó là Chu Dung Cơ khi biết chuyện này đã rất vui mừng, ông nói rằng đất nước có thể sử dụng tiền này để làm nhiều việc hơn. Vì vậy vào thời điểm đó, nói chung, thái độ của chính phủ Trung Quốc đối với Pháp Luân Công là tương đối tốt.

Vậy tại sao tình hình lại đột ngột thay đổi? Đây là điều chúng ta sẽ nói đến trong phần tiếp theo. Liên quan đến sự kiện “25/4”, phần sau tôi sẽ đem đầu đuôi sự tình nói rõ với mọi người.

Tử Vi

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x