Chính quyền TQ lợi dụng dịch bệnh để trục lợi? Người dân ra vào “không đưa tiền thì bị đánh”

16/07/20, 10:30 Trung Quốc

Viêm phổi Vũ Hán vẫn đang tiếp tục lan rộng ở Trung Quốc. Thị trấn Tây Hồng Môn, quận Đại Hưng, Bắc Kinh gần đây vì chính quyền thu phí ra vào mà đã gây ra một cuộc xung đột giữa cảnh sát và người dân. Một người dân thở dài nói: “mỗi người phải trả 30 nhân dân tệ phí ra vào (hơn 90 nghìn VND), nếu bạn không đưa tiền thì sẽ bị đánh. Cảnh sát này có ghê gớm không”.

Chính quyền TQ lợi dụng dịch bệnh để trục lợi? Người dân ra vào “không đưa tiền thì bị đánh”. (Ảnh: RFI)

Theo Ủy ban Y tế và Sức khỏe Bắc Kinh, tính đến nửa đêm ngày 12/7, vẫn còn 7 khu vực có nguy cơ dịch bệnh trung bình ở Bắc Kinh, bao gồm: Hoa Hương, phố Lô Câu kiều, phố Mã Gia Bảo, phố Tân Thôn ở quận Phong Đài; thị trấn Thanh Vân Điếm, Phố Hưng Phong và thị trấn Tây Hồng Môn ở quận Đại Hưng.

Trong đó, thị trấn Tây Hồng Môn ở quận Đại Hưng gần đây đã truyền ra rằng, vì dịch bệnh mà cảnh sát và người dân đã xảy ra một cuộc xung đột.

Theo thông tin mà cư dân mạng đưa lên, thị trấn Tây Hồng Môn ở quận Đại Hưng nằm trong khu vực có nguy cơ trung bình nên chính quyền Bắc Kinh đã quyết định đổi thẻ chứng nhận ra vào cho cư dân địa phương từ ngày 10 đến ngày 13/7, và mỗi người phải nộp 30 nhân dân tệ (NDT), nếu làm mất thẻ, thì phải bồi thường 100 NDT (hơn 300 ngàn VND) cho việc làm lại thẻ. Cư dân không có thẻ sẽ không thể về nhà hoặc đi ra ngoài.

Việc làm này đã dẫn đến sự kháng nghị của người dân địa phương. Dân làng cho rằng thu phí thẻ ra vào chính là chính quyền muốn cưỡng đoạt tiền của dân làm phí riêng. Một số người phàn nàn rằng, trên thực tế, những người bị nhiễm dịch chỉ cần nộp tiền thì vấn đề liền có thể được giải quyết êm thắm. Như vậy là đối với những người khỏe mạnh khác, mối nguy hiểm là vô cùng lớn. Do đó, một lượng lớn người dân đã đổ về các trạm kiểm soát để phản ánh tình hình cho phía chính quyền, kết quả là hai bên đã đụng độ với nhau.

Đoạn video được truyền ra vào ngày 13/7 cho thấy, nhiều người kháng nghị đã tập trung tại một con phố ở thị trấn Tây Hồng Môn, cảnh sát và người dân đã đụng độ với nhau, một người đã hét lên: “phí vào cổng mà 30 NDT, vào cổng 30 NDT”.

Ngoài ra còn có video cho thấy, cảnh sát và người dân đã xảy ra cuộc xung đột qua lại, trong đám đông có người hét lên: “Anh đang làm gì vậy? Chúng tôi bảo vệ quyền lợi của mình không được sao?” Một người đàn ông bị cảnh sát đánh ngã xuống đất và dân làng đã kêu lên thảm thiết “cứu với, cứu với, cứu với”. 

Trong một video khác, một người đàn ông hét lên: “Đánh người rồi”, “xảy ra đánh người rồi, xảy ra đánh người rồi”.

Trong video cũng có thể nghe thấy tiếng một người phụ nữ nói rằng: “Người gác cổng đòi tiền, mỗi người phải trả 30 NDT phí ra cổng. Nếu không đưa tiền thì bạn sẽ bị đánh! Cảnh sát này có ghê gớm không? Mỗi người phải đưa 30 NDT, không đưa 30 NDT thì không cho đi”.

Thị trấn Tây Hồng Môn, Bắc Kinh nằm ở phía Bắc của quận Đại Hưng, gần với chợ Tân Phát Địa, quận Phong Đài – trung tâm của đợt dịch bệnh lần này. Liên quan đến làn sóng dịch bệnh thứ hai ở Bắc Kinh, dữ liệu công bố chính thức cho thấy, có hơn 300 người bị nhiễm bệnh và không có ca tử vong. Nhưng ngoại giới nghi ngờ chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chắc chắn đã che giấu dịch bệnh, số ca nhiễm và tử vong khẳng định là lớn hơn nhiều so với dữ liệu do chính quyền công bố.

Cho đến tận bây giờ, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ vẫn không có báo cáo liên quan đến cuộc hỗn loạn này ở thị trấn Tây Hồng Môn, Bắc Kinh.

Tuy nhiên, sau khi tin tức được lan truyền ra ngoài, có cư dân mạng đã tức giận nói: “Đất nước này có thể bình thường chút được không?”; “vơ vét của cải là có đạo đức! Cướp bóc là hợp pháp!”; “coi mạng người như một trò trẻ con”; “lưu manh thổ phỉ, nhất định sẽ bị báo ứng”.

Cũng có cư dân mạng chỉ ra rằng, Trung Quốc đại lục dưới thời ĐCSTQ, người dân “thấy được những lời bịa đặt từ tin tức, thấy được sự không biết xấu hổ trong lịch sử, thấy được sự hủ bại từ các quan chức tham nhũng, thấy được bóng tối từ bộ máy tư pháp, nhìn thấy sự hèn nhát từ việc ngăn chặn ngôn luận; nhìn thấy sự chiến thắng từ các cuộc phản kháng”.

Minh Huy (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

x