“Sáng được nghe Đạo, tối chết cũng cam lòng” rốt cuộc là cảnh giới nào?

22/10/20, 17:42 Cổ Học Tinh Hoa

Khổng Tử sau khi bái kiến Lão Tử lần thứ 4 đã nói: “Ta rốt cuộc cũng đắc đạo rồi”. Sau này, ông viết trong Luận ngữ: “Triêu văn đạo, tịch khả tử”, nghĩa là buổi sáng được nghe Đạo, tối chết cũng cam lòng. Vậy Khổng Tử đã nghe được “Đạo” gì? Vì sao ông lại trân quý Đạo ấy hơn cả sinh mệnh của mình?

Khổng Tử đến thỉnh giáo Lão Tử. (Ảnh qua Pinterest)

Trong cuộc đời Khổng Tử có 4 lần đến thỉnh giáo Lão Tử, lần nào cũng có nhiều thu hoạch quý báu. Năm Khổng Tử 17 tuổi, ông đến thăm Lão Tử lần đầu tiên, lúc ấy Lão Tử đang chủ trì một đám tang ở nước Lỗ, vì vậy ông đã học được các thủ tục, chi tiết của nghi lễ đám cưới và đám tang.

Khi Khổng tử 34 tuổi, ông đã có được một số thành tựu trong sự nghiệp của mình, lúc ấy ông đến thăm Lão Tử lần thứ 2 để hỏi về “lễ”. Vừa nhìn thấy vẻ tự mãn của Khổng Tử, Lão Tử đã dội một gáo nước lạnh: ”Lễ“ mà ngươi nói là của người chết lưu lại, đã lỗi thời… Người tài giỏi không để lộ tài năng, người quân tử thì luôn khiêm tốn giả khờ. Kiêu ngạo, dục vọng, làm ra vẻ, tự cao tự đại, những thứ này đối với ngươi không có ích lợi gì”. Khổng Tử sau khi trở về ba ngày không nói một lời, cho là Lão Tử giống như rồng vậy, sâu không lường được.

Lần thứ 3 Khổng Tử viếng thăm Lão Tử, hỏi về “nhân nghĩa”, Lão Tử nói: “Thiên địa nhật nguyệt đều theo quy luật mà vận hành. Ngươi hãy thuận theo tự nhiên mà làm, theo quy luật mà mạnh dạn hành sự, đây là tốt nhất. Ngươi vội vã khoe khoang nhân nghĩa, giống như gõ trống chơi trốn tìm, tiếng trống càng lớn phải chạy càng xa”. Khổng Tử sau khi trở về, bắt đầu nghiên cứu Kinh Dịch.

Trong ‘Trang Tử – Thiên vận’ có viết: “Khổng Tử đi du hành 51 năm mà chưa nghe được Đạo”. Khi Khổng Tử 51 tuổi, chưa lĩnh hội được đại đạo nên đến hỏi Lão Tử lần thứ 4. Lão Tử nói: “Đạo là không thể trình diễn cho con người xem, không thể đưa tặng cho con người, cũng không cách nào nói rõ, không thể truyền lại cho con người. Khi ngươi đối với Đạo có nhận biết chính xác rồi, thì Đạo sẽ lưu lại trong tâm ngươi; khi ngươi hành xử phù hợp với Đạo, thì Đạo sẽ ở trên thân ngươi mà thể hiện ra”.

Lão Tử cũng đề cập đến việc “du ngoạn với thần thái chân thật”: Đối với người có tu dưỡng cực cao thời cổ đại thì nhân nghĩa chẳng qua là mượn đường ở tạm mà thôi. Họ ngao du với một tâm thái tự do tự tại không gò bó, cuộc sống đơn giản thuần phác, không nợ người khác vật chất hay tình cảm, cũng không cho người khác vật chất hay tình cảm. Tiêu dao tự tại là vô vi, đơn giản thuần phác thì dễ sinh tồn; không mắc nợ người khác, cũng không cần hoàn trả.

Bậc đắc đạo thì tâm thái tiêu dạo tự tại, đơn giản thuần phác. (Ảnh qua kuaibao.qq.com)

Khổng Tử sau khi trở về, 3 tháng đóng cửa không bước ra ngoài, rốt cuộc đối với “Đạo” đã có nhận biết chính xác.

Lần thứ 5 ông đến bái kiến Lão Tử và nói: “Ta rốt cuộc đã đắc đạo rồi… đã quá lâu rồi, ta không có quan tâm đến sự biến hoá của vạn vật tự nhiên! Không quan tâm đến sự biến hoá của vật tự nhiên thì làm sao có thể dạy người khác được!” Lão Tử cao hứng nói: “Khổng Khâu đã đắc đạo rồi”. Như vậy có thể thấy, Khổng Tử cuối cùng cũng lĩnh ngộ được đại đạo là: “Đạo pháp tự nhiên”, “Đạo, khả đạo, phi thường đạo” .

Vậy sau khi nghe được đạo thì Khổng Tử như thế nào? Ông nói bản thân mình “là người quên ăn, vui quên sầu, không biết quá khứ và tương lai”. Lúc này Khổng Tử ngay cả trạng thái cuộc sống cơ bản của con người đều quên cả, quên ăn cơm, quên mất quá trình lão, tử của con người, trong lòng tràn đầy sự thù thắng vui sướng khi đắc đạo. Ông còn là một người bình thường sao? 

“Buổi sáng được nghe đạo, tối chết cũng cam lòng”. Không phải là người đã đắc đạo thì khó mà làm được. Rất nhiều người tu Phật tu Đạo, đã tu mấy chục năm, lúc sắp chết điều họ nghĩ tới không phải A Di Đà Phật, Lão Tử, mà trong đầu toàn là cổ phiếu, nhà lầu, xe hơi, vợ con,… lưu luyến rất nhiều thứ trong cuộc sống. Họ mặc dù đã nghe qua, cũng được học đạo rồi, nhưng họ căn bản không làm được đến “tịch khả tử”, bởi vì họ không có lĩnh ngộ chân chính về đại đạo.

Cũng có học giả dùng “quên mình vì nghĩa”, “tử vì đạo” để lý giải câu nói này. Nhưng hiện tại cái gọi là nghĩa, chân lý thì rất nhiều là giả, thậm chí là tà ác, rất nhiều người vì thế mà máu chảy đầu rơi, còn có phần tử khủng bố dùng thân mình ôm bom mà liều chết, thoạt nhìn thì cũng thấy “không sợ chết”. Nhưng thực ra, đó chỉ là sự bốc đồng nhất thời chứ không phải là biểu hiện của một người lý trí.

Kỳ thực, “Triêu văn đạo, tịch khả tử” là một loại cảnh giới của người tu luyện, khi tinh thần đã được hòa vào vũ trụ, thiên địa và tự nhiên. Hết thảy được mất nơi nhân thế, sự tồn vong của thân thể, đối với Khổng Tử đã không còn ràng buộc gì nữa, đã sớm không có khái niệm rồi. Nói cách khác, ông đã đạt đến Chân Nhân, một cảnh giới của Thần.

Hồng Liên

Theo secretchina.com

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

    Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

x