Trung Hoa cổ trấn: Nghìn năm văn hóa còn đọng lại, thanh phàm thoát tục lòng người vấn vương

28/02/21, 17:39 Du lịch đó đây

Trung Quốc được biết đến là một trong những cái nôi văn hóa lớn nhất của thế giới. Hãy cùng chiêm ngưỡng một số ngôi làng cổ, được xây dựng với lối kiến trúc cổ kính độc đáo vẫn còn được lưu giữ cho tới ngày nay. Tại đây, chúng ta như được “xuyên không” về nhiều thế kỷ trước, và tận hưởng một cuộc sống yên bình. 

phượng hoàng cổ trấn
Một góc Phượng Hoàng cổ trấn ở Trung Quốc. (Ảnh qua Blogradio)

Kể từ khi ĐCSTQ nắm quyền kiểm soát Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1949, nó đã bài xích và cuối cùng là phá hủy văn hóa truyền thống Trung Hoa. Ngày nay, nhiều kiến trúc di sản văn hóa truyền thống của người Trung Hoa đã bị đập phá, và hầu như dấu vết nào về sự tồn tại của chúng cũng đều bị phá hủy hoặc xuyên tạc.

May mắn là ngày nay, vẫn còn một số ngôi làng cổ ở Trung Quốc được bảo tồn và lưu giữ không gian sống cổ kính khi xưa.

Dưới đây là 4 ví dụ điển hình:

1. Tây Đường – Cổ trấn trên sông 2.500 năm tuổi

Cổ trấn Tây Đường là nơi đóng góp bối cảnh cho bộ phim hành động Hollywood nổi tiếng “Mission Impossible 3” (tạm dịch: Nhiệm vụ bất khả thi – phần 3) do nam diễn viên Tom Cruise thủ vai chính. Ngoài ra, các thí sinh hoa hậu cũng từng viếng thăm ngôi làng cổ này. Nhưng từ rất xa xưa, cổ trấn Tây Đường ở miền đông Trung Quốc lúc sơ khai chính là căn cứ địa của một vị tướng dũng cảm.

Cách đây 2.500 năm trước, Trung Quốc lâm vào cuộc nội chiến kéo dài 300 năm, được gọi là Thời kỳ Chiến quốc. Một trong những cuộc xung đột đầu tiên và tiêu biểu nhất trong thời kỳ này là cuộc chiến giữa nước Ngô và nước Việt. Cổ trấn Tây Đường được thành lập sau khi tướng Ngũ Tử Tư đào một con kênh để quân đội của ông có thể tiếp tế lương thực ra mặt trận.

Tây Đường
Tây Đường cổ trấn 2.500 tuổi. (Ảnh qua Moontravel)

Về sau, con kênh này đã trở thành đường thủy nối liền giữa Thượng Hải, Chiết Giang và Giang Tô. Trải qua nhiều thời đại, dân làng ở đây đã đào thêm rất nhiều kênh, tạo thành 122 con lạch nhỏ với những ngôi nhà được xây dựng trực tiếp trên mặt nước. Hầu hết việc giao thông và buôn bán đều diễn ra trên những con thuyền. 

Tục ngữ địa phương có câu: “Nước có nguồn gốc từ thời Xuân Thu, thị trấn xuất hiện từ thời Đường – Tống, nhà cửa có từ thời Minh – Thanh, và chỉ có con người là thuộc về thời nay”.

2. Mê cung Bát quái

Khi lên những ngọn đồi từ trên cao nhìn xuống, làng Bát Quái tại Lan Khê, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, trông giống như một tác phẩm nghệ thuật. Ngôi làng này với khoảng 4.000 cư dân sinh sống, được xây dựng dựa trên biểu tượng Bát quái của Đạo giáo. Nếu du khách không phải là người có trí nhớ tốt hoặc thông thuộc đường ra lối vào của làng thì chắc chắn sẽ bị lạc bởi cấu trúc các ngõ ngách ở đây giống hệt một mê cung.

Vài trăm năm trước đây, vào thời nhà Nguyên, ngôi làng này đã được Gia Cát Đại Sư (tức cháu đời thứ 28 của Gia Cát Lượng) chọn làm nơi an cư lạc nghiệp. Ông đã thiết kế nên ngôi làng dựa trên ý tưởng cửu cung bát quái đầy cầu kỳ và sáng tạo. 

Trải qua nhiều năm, một số ngôi nhà đã bị đập bỏ và xây dựng lại, nhưng 200 mẫu nhà cũ từ thời nhà Minh và nhà Thanh vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay. 

làng bát quái
Làng Bát quái nhìn từ trên cao. (Ảnh qua Huyenbi)

Ở trung tâm của ngôi làng là một khu vực hình tròn được phỏng theo biểu tượng Thái Cực của Đạo giáo, với cực âm (mặt tối) là một cái ao, và cực dương (mặt sáng) là nền đất cứng.

Lấy hồ Thái Cực làm trung tâm, những con đường được mở rộng xuyên tâm chia ngôi làng thành 8 phần tương ứng với Bát quái. Bát quái là một công cụ được sử dụng trong việc tiên định và bói toán có từ thời cổ đại, tương truyền là do Thần Phục Hy truyền lại.

Làng Bát Quái Gia Cát không chỉ mang cấu trúc độc đáo mà còn là một phòng tuyến quân sự vững chắc. Vào thời kỳ chiến tranh Bắc phạt năm 1925, quân đội của Tiêu Kính Quang và Tôn Truyền Phương đánh nhau ác liệt liên tục suốt ba ngày đêm ở gần thôn Bát Quái. Vậy mà không một viên đạn nào lọt được vào bên trong, toàn bộ ngôi làng được bảo toàn nguyên vẹn. Lại có một câu chuyện khác, xưa kia có một nhóm đạo tặc xông vào làng tấn công, nhưng cuối cùng do không tìm được lối ra nên đành phải đầu hàng, giơ tay chịu trói. Đó chính nhờ kiến trúc có một không hai của “đệ nhất kỳ thôn” này.

Khi đi thăm thú nơi đây, nếu để ý kỹ một chút có thể thấy rằng trong những con hẻm nhỏ, các ngôi nhà không được xây đối diện nhau mà tất cả đều được đan xen so le theo lối “môn không đăng, hộ không đối”. Điều này được lý giải bởi theo quan niệm của người dân làng Bát Quái, nếu hai nhà “cổng đối cổng”, ngày ngày mọi người trong gia đình ra vào, qua lại nhiều quá sẽ dễ dẫn đến mâu thuẫn không đáng có. Vì vậy, nếu xây nhà theo lối đan xen thì vấn đề sẽ được giải quyết.

Các hậu thế của Khổng Minh Gia Cát Lượng đều sống tập trung tại Gia Cát trấn. Trải qua thời gian, cộng đồng dân cư này cũng hình thành một lối sống rất độc đáo, khác biệt với thế giới bên ngoài. Đó là lối sống giản dị, chân thật nhưng cũng đầy thú vị. 

3. Lệ Giang – Đô thị cổ không tường thành

Tọa lạc tại tỉnh Vân Nam ở biên giới phía nam của Trung Quốc, giáp ranh với Miến Điện và Ấn Độ, trấn cổ Lệ Giang là quê hương của những người dân tộc thiểu số Nạp Tây, với lối thiết kế rất độc đáo không có tường thành bao bọc. 

Trấn cổ Lệ Giang có lịch sử từ thời nhà Nguyên, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, nằm ở độ cao 2.400 mét so với mực nước biển. Một phần ba cư dân của làng vẫn sinh sống bằng nghề thủ công truyền thống và sản xuất thương mại các vật liệu đồng, bạc, hoặc dệt vải và ủ rượu.

lệ giang
Lệ Giang cổ trấn với kiến trúc độc đáo. (Ảnh qua Gody)

Kiến trúc ở Lệ Giang là sự pha trộn độc đáo giữa các phong cách Trung Quốc, Tây Tạng cùng với dân tộc Nạp Tây. Điểm nhấn nổi bật của trấn cổ này là tháp Ngũ Phượng cao 20 mét, được xây dựng năm 1601 vào thời đại nhà Minh.

4. Làng cổ Dukezong – mang vẻ đẹp huyền bí của Tây Tạng

Với những du khách ưa thích một nơi chốn tĩnh lặng, tạm lánh xa cuộc sống bận rộn thường nhật thì làng cổ Dukezong hẳn là một lựa chọn không tồi chút nào. Nơi đây có những ngôi nhà mang đậm sắc thái kiến trúc Tây Tạng, những con đường nhỏ hẹp, quanh co thấm đẫm vẻ huyền bí xa xưa chắc hẳn sẽ khiến du khách mê đắm.

dukezong
Làng cổ Dukezong mang đậm sắc thái kiến trúc Tây Tạng. (Ảnh qua Pinterest)

Ngôi làng Dukezong này được xây dựng vào thời nhà Đường cách đây khoảng 1.300 năm. Nằm trên tuyến đường thông thương buôn bán trà và là mối kết nối giữa Vân Nam và Miến Điện. Ban đầu, nó được xây dựng với vai trò là chiến lũy quân sự cho quân đội Tây Tạng, cho nên tên gọi sơ khai của ngôi làng mang ý nghĩa là “lâu đài được xây dựng trên đá”.

Một sản phẩm cổ xưa độc đáo của làng Dukezong là con dao sắc bén đến mức có thể dễ dàng gọt đứt những cây đinh mà không hề bị sứt mẻ.

Ghé thăm làng Dukezong, du khách chắc chắn sẽ tìm thấy khoảng lặng bình yên trong tâm hồn với những phòng cầu nguyện, những ngôi chùa tráng lệ, cùng những ngôi nhà Tây Tạng và những con đường hẹp quanh co.

Nhưng tiếc thay, vào năm 2014, một đám cháy lớn đã tàn phá làng Dukezong, phá hủy hàng trăm ngôi nhà. Hiện nay ngôi làng đang được trùng tu và khôi phục lại.

An Nhiên

Theo theepochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x