31 năm sau sự kiện “Lục Tứ”, Trung Quốc vẫn là “kẻ thù số một của tự do báo chí”

04/06/20, 08:29 Trung Quốc

31 năm sau sự kiện “Lục Tứ” (thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989), Trung Quốc vẫn là “kẻ thù số một của tự do báo chí” với số lượng nhà báo bị giam giữ đứng đầu thế giới.

31 năm sau sự kiện “Lục Tứ”, Trung Quốc vẫn là “kẻ thù số một của tự do báo chí”. Trong ảnh: Một cô gái từ một trường đại học ở Thượng Hải đang đọc “4 yêu cầu” trước chính quyền thành phố vào thời điểm xảy ra sự kiện. (Ảnh: Twitter)

Nhân dịp kỷ niệm 31 năm sự kiện “Lục Tứ”, vào ngày 2/6, tổ chức Phóng viên không biên giới đã tuyên bố rằng, tự do báo chí vốn được bảo vệ bởi Điều 35 của Hiến pháp Trung Quốc và cũng là một trong những yêu cầu chính của hoạt động kháng nghị ở Thiên An Môn ngày 4/6/1989, sau 31 năm, ĐCSTQ vẫn tiếp tục miệt thị tự do báo chí và mở rộng hành vi áp bức này tới các khu vực khác trên thế giới, tiến hành công kích tự do báo chí trên trường quốc tế. Do đó, “Trung Quốc vẫn là kẻ thù số một của tự do báo chí”.

Bởi vậy, Trung Quốc chỉ đứng thứ 177 trên tổng số 180 quốc gia trong bảng xếp hạng tự do báo chí thế giới do Tổ chức phóng viên không biên giới công bố năm 2020, đứng thứ ba từ dưới lên. Tại Trung Quốc có ít nhất 113 nhà báo bị giam giữ, và là quốc gia có số lượng nhà báo bị giam giữ nhiều nhất trên thế giới.

Ông Cédric Alviani, giám đốc điều hành văn phòng Đông Á của tổ chức phóng viên không biên giới đã chỉ ra: “31 năm trước, hàng ngàn người biểu tình đã bị tàn sát vì kháng nghị yêu cầu các quyền tự do cơ bản trong đó bao gồm cả quyền tự do báo chí”, “Nếu bạn không dùng thêm lực lượng để chống lại mô hình chuyên chế của Trung Quốc, thì không chỉ những người biểu tình Thiên An Môn sẽ chết một cách vô ích, mà các báo cáo tin tức độc lập cũng sẽ dần bị những tuyên truyền kiểu Trung Quốc thay thế, nền dân chủ cũng sẽ bị suy thoái”.

Tổ chức Phóng viên không biên giới nói rằng, chính phủ Trung Quốc gần đây đã lợi dụng tình hình dịch bệnh virus corona mới để tăng cường hơn nữa việc kiểm soát của mình đối với các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. 6 nhà báo đã bị bắt giữ và gần 900 nhà báo công dân khác đã bị truy bắt vì chia sẻ thông tin về virus. Những biện pháp này đã giúp củng cố chế độ chuyên chế và kiểm soát mạng, tiến thêm một bước nữa để áp chế tự do báo chí.

Tổ chức phóng viên không biên giới cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc cũng đang mở rộng hành vi áp bức này tới các khu vực khác trên thế giới, và tiến hành công kích tự do báo chí trên trường quốc tế. 

Tổ chức này vào năm ngoái đã công bố một báo cáo điều tra tên là “Trung Quốc theo đuổi trật tự truyền thông thế giới mới” (China’s Pursuit of New World Media Order), báo cáo cho rằng Trung Quốc đang cố gắng kiểm soát thông tin ở nước ngoài, thủ đoạn bao gồm việc quảng bá hiện đại hóa truyền hình quốc tế, mua quảng cáo, sách nhiễu trên quy mô lớn, đe dọa và quấy rối đối với các kênh truyền thông quốc tế.

Tổ chức phóng viên không biên giới kêu gọi các quốc gia dân chủ trên thế giới đoàn kết và cùng nhau bảo vệ tự do báo chí.

Minh Huy (Theo Bannedbook)

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

x