Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc 19: Quyền lực chính phủ phải được giới hạn và xác định rõ

30/01/2021 Tri thức

Nguyên tắc 19 khi thành lập Hoa Kỳ, yêu cầu xác định và giới hạn quyền lực của chính phủ, cho rằng chính phủ chỉ nên có những quyền hạn hạn chế được xác định rõ ràng, phần còn lại nên thuộc về người dân.

Chính phủ Hoa Kỳ
Nguyên tắc lập quốc Hoa Kỳ: Quyền lực chính phủ phải được giới hạn và xác định rõ. (Ảnh tổng hợp)

Xem đầy đủ về các nguyên tắc lập quốc tại đây

Ở đây trước tiên chúng ta nói về nội dung của Tu chính án thứ chín và thứ mười của “Hiến pháp” Hoa Kỳ.

Tu chính án bảo hộ và xác định nhiều quyền lực (hoặc quyền lợi) hơn thuộc về các tiểu bang và nhân dân

Nội dung của Tu chính án thứ chín là: Việc liệt kê một số quyền trong Hiến pháp không được hiểu là phủ nhận, hoặc bỏ qua các quyền khác dành cho người dân. Tu chính án thứ chín là để bảo vệ các quyền lợi khác không được liệt kê rõ ràng trong hiến pháp.

Tu chính án thứ mười là: Hiến pháp không trao quyền cho liên bang, cũng như không cấm các bang thực thi quyền lực mà dành cho các tiểu bang, hoặc nhân dân thực thi. Tu chính án này không cung cấp cho các tiểu bang quyền lực, hoặc quyền lợi mới, mà bảo vệ các bang không vì sự tồn tại của chính phủ liên bang mà sa vào sự ràng buộc hay phụ thuộc.

Vậy, nguyên tắc lập quốc thứ 19 có nghĩa là gì? Chính phủ liên bang, quyền hạn của họ bị hạn chế, Hiến pháp trao cho họ một số quyền hạn, ngoài ra không có quyền hạn nào khác. 

Nguồn gốc của nguyên tắc này vẫn là từ bản chất con người, rằng bản chất con người là thích quyền lực. Vì vậy chính phủ dễ dàng mở rộng quyền lực, sẽ cố gắng mở rộng quyền lực. Các vị cha lập quốc Hoa Kỳ nắm rất rõ về điểm này, và toàn bộ logic thiết lập của họ là quyền lực đến từ nhân dân. Quyền hạn của chính phủ liên bang được Hiến pháp của tôi cung cấp cho bạn, ngoại trừ quyền hạn được cung cấp ra thì bạn không có gì khác. Các quyền hạn hoặc quyền lợi khác được dành cho các tiểu bang và người dân.

Thực hiện chế độ chủ quyền kép, tiểu bang và liên bang ước chế cân bằng lẫn nhau

Trong thiết kế của toàn bộ hiến pháp Hoa Kỳ, tiểu bang và liên bang cũng ước chế và cân bằng lẫn nhau, hệ thống này được gọi là hệ thống chủ quyền kép. Quốc gia này có hai loại chính phủ: Một là chính phủ tiểu bang và hai là chính phủ liên bang. 

Vậy ước chế và cân bằng lẫn nhau có lợi ích gì? Bởi vì không thể để một trong hai chính phủ này lớn mạnh hơn chính phủ còn lại. Nếu chính phủ liên bang quá lớn, nó sẽ phá hủy nhà nước, nó sẽ phá hủy quyền tự trị của địa phương, và cuối cùng trở thành trung ương tập quyền. Nếu chính phủ tiểu bang lớn hơn sẽ khiến các chư hầu địa phương bành trướng, gây chia rẽ, chính phủ liên bang vì sự chia rẽ này cũng sẽ trở nên hỗn loạn.

Vì vậy, hiến pháp quy định hai quyền lực phải tiết chế và cân bằng lẫn nhau, nếu một bên trở nên tồi tệ thì người dân có thể tìm bên kia để kiểm tra và đối chất. Nếu chính phủ liên bang lúc nào cũng làm điều xấu, người dân sẽ đến tìm chính phủ tiểu bang để đấu tranh với chính phủ liên bang; nếu chính phủ tiểu bang không tốt, người dân sẽ đến chính phủ liên bang để tố cáo và khiếu nại. Đây là những gì những người cha sáng lập đã nghĩ đến khi họ xây dựng hiến pháp.

Tu chính án thứ mười bảy đối với Hiến pháp là một sai lầm, vì đã thay đổi thiết lập của các vị cha lập quốc

Có một chi tiết cần được nhắc đến ở đây, vào năm 1912, Hoa Kỳ đã thông qua Tu chính án thứ mười bảy của Hiến pháp, nhưng tu chính án này đã làm một điều rất tồi tệ.

Vừa rồi chúng ta có nói đến sự ước chế và cân bằng lẫn nhau trong thiết lập của hiến pháp. Trước năm 1912, các thượng nghị sĩ liên bang không được các bang bầu trực tiếp, mà được bầu bởi các cơ quan lập pháp của tiểu bang. Cơ quan lập pháp của tiểu bang đề cử hai thượng nghị sĩ liên bang từ tiểu bang của họ, để thành lập Thượng viện trong liên bang, chứ không phải dân chúng ở các bang bỏ phiếu trực tiếp để chọn ra thượng nghị sĩ.

Một phiên họp của các nghị sĩ Mỹ
Một phiên họp của các nghị sĩ tại Quốc hội Mỹ.(Ảnh qua CBS)

Tác động của Tu chính án thứ mười bảy là gì? Đầu tiên hãy nói về lý do tại sao hệ thống ban đầu bị bãi bỏ, và chuyển thành bầu cử trực tiếp. Trên thực tế, chủ yếu là do một số nguyên nhân kỹ thuật: 

Một là một số cơ quan lập pháp của tiểu bang tham nhũng, có người bỏ tiền ra mua phiếu bầu trong cơ quan lập pháp tiểu bang để trở thành thượng nghị sĩ, dẫn đến việc những người được chọn không phải là người tốt, nhưng những trường hợp như vậy cũng không nhiều, trong khoảng 100 năm cũng chỉ xảy ra khoảng 10 lần. 

Thứ hai là một số cơ quan lập pháp của tiểu bang gặp khó khăn trong quá trình bầu cử và không thể bầu được, kết quả là chiếc ghế của bang này trống Thượng viện Liên bang luôn bị bỏ trống. Do đó, hãy chuyển sang bầu cử trực tiếp. Bầu cử trực tiếp chắc chắn sẽ không có “ghế” bị bỏ trống, và không bị ảnh hưởng bởi tham nhũng. Đây là nguồn gốc của Tu chính án thứ mười bảy trong Hiến pháp.

Nhưng vấn đề là cách làm này, về cơ bản nó đã thay đổi một trong những cơ chế ước chế và cân bằng được thiết lập cẩn thận bởi những người cha sáng lập. Khi thượng nghị sĩ liên bang được bầu bởi cơ quan lập pháp tiểu bang, điều này thể hiện sự tiết chế của cơ quan lập pháp tiểu bang đối với Quốc hội, thượng viện phải quan tâm đến nhu cầu và tiếng nói của cơ quan lập pháp bang. Tuy nhiên, nếu chuyển sang bầu cử trực tiếp, Quốc hội sẽ không cần quan tâm đến cơ quan lập pháp của tiểu bang nữa, vì “Thượng viện và Hạ viện của chúng ta đều do người dân trực tiếp bầu ra, và không liên quan gì đến các bạn”.

Sau khi Tu chính án thứ mười bảy đi vào hoạt động, nó đã giảm bớt mối quan hệ ước chế – cân bằng giữa tiểu bang và liên bang, và trở thành một liên bang thuần túy đối với người dân. Do đó, vai trò của thượng nghị sĩ và dân biểu ngày nay là tương tự nhau, chỉ là số lượng và nhiệm kỳ là khác nhau. Tuy nhiên, thiết kế ban đầu của các vị cha lập quốc là cho phép cơ quan lập pháp của bang có thể ảnh hưởng đến Quốc hội, phản ánh nhu cầu và suy nghĩ của các bang, mục đích là có tác dụng ước chế – cân bằng đối với quốc hội.

Về vấn đề này, ông Skousen – Một Giáo sư, nhà văn kiêm diễn giả nổi tiếng thế giới cho biết, hy vọng rằng Tu chính án thứ mười bảy sẽ bị bãi bỏ trong tương lai và thiết kế công phu ban đầu của các vị cha lập quốc sẽ được khôi phục. Bởi vì lý Tu chính án thứ mười bảy được đưa ra là do một số bất thường về thủ tục, và một số rắc rối do tham nhũng gây nên. 

Bạn không thể vì điều này mà “lẫn lộn đầu đuôi”, vì chuyện nhỏ mà bỏ việc lớn, vì vậy Skousen nói rằng, sự xuất hiện của Tu chính án thứ mười bảy là một ví dụ về sự sai lệch so với Hiến pháp và xa rời thiết lập của các bậc cha ông, đồng thời cũng chứng minh rằng thế hệ con cháu đã lãng quên ý tưởng thiết kế ban đầu.

Việt Anh

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x