Kiếp trước thấy giết người không tố giác, kiếp này oan hồn đến đòi nợ
Nhiều người cho rằng im lặng trước cái ác thì không có tội, vì không phải do mình gây ra. Nhưng câu trả lời thật ra là có, nhất là những người bàng quan trước tội ác, bao biện cho những việc giết người hại mệnh, thì trước sau vẫn phải chịu quả báo như thường.
Có một câu chuyện kể rằng, vào triều đại Bắc Tống, một viên quan nọ tên là Trịnh Nghị Phu. Ông là một học giả của Viện Hàn Lâm, có một đứa cháu trai tên là Trịnh Quán. Phu nhân của Trịnh Quán là Lâm Thị, con gái của Lâm Tài Trung, một viên quan khác trong triều đại Bắc Tống.
Phu thê Trịnh Quán đã kết hôn được 4 năm, có 2 đứa con một nam một nữ, tình cảm giữa 2 người cực kì tốt.
Một năm nọ, Trịnh Quán và vợ có việc cần đến kinh thành phủ Khai Phong, vừa vặn sắp đến tết Nguyên Tiêu (ngày 15 tháng Giêng Âm lịch) nên họ cũng quyết định du ngoạn thêm vài ngày ở kinh thành.
Nhưng vào ngày thứ 14 của tháng Giêng Âm lịch, khi Trịnh Quán đến thăm Thượng Thanh cung, tình cờ chạm mặt với một người bạn, và người bạn đó có mời anh ta đi ăn. Ăn xong thì sắc trời cũng đã tối, Trịnh Quán vội vàng rời đi.
Lúc đó anh tình cờ nhìn vào những chiếc đèn lồng đang chuẩn bị cho ngày mai trên điện thờ, thì đột nhiên cảm thấy tinh thần bị đè nén, cảm giác tư tưởng bị ức chế, mê muội đi. Khi về đến nhà, thì hoàn toàn không còn ý thức, không ngừng ăn nói điên khùng.
Ngón tay của Trịnh Quán chỉ về khoảng không trước mặt, dường như thấy được gì đó rồi nói: “Đời trước tôi đã hạ độc người này, lúc đó có một vị nam tử bên cạnh đã nhìn thấy tôi lén lút bỏ thuốc độc, nhưng anh ta không nói ra, bao che cho tội ác của tôi, nam tử đó chính là thê tử của tôi trong đời này”.
Trịnh Quán kêu Lâm Thị tới. Sau khi Lâm Thị nghe xong những lời của Trịnh Quán thì dường như cũng đã nhớ lại kí ức trong đời trước. Hóa ra đó linh hồn của người bị đầu độc nhập lên thân của Trịnh Quán và buộc tội Lâm Thị nặng nề.
Lâm Thị nói: “Tôi không phải đồng mưu của kẻ giết anh, tại sao lại buộc tội tôi?”.
Oan hồn nói: “Vậy tại sao cô không nói với người khác?”
Kể từ đó trở đi, Trịnh Quán như điên như khùng, không ít lần đánh đập nhục mạ thê tử Lâm Thị, phu thê từ đó mà chia rẽ. Lâm Tài Trung biết được tình hình của con gái, liền đưa con trở về nhà. Tuy nhiên oan hồn kia vẫn không buông tha Lâm Thị, mỗi ngày đều đi theo cô.
Thời cổ đại, con người đều có đức tin vào Thần linh, cả Lâm Thị và Trịnh Quán đều biết rằng đây là chủ nợ của đời trước tới đòi nợ, thậm chí lấy mạng họ, không còn cách nào khác, chỉ có xuất gia làm tăng nhân, làm ni cô, hy vọng được Phật pháp bảo hộ.
Nhưng sau khi xuất gia, Trịnh Quán có lẽ đã không thật sự thành tâm hướng Phật, nên cuối cùng đã chết trong một ngôi chùa ở Vô Tích. Còn Lâm Thị sau khi xuất gia thì không xảy ra sự việc gì.
Đây là một câu chuyện điển hình về việc làm ác ở kiếp trước và bị trừng phạt ở kiếp này. Điều đáng chú ý là ở đời trước, Lâm Thị không hề tham gia vào vụ mưu sát, mà chỉ là người dưng vô cảm, lúc đó Lâm Thị đã không nghĩ cách đi cảnh báo cho người bị hại. Sau khi sự việc xảy ra cũng không đi tố giác kẻ đầu độc. Trên thực tế, đó là hành vi che giấu tội ác giết người của kẻ sát nhân. Mà trong pháp lý nhân quả báo ứng thì đương nhiên cũng là có tội.
Nguồn tài liệu: “Di Kiên Chí”
Chúc Di (Theo SOH)